Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-10-2023] Mấy ngày qua, tôi nhận thấy con gái không còn mê đắm vào điện thoại như trước nữa. Hiện giờ, cháu chỉ dùng điện thoại để tra bài tập, gửi bài tập, hoặc lúc làm bài tập mệt mỏi rồi thì xem một chút, có khi thậm chí còn không muốn xem điện thoại

Trước đây, cháu không như vậy. Con gái tôi năm nay lên lớp 4. Hồi còn nhỏ, khi cháu đi nhà trẻ, tôi không cho cháu chơi điện thoại. Khi ấy, cháu thích đọc sách, đọc thuộc các bài thơ cổ. Cháu thường cùng tôi học Pháp, học thuộc Hồng Ngâm. Khi học lớp 1, cháu đã đọc Chuyển Pháp Luân rất lưu loát. Bắt đầu từ lớp học trực tuyến trong mùa dịch, ngày nào tôi cũng bận rộn công tác hoặc ra ngoài cứu người, cháu ở nhà một mình, tôi không quản được nên cháu bắt đầu chơi điện thoại. Ban đầu, cháu nói chuyện với các bạn cùng lớp, sau đó thì xem các loại phim ngắn dành cho trẻ em, càng xem cháu càng mê mẩn, nhắc nhở không được, nói cũng không nghe, chỉ cần không học cháu liền ôm điện thoại, không chịu chơi các đồ chơi khác, sách cũng chẳng đọc. Tôi biết rõ sự nguy hiểm của điện thoại di động, sợ rằng những thứ bất hảo trên mạng gây độc hại cho con, nhưng lại cảm thấy lực bất tòng tâm.

Không chỉ là xem những bộ phim ngắn, năm nay anh họ cháu còn tải một trò chơi cho trẻ em về điện thoại di động của bà ngoại cháu. Cháu càng chơi lại càng nghiện. Trong toàn bộ kỳ nghỉ hè và kỳ nghỉ 8 ngày vào đầu tháng 10 năm nay, chỉ cần không phải làm bài tập, cháu sẽ năn nỉ xin đến nhà bà ngoại. Trong lúc ăn cháu cũng chơi một chút, một khi chơi là không thể dừng lại, cơm không buồn ăn, bài tập sai cũng không buồn sửa, phải chơi đến kết thúc mới tắt máy, buổi tối ở nhà bà ngoại cháu thường chơi đến tận khuya. Tôi biết rõ sự nguy hiểm của việc chơi điện tử, cũng biết rõ nghiện chơi điện tử thì sẽ thế nào, nhưng dù tôi có nói gì cũng không có tác dụng, buộc cháu bỏ điện thoại xuống cũng không xong, thậm chí cưỡng chế lấy điện thoại cũng không được. Tôi thường vì chiếc điện thoại mà đối kháng với cháu, nhưng lại luôn không có cách nào xử lý.

Gần đây, Sư phụ liên tục công bố những bài kinh văn mới, Ban Biên tập Minh Huệ cũng thường xuyên đăng bài. Sư phụ đã chỉ ra:

“nhân tâm, nhân niệm, nhân tình” (Tránh xa hiểm ác)

Điều này đã dẫn đến sự giao lưu trao đổi giữa các đồng tu, rất nhiều đồng tu cũng đối chiếu tự mình hướng nội tìm. Một ngày nọ, tôi cứ liên tục nghĩ đến cụm từ “nhân tâm”, “nhân niệm”, “nhân tình”. Chẳng phải “nhân niệm” chính là những quan niệm con người sao? Một người tu luyện kể từ ngày bước vào tu luyện Đại Pháp thì đã không còn là người thường nữa, vậy nên cần bước ra khỏi con người, không nên dùng quan niệm của con người để nhìn nhận vấn đề, mà đều cần dùng chính niệm của người tu luyện. Tại sao tôi tu luyện đã hơn 20 năm nhưng vẫn xem xét vấn đề bằng quan niệm của con người? Cân nhắc vấn đề, suy xét vấn đề vẫn là từ “quan niệm của con người”? Chẳng hạn đối với vấn đề điện thoại nói trên, tôi coi điện thoại là “quái thú”, không muốn cho con tôi chạm vào chúng, không muốn cho con tiếp xúc với chúng, sợ rằng điện thoại sẽ đầu độc con tôi. Rút cuộc là tôi càng lo lắng thì lại càng phản tác dụng, càng cố quản lại càng quản không được, càng quản không được lại càng lo lắng, cư xử với con gái càng lúc càng tồi tệ. Mỗi ngày tôi mở miệng ra đều là đe dọa cháu “điện thoại, trò chơi điện tử sẽ hủy hoại con”, không kiên nhẫn cũng không từ bi, khiến con gái tôi không những không nghe mà còn thường nổi giận với tôi.

