Bài viết của một phóng viên Minh Huệ
[MINH HUỆ 04-01-2024]24 năm sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, các học viên từ 44 quốc gia đã đệ trình danh sách thủ phạm mới lên chính phủ nước sở tại trước Ngày Nhân quyền, ngày 10 tháng 12 năm 2023, nhằm kêu gọi họ truy cứu trách nhiệm của những người tham gia vào bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Các học viên đã yêu cầu chính phủ của họ cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản ở nước ngoài của các thủ phạm cũng như người nhà của họ.
Một trong những thủ phạm trong danh sách này là Lý Nghị, Giám đốc Công an tỉnh Hắc Long Giang.
Thông tin về thủ phạm
Tên đầy đủ của thủ phạm: Lý (họ) Nghị (tên) (tên tiếng Trung 李毅)
Giới tính: Nam
Quốc gia: Trung Quốc
Ngày/năm sinh: Tháng 7 năm 1970
Nơi sinh: Kỳ Sơn, tỉnh Thiểm Tây
Lý Nghị
Chức danh, chức vụ
8/2020 – nay: Phó Tỉnh trưởng, Bí thư Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh Hắc Long Giang
4/2020 – 8/2020: Phó Tỉnh trưởng tỉnh Hắc Long Giang
Những tội chính
Kể từ khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999, Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Hắc Long Giang, Phòng 610 và hệ thống công an đã tuân thủ sát sao chính sách bức hại của ĐCSTQ, khiến nơi đây trở thành một trong những tỉnh có bức hại nghiêm trọng nhất và có số trường hợp tử vong được báo cáo nhiều nhất trong 25 năm qua.
Sau khi Lý Nghị nhậm chức Phó Tỉnh trưởng tỉnh Hắc Long Giang vào tháng 4 năm 2020, đồng thời giữ chức Bí thư Đảng ủy và Giám đốc Công an tỉnh vào tháng 8 năm 2020, ông ta tiếp tục thực hiện chính sách “hủy hoại thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể [các học viên Pháp Luân Công]”.
Trong nhiệm kỳ của mình, Lý đã chỉ đạo hệ thống công an và tư pháp bắt giữ, sách nhiễu và kết án các học viên trên quy mô lớn. Từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 9 năm 2023, ít nhất 28 học viên đã bị bức hại đến chết và nhiều học viên khác bị thương hoặc rối loạn tinh thần do bị tra tấn trong thời gian bị giam giữ.
Với tư cách là Giám đốc Sở Công an tỉnh Hắc Long Giang, Lý tích cực tổ chức các hoạt động vu khống và kích động thù hận Pháp Luân Công. Tháng 4 năm 2021, Công an tỉnh Hắc Long Giang đã tổ chức buổi lễ phát động chương trình giáo dục chống tà giáo tại Đại học Hắc Long Giang. Ngày 15 tháng 4 năm 2023, buổi lễ phát động “Chiến dịch giáo dục chống tà giáo” đã được tổ chức tại Sở Công an tỉnh Hắc Long Giang nhằm thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi chiến dịch này tại các trường học trên toàn tỉnh, bao gồm 80 cơ sở giáo dục đại học và 3.055 trường tiểu học, trường trung học, và trường mẫu giáo. Chiến dịch này đã tiếp cận 2,85 triệu học sinh và 248.000 giáo viên. Đồng thời, Sở Công an tỉnh đã phối hợp với Sở Giáo dục gửi 320 bản tài liệu tuyên truyền phỉ báng tới các trường đại học trong tỉnh.
Cuộc bức hại trong nửa đầu năm 2023
Trong nửa đầu năm 2023, tỉnh Hắc Long Giang có ít nhất 14 học viên bị bức hại đến chết, cao nhất trong tất cả các tỉnh trên khắp Trung Quốc. Số người bị kết án là 78 người, đứng thứ ba cả nước. Số học viên bị bắt lên tới 161 người, cũng đứng thứ ba cả nước.
Đầu tháng 2 năm 2023, bà Khương Xuân Mai bị bắt. Ngày 24 tháng 5, Tòa án huyện Long Giang đã tổ chức xét xử vụ án của bà và kết án bà 5 năm tù vào đầu tháng 7.
Ngày 28 tháng 6 năm 2023, ông Vương Ngạn Minh bị cảnh sát của Cục Công an Khu Phát triển Đại Khánh bắt tại nơi làm việc. Cảnh sát tuyên bố rằng ông Vương đã bị quay video giám sát đăng tải các tài liệu giảng chân tướng gần nhà ông.
Cuộc bức hại vào năm 2022
Năm 2022, ít nhất 22 học viên đã bị bức hại đến chết, 35 người bị kết án, 477 người bị bắt và 388 người bị sách nhiễu, khiến Hắc Long Giang trở thành một trong những khu vực bị bức hại nghiêm trọng nhất trên toàn Trung Quốc.
