Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Trùng Khánh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 10-01-2023] Phòng 610 và Ủy ban Chính trị và Pháp luật (UBCTPL) và Đội An ninh Nội địa của Công an quận Giang Tân, thành phố Trùng Khánh đã rất tích cực bức hại các học viên Pháp Luân Công (hay còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp) địa phương kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động chiến dịch đàn áp Pháp Luân Đại Pháp trên toàn quốc vào tháng 7 năm 1999.
Nhiều học viên địa phương đã bị bắt, giam giữ và tra tấn vì giữ vững đức tin của mình. Trong số đó đã có 4 người đã chết và 3 người khác bị tàn tật; 49 học viên khác đã bị kết án tù và 35 người bị cưỡng bức lao động khổ sai trong các trại lao động. Hầu hết học viên trong quận đều bị bức hại bằng nhiều hình thức khác nhau, như bị đột nhập vào nơi ở, bắt giữ, giam cầm và/hoặc tẩy não. Cảnh sát đã tống tiền hoặc phạt [phi pháp] các học viên 44.600 nhân dân tệ.
Bốn cá nhân chịu trách nhiệm chính trong việc chỉ đạo cuộc bức hại là: Vạn Phượng Hoa (万凤华), cựu giám đốc Phòng 610; Hà Tú Hồng (何秀红), bí thư UBCTPL; Mục Siêu Hằng (穆超恒) và Trần Quyền (陈权), các cảnh sát của Đội An ninh Nội địa thuộc Công an quận Giang Tân.
Dưới sự chỉ đạo của bốn thủ phạm chính này, các quan chức/viên chức cùng cảnh sát địa phương đã thành lập các trung tâm tẩy não và thuê những người thất nghiệp để theo dõi và hỗ trợ tra tấn các học viên mục tiêu. Họ cũng ra lệnh bắt, giam cầm và kết án tù hoặc phạt lao động cưỡng bức phi pháp các học viên Pháp Luân Đại Pháp (trước khi hệ thống trại lao động bị giải thể vào năm 2013).
Hơn 1.000 người dân thuộc mọi tầng lớp trong xã hội ở khu vực Giang Tân đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp trước khi cuộc bức hại xảy ra. Pháp môn tu luyện đã giúp họ hồi phục sức khỏe, gia đình hòa thuận, hoàn thành tốt công tác và có cuộc sống vui vẻ lạc quan. Thế nhưng, cuộc bức hại phi pháp này của chính quyền cộng sản Trung Quốc đã làm đảo lộn cuộc sống yên bình của các học viên trong 23 năm qua, khiến họ phải chịu đựng những thống khổ không sao tả xiết.
I. Bốn học viên đã chết do cuộc bức hại
1. Ông Tạ Chiếu Minh
Ông Tạ Chiếu Minh từng làm việc cho một công ty in ấn ở thị trấn Đức Cảm thuộc quận Giang Tân. Đội An ninh Nội địa huyện và Đồn Công an thị trấn Đức Cảm đã bắt giữ ông vào tháng 11 năm 2003. Ông bị đưa vào Nhà tù Vĩnh Xuyên ở Trùng Khánh vào ngày 28 tháng 7 năm 2004. Gia đình ông cho hay lính canh tù đã đánh đập ông đến chết và nhiều vết thương vẫn còn hiện rõ mồn một ở trên đầu của ông.
2. Ông Giang Tích Thanh
Cảnh sát của Đội An ninh Nội địa quận Giang Tân đã bắt ông Giang Tích Thanh tại nhà vào ngày 13 tháng 5 năm 2008. Ở trong Trại Lao động Cưỡng bức Tây Sơn Bình (Trùng Khánh), lính đã đánh đập ông tàn nhẫn cho đến khi ông bất tỉnh vào ngày 28 tháng 1 năm 2009. Thế nhưng thay vì cấp cứu hồi sức cho ông, họ lại tuyên bố ông đã chết vì bị nhồi máu cơ tim. Các con của ông phát hiện ra ông vẫn còn dấu hiệu của sự sống sau khi bị đông lạnh trong 7 tiếng và xin được cấp cứu khẩn cấp cho ông. Tuy nhiên để che đậy tội ác của mình, lính canh đã cho hỏa táng ông.
