[MINH HUỆ 24-12-2023] Trong khi học thuộc Pháp đến phần “Tâm tật đố” trong Chuyển Pháp Luân, tôi đã ngộ ra rằng mình phải buông bỏ tâm tật đố. Để thể ngộ sâu sắc hơn về nó, tôi đã dành ra hai ngày học thuộc phần này. Sư phụ Lý, Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, đã an bài để giúp tôi đề cao ngay lập tức.

Tôi sống cùng với người mẹ đã 88 tuổi. Một hôm, em dâu tôi quay trở về từ ngoại ô thành phố. Chồng em ấy, cũng là em trai tôi, đã nhờ em ấy đến chăm sóc mẹ tôi một vài ngày để thể hiện chút lòng hiếu thảo. Tôi đã tưởng rằng mình có thể thoải mái được một vài ngày.

Em dâu đến ở nhà tôi. Trái với mong đợi của tôi, em ấy không thức dậy trước 10 giờ sáng. Em ấy bị bệnh đường huyết cao và kiêng rất nhiều món ăn, không thể ăn được đồ ăn của chúng tôi. Tôi phải nấu ăn riêng cho em ấy. Thay vì được thoải mái, có em ấy ở nhà thì tôi phải làm thêm việc. Trên bề mặt thì tôi nhẫn chịu việc này nhưng lại cảm thấy rất bất bình. Em ấy cứ như đang nghỉ dưỡng ở đây hơn là chăm sóc mẹ của tôi. Sau khi nhẫn chịu được vài ngày, tôi không chịu nổi nữa và than phiền với mẹ. Mẹ tôi hiểu tôi nhưng lại sợ phải phê bình con dâu của mình. Bà ấy chỉ khuyên tôi nhẫn chịu. Tâm tôi xao động hết một vài ngày.

Một hôm tôi đột nhiên nghĩ: chẳng phải đây là biểu hiện của tâm tật đố hay sao? Sư phụ đã dạy chúng ta rằng:

“Kẻ ác do tâm tật đố sai khiến, ích kỷ, nóng giận, mà tự thấy bất công. Người Thiện thường trong tâm từ bi, không oán, không hận, lấy khổ làm vui. Bậc Giác Giả không có tâm chấp trước, tĩnh nhìn thế nhân đang lấy điều huyễn hoặc làm cõi mê.” (Cảnh giới, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi có vui không? Thay vào đó, tôi cảm thấy mình đang chịu khổ. Sau khi tu luyện nhiều năm như vậy rồi, tôi vẫn còn ở tầng thứ của một kẻ ác.

Tôi đột nhiên hiểu ra vì sao một người không thể đến viên mãn khi tâm tật đố chưa được vứt bỏ. Làm sao họ có thế đắc chính quả với cảnh giới của một kẻ ác được đây?

Sư phụ đã giảng:

“Có một quy định, rằng trong tu luyện nếu người ta không vứt bỏ được tâm tật đố thì không đắc chính quả, tuyệt đối không đắc chính quả.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)

Tôi tự nhủ phải tu Thiện và lấy khổ làm vui. Tôi nhắc nhở bản thân rằng không có gì là ngẫu nhiên và không có gì xảy ra với một người tu luyện là ngẫu nhiên. Tôi tự nhủ rằng Sư phụ nhìn thấy tâm chấp trước của tôi và đã an bài cho em dâu đến giúp tôi đề cao tâm tính. Tôi không thể nào lại bỏ lỡ cơ hội ấy được. Mặc dù tự nhủ như thế và tôi cũng nghĩ trong tâm như vậy nhưng những tư tưởng xấu cứ nổi lên. Tôi ức chế chúng xuống và chúng lại nổi lên. Tôi không thể ức chế chúng, cứ ức chế chúng thì chúng lại nổi lên hết lần này đến lần khác. Tâm tôi thực sự cảm thấy bất an. Tâm chấp trước quả thực là một dạng tồn tại vật chất.

Vì thế, tôi liên tục nhẩm đọc bài “Cảnh giới” (Tinh Tấn Yếu Chỉ) của Sư phụ. Tôi tự nhủ rằng lý của con người là phản lý, còn tôi là một người tu luyện nên phải hành xử theo tiêu chuẩn của người tu luyện, không được suy xét sự việc dựa trên tiêu chuẩn người thường. Dần dần, những suy nghĩ xấu ngừng nổi lên.

Khi tôi học Pháp, tôi đọc được đoạn:

“Nhất cử tứ đắc.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Tôi nghĩ rằng chỉ nhẫn chịu hành vi của em dâu là chưa đủ. Tôi phải cảm ơn em ấy. Ban đầu tôi đã không thể làm được điều này. Tôi đã ép bản thân mình phải cảm ơn em ấy từ trong tâm, phải cảm ơn em ấy. Không có lối cư xử của em dâu, tâm tật đố của tôi sẽ không bị phơi bày rõ rệt như thế. Sư phụ hẳn đã thấy rằng tôi đang thực tu nên đã gỡ bỏ những vật chất xấu cho tôi. Bây giờ tôi cảm thấy hòa ái khi nhìn em dâu và tâm tôi không còn bất ổn nữa. Thay vào đó, tôi nghĩ: thật không dễ dàng cho ai trong chúng tôi, cứ để em ấy nghỉ ngơi vài ngày.

Khi tôi học Pháp và hướng nội sâu hơn, tôi nhận ra rằng đằng sau tâm lý mất cân bằng này là tâm chấp trước vào lợi ích, truy cầu được mất, thích khen tụng, hiển thị, chứng thực bản thân, tâm tranh đấu, văn hóa Đảng và còn nhiều yếu tố khác nữa.

Từ tận đáy lòng tôi cảm ơn Sư phụ vì sự an bài cẩn mật của Ngài. Trong quá khứ tôi đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội và thực sự cảm thấy hổ thẹn vì điều đó. Sư phụ đã phải lao tâm khổ tứ nhiều hơn vì tôi do ngộ tính của tôi vẫn còn quá kém sau khi đã tu luyện nhiều năm như thế. Tôi sẽ chuyên tâm học Pháp để tiến về phía trước, thực tu trong tâm, tu luyện tinh tấn và theo Sư phụ về nhà.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/12/24/469610.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/29/214499.html

Đăng ngày 14-02-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share