Bài viết của Nhất Ngôn
[MINH HUỆ 25-03-2012] Gần đây một đồng tu đã nói rằng chủ đề Vương Lập Quân và Bạc Hy Lai đang rất nóng, và đồng nghiệp của anh tất cả đều đang nói về nó. Sau khi về nhà, anh ấy đọc một vài bài báo trên tờ Epoch Times, và kết quả là, tin tức khuấy đảo trí tưởng tượng của anh, và anh không thể tĩnh lại để tập công.
Sau khi tập công, anh nhận ra rằng anh đã bị can nhiễu. Tĩnh tâm hướng nội, anh thấy tâm hoan hỷ: anh cảm thấy vui mừng rằng hai kẻ tội phạm không bao lâu sẽ bị trừng phạt. Anh cũng tìm thấy chấp trước yêu/ ghét, cũng như tâm tranh đấu. Cuộc đấu đá trong nội bộ ĐCSTQ gợi tính tò mò, và anh cũng nhận ra chấp trước phụ thuộc vào người thường, nghĩ rằng Thủ tướng có lương tâm, và hy vọng rằng Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo sẽ giải quyết phe phái của Giang Trạch Dân. Học viên này cảm thấy sốc với những gì anh tìm thấy. Những chấp trước người thường này thật xa rời con đường tu luyện của chúng ta. Nếu thêm nhiều đệ tử nghĩ như vậy, cựu thế lực sẽ làm cho Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo biến thành tệ, và sẽ làm cho tình hình trở nên xấu.
Với vệ tinh Châu Á Thái Bình Dương và Vệ tinh thứ 5 của Hàn Quốc phát sóng đài Tân Đường Nhân vào Trung Quốc, hầu hết các vùng miền ở Trung Quốc ngày nay đều có thể bắt được kênh Tân Đường Nhân một cách ổn định. Đây là một điều tốt. Nhưng một vài đệ tử đã hình thành một trạng thái không đúng đắn, trở nên quá chấp trước vào việc xem tin tức của Tân Đường Nhân, tìm kiếm tin tức của người thường, và không tận dụng những chuyển biến xã hội này làm tư liệu để giảng chân tướng tiếp cho con người và cứu độ chúng sinh. Thậm chí vài học viên trong quỹ thời gian ngắn ít ỏi khi học Pháp nhóm và phát chính niệm, do tâm hiếu kỳ, còn sa đà vào thảo luận về việc thay đổi nhân sự của các quan chức ĐCSTQ hay tà đảng sẽ thay đổi ra sao. Họ không chia sẻ một cách lý tính và từ bi xem liệu chúng ta nên thu thập thông tin này thế nào mà dùng cho việc cứu độ con người.
Những lời của học viên này khiến tôi nghĩ rằng có lẽ đây là vấn đề mà chúng ta cần kịp thời nhắc nhở các đồng tu. Nếu không ai động khi thiên tượng biến chuyển, thì việc thiên tượng thay đổi cũng không hoàn thành được. Nhưng nếu chấp trước nhân tâm của đệ tử Đại Pháp quá mạnh, cựu thế lực có thể đẩy hoàn cảnh theo hướng tiêu cực.
Hãy nhớ lại những ngày đầu, Thủ tướng [Chu Dung Cơ] đã phản đối bức hại như thế nào, nhưng do chúng ta có chấp trước phụ thuộc vào ông, cựu thế lực đã đẩy ông sang phía đối lập phải không? Năm 2005, Giang Trạch Dân thoái vị, nhưng do quá nhiều học viên chấp trước vào giới lãnh đạo mới, cựu thế lực đã an bài để hầu như toàn bộ ủy viên Bộ chính trị đều là người theo phe Giang Trạch Dân. Việc tương tự đã xảy ra với Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc, Thế vận hội Bắc Kinh… Trong hơn 12 năm qua, chúng ta đã có quá nhiều bài học về việc chấp trước của chúng ta đã dẫn đến hậu quả tiêu cực như thế nào.