Ngày 12 tháng 7 năm 2022, cảnh sát thành phố Đại Khánh đã bắt giữ hơn 100 học viên, trong đó có một học viên 98 tuổi và nhiều học viên khác ở độ tuổi 70 và 80. Cảnh sát lục soát nhà của các học viên mà không có lệnh. Tất cả các đồ vật và tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công đều được sử dụng làm bằng chứng truy tố các học viên. Theo cảnh sát, các học viên đã bị theo dõi và ghi hình trong hơn 9 tháng.
Tháng 7 năm 2022, ít nhất 73 học viên ở thành phố Cáp Nhĩ Tân đã bị bắt hoặc bị sách nhiễu.
Chiều ngày 27 tháng 8 năm 2022, ít nhất 11 học viên ở thành phố Tuy Hóa đã bị bắt. Theo một người trong cuộc, cảnh sát đã bắt đầu theo dõi các học viên từ ba tháng trước.
Cuộc bức hại vào năm 2021
Vào năm 2021, tỉnh Hắc Long Giang có ít nhất 24 học viên bị bức hại đến chết, cao thứ hai trên cả nước. Số học viên bị kết án là 125 người, đứng thứ hai cả nước. Số học viên bị bắt giữ là 463 và số học viên bị sách nhiễu là 872, đứng thứ tư cả nước.
Ngày 16 tháng 12 năm 2021, bà Lý Song Yến, 45 tuổi, bị bắt. Bà bị thẩm vấn và tra tấn trong gần 30 tiếng đồng hồ tại Đồn Công an Phú Lực. Khi bà sắp chết, cảnh sát đã ra lệnh cho chồng bà đến đón bà. Khi chồng bà Lý đến đồn công an, bà đã không đi lại được nữa và được ba cảnh sát khiêng ra. Bà Lý đã chết ngay ngày hôm sau.
Bà Lâm Xuân Tử, 80 tuổi, bị kết án bốn năm tù vào năm 2021. Bà được phép chấp hành án bên ngoài nhà tù do sức khỏe yếu. Ngày 11 tháng 2 năm 2023, bà lại bị bắt, rồi bị đưa đến Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang vài ngày sau đó để chấp hành bản án tù được tuyên vào năm 2021. Bà Lý nặng chưa đến 36kg và phải ngồi xe lăn khi bị đưa vào tù.
Cuộc bức hại vào năm 2020
Năm 2020, ĐCSTQ đã triển khai cuộc bức hại “xóa sổ” dưới hình thức sách nhiễu các học viên Pháp Luân Công trên khắp Trung Quốc, và một số lượng lớn các học viên đã bị bắt giữ hoặc sách nhiễu.
Tháng 4 năm 2020, 12 học viên ở quận Tương Phương, thành phố Cáp Nhĩ Tân đã bị cảnh sát từ Sở An ninh Quốc gia Thành phố Đại Khánh và Chi nhánh Long Nam của Quận Đường Nhượng Hồ bắt giữ trong hai ngày. Được biết, vụ bắt giữ hàng loạt là do Văn phòng Chống Tà giáo của Sở Công an tỉnh Hắc Long Giang ra lệnh, cơ quan này đã chỉ đạo Cảnh sát Công an thành phố Đại Khánh bắt giữ các học viên từ các khu vực khác.
Ngày 22-23 tháng 9 năm 2020, trong một cuộc truy quét phối hợp của cảnh sát ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, 27 học viên và ba người trong gia đình họ đã bị bắt giữ. Được biết, Ủy ban Chính trị Pháp luật tỉnh và Sở Công an có liên quan đến vụ bắt giữ hàng loạt này. Các học viên nằm trong “danh sách đen” đã bị bắt và cảnh sát nhận được tiền thưởng cho mỗi học viên mà họ bắt được.
Một số trường hợp tử vong điển hình
Trường hợp 1: Bà Đặng Thụ Lý chết trong tù khi đang thụ án bảy năm
Bà Đằng Thục Lệ, 53 tuổi, chết tại Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang vào ngày 10 tháng 1 năm 2023. Bà Đằng bị kết án bảy năm tù và bị phạt 80.000 nhân dân tệ vào ngày 2 tháng 6 năm 2021. Sau khi bị đưa vào Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang vào năm 2021, bà bị ép xem các video tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công hàng ngày. Bà cũng bị cấm ngủ và bắt ngồi bất động trên ghế nhỏ trong nhiều giờ. Bà trở nên yếu đến mức phải nằm liệt giường. Sau đó, bà được phát hiện mắc bệnh ung thư gan và trực tràng giai đoạn cuối. Chồng bà bị từ chối thăm thân mặc dù ông đã nhiều lần yêu cầu. Nhà tù cũng từ chối yêu cầu của ông về việc thả bà để chữa bệnh, ngay cả khi bà sắp chết.
Trường hợp 2: Bà Diêm Kim Hà phát triển bệnh ung thư trong khi bị giam giữ, qua đời vài tháng sau đó
Bà Diêm Kim Hà bị bắt vào tối ngày 22 tháng 9 năm 2020 trong chiến dịch quấy nhiễu “xóa sổ” và bị kết án 6 tháng tù. Khi bị giam giữ tại Trại giam số 2 Cáp Nhĩ Tân, bà Diêm bị bắt ngồi ghế nhỏ trong nhiều giờ và tiếp xúc với nhiệt độ thấp, khiến bà bị chảy máu âm đạo quá nhiều. Mặc dù bà được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tử cung giai đoạn cuối, nhưng lính canh vẫn từ chối thả bà và tiếp tục gây áp lực ép bà phải viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Bà được trả tự do sau khi mãn hạn án nửa năm và qua đời vài tháng sau đó, vào ngày 17 tháng 1 năm 2022 ở tuổi 59.
