Bài viết của Ninh Giản
[MINH HUỆ 25-02-2012] Cứ gần đến ngày 13 tháng 05 hàng năm, các học viên lại nộp các bài viết chi tiết về những câu chuyện đáng chú ý của họ. Tôi cảm thấy rằng những bài viết được đăng trong hai năm qua đều đặc biệt có uy lực trong việc giảng chân tướng. Các học viên ở khắp Trung Quốc với ngôn từ đơn giản, đã thuật lại những câu chuyện có thực và sống động từ nhiều góc nhìn khác nhau. Những trải nghiệm của họ đã chứng thực một cách rõ ràng rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt. Những câu chuyện của họ đã thức tỉnh người dân trên toàn thế giới và khiến kẻ ác khiếp sợ. Họ cũng giúp những họ viên bị tụt lại trong quá trình tu luyện hồi tưởng lại việc họ đã đắc Pháp như thế nào và trở lại tinh tấn trong tu luyện. Những câu chuyện này cũng lôi cuốn những người đã biết sự thật gửi bài viết của chính mình. Trong thời gian đó, đặc vụ Trung Cộng đã liên tục tấn công website Minh Huệ (phiên bản Hán Ngữ). Hiển nhiên những bài viết của đệ tử Đại Pháp đã động chạm đến khí lực của tà ác. Thứ tà ác lo sợ nhất chính là việc con người biết được Đại Pháp là tốt.
Lời kêu gọi viết bài của năm nay đã bắt đầu, và tôi muốn chia sẻ một số ý kiến với các bạn đồng tu liên quan đến những chủ đề của bài viết và việc lựa chọn tình tiết. Hãy mở mang thêm những hiểu biết của chúng ta, để chúng ta có thể viết được những bài có chất lượng tốt và chỉnh thể đạt được kết quả tốt
1. Đối tượng độc giả của chúng ta là những người bình thường
Những bài viết được đăng trong sự kiện ngày 13 tháng 05 hằng năm đều tập trung vào việc giảng chân tướng cho người dân, Do đó, chúng ta phải khai thác chủ đề theo cách mà con người thế gian có thể hiểu và phải nhắm vào tâm họ. Các bài viết cần kể lại những trải nghiệm của chúng ta, cũng như của những người xung quanh chúng ta, kể cả những sự kiện lịch sử… Mục đích chính là giúp họ có thể biết được những lợi ích của Đại Pháp.
Về ngôn ngữ, văn phong và nội dung, chúng ta cần tránh nói ở mức độ quá cao hay chỉ hướng tới các đồng tu trong khi lại không quan tâm đến độc giả. Trong cùng một bài viết, chúng ta có thể chia sẻ kinh nghiệm với các đồng tu và cũng có thể nói một vài điều với những độc giả là con người thế gian
Hãy tưởng tượng rằng có một độc giả đang ngồi ngay trước mặt chúng ta. Chúng ta nên viết bài theo cách mà ông/bà ấy có thể hiểu và cảm kích.
2. Chọn chủ đề
Vậy phương diện đề tài nào mà chúng ta nên chọn? Tôi xin được tham khảo những bài viết mà tôi đã đọc trên website Minh Huệ.
(1) Những câu chuyện về thời Đại Pháp được phổ truyền trên toàn thế giới.
Có nhiều bài viết được đăng vào khoảng ngày 13 tháng 05 trong hai năm 2010 và 2010 có nội dung về những trải nghiệm của học viên. Nội dung của bài là về việc họ đắc Pháp như thế nào, cùng với những trải nghiệm liên quan đến chữa bệnh khỏe người, và nâng cao đạo đức. Cũng có những câu chuyện về thời Sư Phụ giảng Pháp, lịch sử huy hoàng về phổ truyền Đại Pháp trên toàn thế giới, hay các báo cáo của phương tiện truyền thông tại thời điểm đó…
Chúng ta nên viết bài có càng nhiều thông tin và càng chi tiết càng tốt.
Lấy ví dụ, có một câu chuyện ngắn có tựa đề “Những ngày đầu ở Trung Quốc: Một người bán hàng ăn biết về Pháp Luân Công”
(https://en.minghui.org/html/articles/2010/5/18/117151.html) kể về hồi năm 1992, khi các học viên ở tỉnh Sơn Đông tổ chức lớp học Pháp ở một phòng học đi mượn như thế nào. Câu chuyện kể về một người bán hàng đi thu tiền trong mỗi bữa trưa. Ban đầu người bán hàng thường đếm tiền cẩn thận, nhưng cuối cùng ông chỉ việc đưa bánh bao, còn hộp đựng tiền thì được đặt ở giữa sân, mà vẫn biết số tiền thu được từ học viên là hoàn toàn chính xác, và ông không cần phải đếm lại. Từ sự biểu lộ tâm thái của một người bình thường, mọi người đọc câu chuyện này sẽ biết về tính trung thực của học viên Đại Pháp. Tất cả đệ tử Đại Pháp đều biết những câu chuyện này, nhưng những độc giả bình thường có thể sẽ ngạc nhiên và phải suy nghĩ.