Trong số bốn nhân vật mà Pháp Luân Công đòi đưa ra công lý có kẻ chủ mưu Giang Trạch Dân, La Cán, Lưu Kinh và Chu Vĩnh Khang. Giang đã chết thực vật, và những kẻ còn lại như Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang chắc chắn sẽ mất chức, bởi vì họ đã ngập scandal đến tận cổ với một danh sách dài các tội ác. Lẽ ra họ đã phải bị hạ bệ từ lâu rồi, như một phần của thiên tượng thay đổi, và việc đó là điều tất yếu của quá trình Chính Pháp. Chân tướng về “Vụ tự thiêu Thiên An Môn”, “Pháp Luân Công không cho phép học viên uống thuốc”, “cáo buộc về 1400 vụ tử vong”, “cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 04”, và việc bao nhiêu học viên Pháp Luân Công cùng thân nhân đã chịu sự ngược đãi tàn bạo, nhưng bất chấp khổ nạn, họ vẫn giảng chân tướng cho mọi người với tâm từ bi, giúp thêm ngày càng nhiều người có được tương lai, cũng cần được truyền rộng.
Đây là những điều tốt, có lợi cho sự ổn định xã hội, có lợi cho tương lai của Trung Quốc. Nếu bè lũ Giang Trạch Dân tiếp tục nắm quyền, họ sẽ lo sợ phải đối mặt với công lý, và do đó, họ sẽ cố hết sức tiếp tục cuộc bức hại. Trong trường hợp đó, tất cả mọi người, kể cả những ai không muốn bức hại Pháp Luân Công, cũng sẽ bị ép buộc phải tham gia vào cuộc bức hại, nhận lấy nghiệp và kết quả là phải gánh chịu trách nhiệm. Những người không muốn tham gia bức hại, không muốn bị ép buộc phải tham gia, nhưng họ có đủ đức độ và lòng dũng cảm để kháng lại không? Đó là câu hỏi lịch sử mà người thường cần nghĩ tới. Cùng lúc đó, là đệ tử Đại Pháp, các học viên chúng ta không nên nghĩ về việc những kẻ hành ác bị hạ bệ với tình cảm, quan niệm, chấp trước và truy cầu người thường, nếu không chúng ta sẽ nhận lấy hậu quả tiêu cực, chứ không phải là tích cực. Những sai lầm đã lặp đi lặp lại không nên tái diễn.
Một vài học viên có thể hỏi, vậy chúng ta nên giữ thái độ nào đây? Tôi ngộ ra rằng chúng ta nên cẩn trọng làm ba việc thật tốt, và không coi bản thân như người thường. Chúng ta nên nghĩ từ quan điểm Chính Pháp của Sư phụ, nhìn con người và thế sự với tâm thái bình ổn, tĩnh lặng, bất động, từ bi và vô chấp trước. Chúng ta không nên quá chấp vào bất kỳ biến động xã hội nào, mà sử dụng chúng thật tốt để cứu độ thêm chúng sinh. Chúng ta không bao giờ nên như một người thường mà đọc tờ Đại Kỷ Nguyên (Epoch Times). Chúng ta đang quyết định chiều hướng của tình hình, và cần phải đứng ở ngoài mà làm điều đúng đắn. Vô chấp, vô cầu thì khi đó chúng ta đang đứng bên trên hiện trạng của xã hội. Chúng ta cần phải duy trì lý trí của những người đang trợ Sư Chính Pháp.
Những đệ tử chân tu chúng ta cần nhớ lời giảng của Sư phụ:
“Xã hội nhân lại là nơi tốt cho tu luyện; là vì những thứ hội tụ hết thảy nơi đây đều động đến chấp trước của con người; vì thế mà [nếu] có thể xuất lai, dứt trừ hết thảy chấp trước đối với xã hội nhân loại, mới là vĩ đại, mới có thể viên mãn.” (“Không Chính trị”, Tinh tấn yếu chỉ II)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/3/25/面对世间纷乱-无执无求-254667.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/3/27/132419.html#.T3LWYNnlYnc
Đăng ngày 2-4-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.