Trường hợp 3: Bà Thôi Kim Thực chết hai giờ sau khi bị bắt
Ngày 13 tháng 4 năm 2022, bà Thôi Kim Thực, 88 tuổi, bị một nhóm cảnh sát mặc thường phục bắt tại nhà. Hai công an kéo bà Thôi từ căn hộ của bà ở tầng hai xuống tầng trệt, rồi bất ngờ thả bà ra, khiến bà ngã xuống đất. Lúc 5h45 chiều, con trai bà Thôi nhận được cuộc gọi của cảnh sát thông báo rằng mẹ cậu đã được đưa đi cấp cứu. Anh vội vã đến bệnh viện. Năm phút sau, bác sỹ bước ra và tuyên bố bà Thôi đã chết. Người con trai bước vào phòng mổ và nhìn thấy thi thể của mẹ với sắc mặt tái nhợt, cổ họng bị rạch toang và chỉ đi một chiếc giày.
Trường hợp 4: Ông Chung Quốc Toàn chết ở nhà tù Thái Lai
Ông Chung Quốc Toàn ở thành phố Mật Sơn, tỉnh Hắc Long Giang bị bắt vào ngày 4 tháng 3 năm 2020 vì phân phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công. Ông bị kết án ba năm rưỡi tù vào tháng 8. Ông Chung bị đưa đến Nhà tù thành phố Kê Tây vào ngày 17 tháng 11 năm 2020. Sau đó, ông bị chuyển đến Nhà tù Thái Lai, tại đây ông bị tra tấn đến chết vào ngày 6 tháng 2 năm 2022, khi ông 72 tuổi.
Trường hợp 5: Bà Khang Ái Phân chết trong trại tạm giam
Vào ngày 17 tháng 6 năm 2021, bà Khang Ái Phân bị đưa đến Trại giam Thành phố Giai Mộc Tư. Tại đây, bà bị tra tấn đến mức sinh triệu chứng bệnh tim nặng, toàn thân sưng phù, không đi đứng được, hai mắt gần như bị mù, khó thở, và rơi vào tình trạng nguy kịch. Bà được thả vào ngày 17 tháng 8 và bị quản thúc tại nhà. Mặc cho tình trạng của bà, cảnh sát vẫn giữ không ngừng sách nhiễu bà Khang, thậm chí còn đưa bà ra tòa. Sức khỏe của bà ngày càng suy sụp do liên tục bị sách nhiễu. Bà đã qua đời vào ngày 18 tháng 11 năm 2021.
Trường hợp 6: bà Vương Thục Không bị đánh chết vì tu luyện Pháp Luân Công
Bà Vương Thục Không, 66 tuổi, là bác sỹ nội khoa tại Bệnh viện Thị trấn Hải Lâm, thành phố Hải Lâm. Cuối tháng 6 năm 2020, bà nhận được điện thoại của Bí thư Đảng ủy bệnh viện cho biết lãnh đạo bệnh viện đang tìm bà. Sau khi đến bệnh viện, bà mới biết thì ra là cảnh sát từ Đồn Công an Số 1 Thành phố Hải Lâm đang đợi bà. Khi bà Vương từ chối ký vào bản tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công, cảnh sát đã đánh đập bà hàng giờ trong bệnh viện. Bà Vương phải bò lên cầu thang để về căn hộ của mình. Chồng bà nhận thấy khắp người bà bị bầm tím. Đầu gối của bà ấy bị vỡ, người bà ướt đẫm mồ hôi. Bà choáng váng và cảm thấy buồn nôn. Bà Vương bị đột quỵ (xuất huyết não) vào chiều ngày 1 tháng 7. Bà qua đời vào khoảng 4 giờ 25 sáng hôm sau. Sau cái chết của bà Vương, cảnh sát liên tục sách nhiễu chồng bà và yêu cầu ông không được báo cáo chuyện đã xảy ra lên trang web Minh Huệ.org.
Trường hợp tra tấn điển hình
Bản thân ông Đái Khải Hồng, một cựu cai tù, bị bắt vào năm 2019 và bị kết án 5 năm tù. Trong thời gian thụ án ở Nhà tù Hô Lan, ông Đái đã bị tra tấn bằng những hình thức như đánh đập, sốc điện, bức thực, còng tay, treo lên, và biệt giam. Ông bị bắt ngồi bất động trên ghế nhỏ hàng giờ đồng hồ. Sau khi bị bức hại, toàn thân ông đã bị bầm tím và bị thương, hốc hác, khuôn mặt và miệng bị biến dạng do bị giật điện, lá lách bị vỡ do bị đánh.
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/1/4/469893.html
Bản tiếng ông: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/30/214503.html
Đăng ngày 09-02-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.