Bài viết của một học viên tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 01-11-2011] (Tiếp theo bài ‘Chính ngộ trong tu luyện – phần 1/2 )

Bàn về “Tùy kỷ tự nhiên”

Sư Phụ giảng: “những người tu luyện chúng ta giảng ‘tuỳ kỷ tự nhiên’.” (“Bài giảng thứ bảy” – Chuyển Pháp Luân). Thiển ngộ của cá nhân tôi về đoạn Pháp này rằng: Là một người tu luyện, bất luận là ở hoàn cảnh hay tình huống nào, chúng ta cần chiểu theo Pháp lý “Chân–Thiện–Nhẫn” để hướng nội diệt trừ chấp trước. Nếu chúng ta dùng lời bào chữa “tùy kỷ tự nhiên” để thỏa mãn các chấp trước của bản thân, thay vì lấy đó làm cơ hội tu luyện, chúng ta chỉ đang đánh lừa chính mình.

Ví dụ có một học viên không thể chịu đựng nghiệp bệnh và đã đến bệnh viện khám bệnh. Cô ấy được chẩn đoán là mắc bệnh lao. Gia đình muốn cô nghỉ hưu sớm và dùng lương hưu để điều trị bệnh. Học viên này không từ chối giải pháp của gia đình. Khi một học viên khác chia sẻ với cô vấn đề này, cô nói rằng: “Đó không phải ý muốn của tôi mà là vì gia đình muốn tôi nghỉ hưu. Tôi không có biện pháp nào ngoài tùy kỷ tự nhiên thôi.

Một học viên khác nhận ra rằng người học viên này không minh bạch Pháp lý, nên đã kiên nhẫn giải thích cho cô. Sau đó, cô ấy hiểu ra hậu quả nghiêm trọng của việc nghỉ hưu để lấy tiền trị bệnh và cô ấy bắt đầu hướng nội. Cô ấy nhận ra chấp trước vào lợi ích cá nhân, và nói: “Bởi vì tôi chấp trước vào lợi ích bản thân nên gia đình tôi mới nghĩ ra giải pháp đó. Từ giờ tôi sẽ phủ nhận việc nghỉ hưu để điều trị bệnh.” Mấy hôm sau, gia đình cô được thông báo rằng cô ấy có thể mất một khoản tiền trợ cấp lớn nếu cô nghỉ hưu vì bị bệnh. Vậy nên từ đó không ai trong gia đình đả động đến chuyện đó nữa.

Bàn về “Tu luyện tốt bản thân”

Có những nhận thức khác nhau về “Tu luyện tốt bản thân”. Một số học viên nghĩ rằng “Tu luyện tốt bản thân” là tự tư, còn một số khác nghĩ rằng chúng ta chỉ có thể cứu độ chúng sinh tốt một khi chúng ta tu bản thân tốt. Thế thì có tiêu chuẩn cụ thể nào cho việc tu luyện tốt bản thân hay không? Chúng ta có thể cứu độ chúng sinh nếu bản thân chúng ta không tu tốt không? Sư Phụ yêu cầu chúng ta rằng:

“tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã” (“Phật tính vô lậu”, Tinh tấn yếu chỉ).

Tôi nghĩ rằng Pháp là yêu cầu của chúng ta. Tuy nhiên, trước khi đạt tới cảnh giới đó, chúng ta có nên chỉ tập trung tu luyện bản thân hay không? Tôi cho rằng khi người khác cần sự trợ giúp mà chúng ta từ chối thì đó mới thật sự là tự tư.

Một học viên lớn tuổi tên C không thể vượt qua khảo nghiệm về nghiệp bệnh. Để giúp học viên C, học viên B luôn thảo luận về Pháp với học viên C. Nhưng vì họ là người thân của nhau, nên chấp trước vào tình bị trộn lẫn vào cuộc thảo luận. Học viên C nghĩ rằng B rất kiên định và đồng tình với mọi điều B nói. Tuy vậy, C luôn phàn nàn sau lưng B rằng B “giả Thiện”, “vĩ đại, quang minh, chính trực”. B cảm thấy rất ngượng và đã hướng nội, nhưng không thấy điều gì như C nói. Kết quả là B nghĩ rằng cô ấy đã không tu bản thân tốt nên quyết định chỉ giúp đỡ người khác sau khi tu bản thân tốt hơn. Kì thực là B có chấp trước vào danh. Thế nhưng thay vì tận dụng cơ hội để từ bỏ chấp trước, C lại mượn cớ “Tu bản thân tốt” để né tránh cơ hội vượt quan.

Khi tôi thảo luận về Pháp với học viên A, hai học viên khác cũng có mặt ở đó. Một trong hai người là học viên lâu năm hơn, cô không thể nhận mặt chữ trước khi tập Pháp Luân Công. Người còn lại là một học viên mới bắt đầu tập khoảng 2 năm. Khi người học viên cũ này có thể bắt kịp tốc độ đọc Chuyển Pháp Luân với các học viên khác, cô liền quên rất nhiều mặt chữ. Cô rất thất vọng và thay vào đó cô thích nghe Pháp hơn. Tôi không đồng ý với cô và nói với cô rằng đó là một quan để cô vượt qua. Trước kia cô có thể đọc gần hết Chuyển Pháp Luân – làm sao cô có thể từ bỏ được? Vậy nên cô bắt đầu tham dự nhóm học Pháp hàng tuần. Để bắt kịp các học viên khác, cô dậy từ sớm để học Pháp ở nhà. Giờ cô đã khôi phục lại trạng thái trước kia.