Một ví dụ khác như “Chứng kiến Sư Phụ giảng Pháp trong những năm đầu ở Trường Xuân – Ống sắt rơi vào đầu tôi” (https://vn.minghui.org/news/17333-chung-kien-su-phu-giang-phap-trong-nhung-nam-dau-o-truong-xuan-ong-sat-roi-vao-dau-toi.html), đây là câu chuyện về một học viên lớn tuổi. Bà đã tham dự khóa giảng Pháp đầu tiên của Sư Phụ. Bà là người được nhắc tới trong cuốn Chuyển Pháp Luân, người đã bị một ống sắt từ một tòa nhà cao tầng rơi vào đầu mà không hề hấn gì. Tác giả đã kể lại trải nghiệm của bà trong bài viết:”Nhà tôi gần một công trường. Một hôm khi tôi đi ngang qua đó, một ống sắt đột nhiên rơi từ trên cao xuống đúng đầu tôi. Nó va vào đầu tôi rồi cắm dựng đứng xuống đất ngay bên cạnh tôi. Đầu tôi hơi bị lõm, nhưng không hề bị chảy máu hay thấy đau. Tôi đã nói “Ai vỗ đầu tôi thế?” Khi tôi quay lại, tôi thấy một Pháp Luân màu trắng đang quay và bay lên cao! Tôi đã thực sự tin rằng môn tập luyện này quá là tốt.”
Khi tác giả viết bài chia sẻ kinh nghiệm vào năm 2010, bà đã 81 tuổi. Bà nói trong đoạn cuối bài: “Tôi rất mạnh khỏe và đang chờ đợi Sư phụ trở về. Tôi muốn là một nhân chứng cho Sư phụ, vì tất cả những gì tôi nói đều là sự thật. Tôi là một nhân chứng sống.”
Thêm hai ví dụ như “Pháp Luân Đại Pháp đã ban cho tôi một cuộc sống mới” (https://en.minghui.org/html/articles/2010/5/20/117209.html) và “Sau khi tập các bài công chỉ trong một giờ, những bệnh hiểm nghèo của tôi đã biến mất” (https://en.minghui.org/html/articles/2010/5/18/117148.html), là những câu chuyện về chữa bệnh khỏe người. Hai tác giả có sự cách biệt về tuổi tác, và họ đều kể lại những kinh nghiệm của mình theo cách riêng. Người học viên lớn tuổi thì nhớ lại cuộc trò chuyện của bà với các con, trong khi cô y tá trẻ lại liệt kê tên và bệnh lý của từng bệnh. Tính chân thật và vẻ thuần kiết của các học viên đều được phản ánh trong bài viết. Hai câu chuyện tuy không được thuật lại cùng một cách, nhưng cả hai đều chi tiết và đáng tin cậy.
(2) Những câu chuyện về chứng thực Pháp trong cuộc bức hại kéo dài hơn 13 năm
Như đã đề cập trong thông báo kêu gọi viết bài của Minh Huệ, mỗi học viên đều đã trải nghiệm rất nhiều điều trong 13 năm qua. Vậy làm cách nào chúng ta có thể giúp con người thế gian hiểu được tại sao các học viên lại kiên định tu Đại Pháp và giảng chân tướng trong nhiều năm dù bị bức hại? Chúng ta giải quyết câu này như thế nào? Đôi khi một hay hai ví dụ cụ thể là rất thuyết phục. Đây là quá trình giảng chân tướng có chiều sâu bằng trí huệ của chúng ta. Khi người dân thực sự hiểu và hỗ trợ chúng ta, có nghĩa là họ đã hiểu rõ sự thật.
Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể miêu tả một cách chi tiết những trải nghiệm của chúng ta và những câu chuyện theo cách có thể khiến người dân đồng cảm với những trải nghệm và cảm giác của chúng ta. Đã có những lúc chúng ta khiến người dân động tâm trong lúc giảng chân tướng. Tất cả những gì đệ tử Đại Pháp làm đều dựa trên tâm từ bi. Nhiều lần, chính những gì mà học viên Đại Pháp làm chứ không phải những gì họ nói khiến thế nhân cảm động. Một người trung bình không thể lý giải được tâm thái của đệ tử Đại Pháp, nhưng họ có thể hiểu học viên Đại Pháp thật khác biệt so với người bình thường, rằng họ tử tế và hay quan tâm đến người khác.