Một hôm, tôi đột nhiên nghĩ: “Có phải mình đã quá coi trọng điện thoại, quá coi trọng sự nguy hại của nó, đã đưa nó lên quá cao không?” Bởi vì tôi biết rõ điện thoại là phát minh của người ngoài hành tinh, là để hủy diệt nhân loại. Hiện nay cuộc sống nơi đâu cũng đều gắn liền với điện thoại di động, người người đều dùng điện thoại không rời, người người đều bị điện thoại di động khống chế. Chưa kể đến tác hại của điện thoại di động đối với trẻ em và học sinh, mà giáo viên, phụ huynh và nhà trường cũng không thể làm gì với nó. Vì điện thoại di động, ngay cả giao tiếp bình thường và các hoạt động bình thường của con người cũng không có nữa, đó là một vấn đề mà con người không thể giải quyết. Nhưng Đại Pháp là toàn năng, vậy làm sao tôi có thể coi vấn đề điện thoại di động lớn đến vậy? Đó chẳng phải là đã nâng nó lên quá cao sao? Trước Đại Pháp nó tính là gì chứ? Không có gì mà Đại Pháp không giải quyết nổi.

Còn về vấn đề giáo dục con cái, tôi không quan tâm nhiều đến điểm số của con, nhận thức rằng tương lai và số phận của con đã được an bài, liền đem việc này tương đối coi nhẹ, tùy kỳ tự nhiên. Tôi luôn bận rộn với công việc của mình, tham gia học Pháp nhóm vào buổi tối, và ra ngoài vào cuối tuần để giảng chân tướng, cứu người. Do đó sự quan tâm đến con là khá ít, vấn đề điện thoại nói con không nghe, cũng không thể lúc nào cũng nổi giận với con, nên cũng đành không có cách nào. Một ngày nọ, tôi đột nhiên nhận ra, suy nghĩ này của tôi không đúng: tùy kỳ tự nhiên không phải là buông xuôi với con, con cái xuất hiện vấn đề cũng không có cách nào xử lý, đó chính là cách làm vô trách nhiệm, đó không phải là chính niệm của người tu luyện. Tôi cần có trách nhiệm với sự trưởng thành của con, bởi vì con là vì đắc Pháp mà tới, là vì đắc độ mà đến, tôi có mang trách nhiệm và nghĩa vụ đối với tiểu đệ tử Đại Pháp. Đây là trách nhiệm của tôi với tư cách là một đệ tử Đại Pháp, chứ không chỉ là mẹ của cháu.

Sau khi minh bạch vấn đề này, tối hôm đó vừa hay là buổi học Pháp nhóm, tôi bèn bảo con gái đi đến nhóm học Pháp cùng tôi, nhưng cháu không chịu đi vì còn đang chơi điện tử. Thái độ của tôi hôm đó rất nghiêm khắc và cương quyết, không thể lại mặc kệ cháu muốn chơi thì chơi, đây không phải là nhẫn của người tu luyện, mà là phóng túng ma tính. Khi cháu thấy tôi cứng rắn như vậy thì đành phải hết sức miễn cưỡng đi cùng, sau khi đi cũng không còn khó chịu nữa, giống như là biến thành một người khác, cùng mọi người đọc Pháp rất trôi chảy.

Kể từ hôm đó, con gái tôi đã dần thay đổi, càng lúc càng bớt nghiện điện thoại di động. Trước đây cháu vào nhà vệ sinh cũng chơi điện thoại, trên đường về nhà cũng muốn xem điện thoại. Hiện tại cháu vào nhà vệ sinh cầm theo một quyển sách, cũng không còn cần điện thoại nữa, giữa trưa cháu không còn nháo đòi đến nhà bà ngoại nữa. Ngay cả khi học mệt mà chơi một lúc cũng có thể nhanh chóng buông điện thoại xuống.

Từ khi tôi chuyển biến quan niệm, thái độ của tôi đối với con cũng thay đổi. Tôi nói chuyện với con nhẹ nhàng bằng giọng điệu bàn bạc và đề xuất, con gái tôi ngược lại đã vâng lời hơn, có lúc còn biểu hiện vô cùng hiểu chuyện, rất nhiều việc không cần tôi phải lo lắng, so với trước kia thực sự là khác biệt một trời một vực.

Tôi biết chính là quan niệm của tôi thay đổi, Sư phụ đã thanh lý những thứ bất hảo cho tôi. Đại Pháp là toàn năng, nếu chúng ta gặp phải những vấn đề nan giải là đã đến lúc chúng ta cần phải chuyển biến quan niệm của mình.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/10/18/467137.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/19/214372.html

Đăng ngày 16-02-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share