Học viên A nói: “Bạn nên kiên định hơn, nếu không sẽ bị đào thải. Các kinh văn của Sư Phụ được đăng đều đặn. Làm sao phần lớn các học viên không chịu hiểu nhỉ? Tất cả những gì họ làm đều dựa trên quan niệm của con người!” Sau khi học viên A và học viên mới rời đi, người học viên cũ nói: “Nếu chúng ta (các học viên) bị tiêu hủy thì chúng ta còn không bằng người thường. Họ sẽ không bị tiêu hủy toàn bộ. Làm sao các học viên chỉ hơi thiếu tinh tấn mà cũng bị tiêu hủy và đào thải được?” Tôi nhận ra rằng người học viên cũ này không hiểu nghĩa của từ “đào thải”. Vậy nên tôi giải thích với họ bằng thiển ngộ của mình rằng: “Một khi đã đắc Pháp, chúng ta cần trợ Sư Chính Pháp và theo sát tiến trình Chính Pháp. Nếu chúng ta không bắt kịp tiến trình, chúng ta sẽ bị bỏ lại đằng sau. Vậy nên chúng ta sẽ ở tầng thứ thấp hơn so với các học viên khác. Nhưng tuyệt nhiên không thể thấp hơn người thường.

Hôm đó người học viên mới đến nhà tôi. Cô ấy nói với tôi bằng vẻ căng thẳng: “Tôi không muốn học Pháp nữa. Cả ngày nay tôi chưa học Pháp.” Tôi hỏi: “Tại sao bạn không muốn học Pháp? Bây giờ chúng ta cùng học Pháp nhé.” Cô ấy đáp: “Tất cả những gì chúng ta làm đều dựa trên quan niệm của người thường. Học Pháp chẳng minh bạch ra được gì cả. Tại sao tôi phải tiếp tục đọc cơ chứ?” Tôi hiểu rằng cô ấy đang có ưu tư gì đó nên đọc cho cô ấy nghe một đoạn Pháp:

Thế nên tôi từng giảng rằng, các đệ tử Đại Pháp đã là một người tu luyện, nhìn vấn đề nên là phản đảo [so với] người thường. Có người cảm thấy gặp phải việc không vui bèn không vui, thế chư vị chẳng phải là con người rồi? Có gì khác đâu? Khi gặp việc không vui, chính là lúc chư vị tu luyện bản thân mình, lúc tu tâm. Trong tôn giáo quá khứ chẳng phải giảng ‘hướng nội tu tâm’ hay sao? Chư vị đừng nghe những người ngày nay giảng, họ không nhất định biết được ý nghĩa chân chính là gì. Hãy tu bản thân chư vị một cách chân chính, gặp mâu thuẫn, gặp vấn đề thì xem bản thân mình sai ở đâu, mình nên đối đãi thế nào, hãy dùng Pháp để đo lường. Mọi người thử nghĩ xem, đó chẳng phải chính là tu luyện sao? Dù chư vị xuất gia cũng vậy, mà tại gia tu cũng vậy, người thường có thể làm như thế chăng? Không thể, chư vị chẳng phải đang tu chính mình? Gặp việc không vui, gặp việc khiến chư vị tức giận, gặp lúc lợi ích cá nhân hoặc ‘cái tôi’ bị va chạm, chư vị có thể nhìn vào trong, tu bản thân mình, tìm chỗ sơ sót của mình, trong mâu thuẫn chư vị không lầm lỗi thì cũng có thể thế này: ‘A, mình minh bạch rồi, mình nhất định chỗ nào đó chưa tốt, mà thật sự không sai, thì có thể là nợ nghiệp trước đây, mình sẽ làm nó cho tốt, cái gì cần hoàn trả thì trả’. Liên tục gặp vấn đề như thế, liên tục gặp những việc như thế, liên tục tu bản thân chư vị. Vậy thì nếu xét vấn đề như người tu luyện, lấy chính Lý tu bản thân, chư vị gặp phải việc không vui nơi người thường thì chẳng phải đó là chuyện tốt? Chư vị nếu muốn tu luyện, chư vị nếu muốn thoát khỏi tam giới, chư vị nếu muốn trở về chỗ nguyên lai ban đầu của chư vị, chư vị nếu muốn cứu độ chúng sinh ở thế giới chư vị, chư vị nếu quả thực là trợ Sư Chính Pháp, thì đó chẳng phải cung cấp thuận tiện cho chư vị, đó chẳng phải là để chư vị tu luyện bản thân một cách chân chính ư? Những việc bất hảo chư vị gặp phải ấy chẳng phải là để trải đường cho chư vị? Vì sao chư vị không vui? (“Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp” – Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC 2011)

Cả người học viên cũ lẫn học viên mới sau khi nghe đoạn Pháp trên đều trở nên vui vẻ, họ nói với nhau: “ Hãy học Pháp nào ”, nên chúng tôi cùng nhau đọc một bài giảng trong Chuyển Pháp Luân. Sau đó học viên mới về nhà với một bản tuần báo Minh Huệ .

Kì thật “tu tốt bản thân” có nghĩa là dùng Pháp để đo lường bản thân và nghiêm khắc yêu cầu bản thân dựa trên tiêu chuẩn của Pháp. Một khi chúng ta xuất tâm từ bi, các học viên khác sẽ làm theo. Nếu chúng ta có một tấm lòng bao dung với các đồng tu khác, chúng ta có thể thấy các ưu điểm của đồng tu, chỉnh thể sẽ phối hợp hài hòa. Nếu chúng ta không thể nhận ra chúng ta nên đề cao cái gì, thì chúng ta có thể giải quyết bằng cách tĩnh tâm học Pháp.

“thì cần phải cải biến từ tận gốc quan niệm của người thường.” ( trích “Luận ngữ”, Chuyển Pháp Luân)

Xin từ bi chỉ ra những điều chưa phù hợp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/11/1/交流–修炼中要正悟(二)-248561.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/11/11/129373.html
Đăng ngày 28-11-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share