Chúng ta có thể nghĩ thêm từ khía cạnh này và chia sẻ câu chuyện của chúng ta về điều đó. Dưới đây là một số bài viết có ấn tượng sâu sắc mà chúng ta có thể dùng như những ví dụ.
Trong bài viết “Một công an ngừng việc đánh người sau khi bị học viên quở trách” (https://en.minghui.org/html/articles/2005/3/25/58777.html), sự từ bi của đệ tử Đại Pháp đã thức tỉnh lương tri, thiện tâm của con người thế gian. Một công an thường hay đánh học viên ngay trước mặt cậu con trai nhỏ tuổi và nhạy cảm của mình. Tuy nhiên, sau khi học viên nhắc nhở ông ấy rằng một ngày nào đó đứa bé sẽ cảm thấy xấu hổ vì những hành động xấu xa của cha nó, viên công an đã dừng lại. Trong những sự kiện đáng chú ý thường xảy ra ở những việc vặt vãnh của đời thường, tác giả đã làm cho độc giả cảm nhận được lòng nhân từ và tính ngay thẳng của đệ tử Đại Pháp từ quan điểm cơ bản của việc làm người.
Nhan đề của một bài viết khác đã trích lời một người dân làng: “Nếu ai cũng tập Pháp Luân Công, thì xã hội này sẽ tốt hơn” (https://en.minghui.org/html/articles/2011/10/3/128483.html). Câu chuyện miêu tả những sự kiện xảy sau một trận lụt lớn mà mức độ chưa từng thấy trong một trăm năm. Người dân thì cướp bóc hàng hóa, còn thương nhân thì tận dụng cơ hội để nâng giá bán. Tuy nhiên, có hai nông dân lớn tuổi tập Pháp Luân Công thì lại không lợi dụng người khác trong lúc thiên tai. Trong một xã hội hiểm ác mà đạo đức trượt dốc nhanh chóng ở Trung Quốc, trong tâm con người đều mong chờ một miền đất tịnh độ. Tu luyện Đại Pháp chính là cõi tịnh độ đó. Đó là hy vọng duy nhất của nhân loại.
Bài viết ”Cảnh sát: “Mọi người đều nói ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’, và tôi đã chứng kiến hôm nay””
(https://vn.minghui.org/news/25340-canh-sat-moi-nguoi-deu-noi-phap-luan-dai-phap-hao-va-toi-da-chung-kien-hom-nay.html) kể về việc một bé gái bị xe hơi đâm, và học viên đó là người duy nhất dừng lại để giúp em. Khi công an đến, người tài xế đã chuẩn bị để bỏ chạy khỏi hiện trường và cố gắng hướng sự chú ý của đám đông ra khỏi anh ta bằng cách chỉ ra rằng người tốt bụng giúp đỡ bé gái kia là một học viên Pháp Luân Công. Thay vào đó, công an đã rất xúc động bởi lòng trắc ẩn của người học viên đó.
“Cục trưởng cục công an biết được sự thật về Pháp Luân Công và thuyết phục hàng nghìn người thoái ĐCSTQ”
(https://en.minghui.org/html/articles/2009/1/14/103891.html) kể về những lời nói và hành động ngay chính của một người bình thường trong lúc đối mặt với tai họa sau khi ông biết được sự thật. Trong thời gian 13 năm Đại Pháp bị bức hại bởi ĐCSTQ, có rất nhiều học viên mới vẫn đắc Pháp. Mỗi người đều có một câu chuyện không thể nào quên và có kinh nghiệm về việc loại bỏ những lời lừa dối của ĐCSTQ ra khỏi tâm trí họ. Miêu tả chi tiết quá trình này cũng là một góc nhìn mà độc giả có thể tiếp thu dễ dàng.
Trên đây chỉ là một vài ví dụ từ góc nhìn hữu hạn của tôi. Những người chưa hiểu rõ sự thật có thể có nhiều trở ngại như họ tin vào thuyết vô thần, hiểu nhầm rằng chúng ta đang làm chính trị, hay những vấn đề khác. Tuy nhiên, nếu một bài viết có thể đưa ra quan điểm thuyết phục từ một khía cạnh của vấn đề, thì nó sẽ đóng một vai trò lớn.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/2/25/就5.13征文构思选材与同修切磋-253467.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/3/5/131906.html
Đăng ngày 9-3-2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.