3. Bà Quách Truyền Thư
Bà Quách Truyền Thư ở thị trấn Bạch Sa bị đưa vào trại lao động cưỡng bức vào mùa hè năm 2000. Bà đã được tạm tha y tế vào tháng 9 năm 2001.
Tháng 5 năm 2002, thẩm phán của Tòa án quận Giang Tân đã kết án bà 3 năm tù và thụ án trong Nhà tù Nữ Trùng Khánh. Bà bị liệt sau khi bị tra tấn và được tạm tha y tế vào mùa hè năm 2004.
Đến năm 2006, bà bị bắt lần thứ b và bị đưa vào trại lao động cưỡng bức và sau đó được trả tự do vào đầu năm 2007.
Sau lần bị bắt cuối cùng xảy ra vào ngày 24 tháng 5 năm 2008, bà bị kết án 4 năm trong một phiên tòa bí mật. Bà bị chuyển đến Nhà tù Nữ Vĩnh Xuyên vào ngày 14 tháng 11 năm đó và sau đó bị chuyển đến Nhà tù Nữ thị trấn Tẩu Mã. Bà qua đời tại một bệnh viện ở thị trấn Tẩu Mã vào ngày 10 tháng 8 năm 2009.
4. Ông Lý Trạch Đào
Ông Lý Trạch Đào ở thị trấn Thạch Mô bị đưa vào Trại Lao động Cưỡng bức Tây Sơn Bình vào năm 2000 với thời hạn một năm. Các lính canh duỗi tay của ông ra sang hai bên và trói vào một cây sào gỗ, bắt ông gánh phân bằng cách treo một cái xô chứa đầy phân lên mỗi đầu của cây sào. Tù nhân cũng thay nhau đánh đập ông ấy và không cho ông được nghỉ ngơi.
Ngày 30 tháng 5 năm 2001, lính canh đã xúi giục những người bị giam giữ khác dùng dao đâm vào hậu môn của ông Lý. Để thoát khỏi sự hành hung đó, ông chỉ còn cách nhảy khỏi tòa nhà và thiệt mạng.
II. Các học viên bị tàn tật về thể xác lẫn tinh thần
1. Suy sụp tinh thần do tra tấn
Bà Văn Hồng Thư ở thị trấn Đức Cảm đã bị đưa vào trại lao động cưỡng bức hai lần. Khi bị đưa đến Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Mao Gia Sơn vào tháng 5 năm 2003, bà đã bị tra tấn đến mất trí nhớ.
2. Mù vĩnh viễn
Bà Trần Hiển Huy ở quận Giang Tân đã bị kết án 4 năm tù vào năm 2001 vì không từ bỏ Pháp Luân Đại Pháp. Sau lần bắt giữ lần hai vào ngày 25 tháng 8 năm 2009, bà bị đưa đến trại tạm giam Lang Sơn vào ngày 8 tháng 9 cùng năm. Thẩm phán của Tòa án quận Giang Tân đã kết án bà 3 năm tù vào ngày 30 tháng 3 năm 2010.
Ngày 27 tháng 5 năm 2014, cảnh sát của Đội An ninh Nội địa quận Giang Tân đã bắt bà tại một khu chợ mở, thẩm phán Lộ Phương của Tòa án quận Giang Tân đã kết án bà 4 năm tù. Bà bị mù cả hai mắt do bị tra tấn ở trong tù và không thể tự lo cho sinh hoạt hàng ngày của mình.
3. Chân bị tàn tật
Ông Trần Phúc từng công tác tại Trường Đại học Tây Nam ở Trùng Khánh. Năm 2000, chính quyền tống ông vào trại lao động cưỡng bức để chấp hành bản án 1 năm oan sai. Ông lại tiếp tục bị bắt vào tháng 4 năm 2006 và bị đưa vào Nhà tù Vĩnh Xuyên. Lính canh đã tra tấn khiến ông bị liệt một chân.
III. Một phần danh sách các học viên bị kết án tù
1. Bà Triệu Toàn Bích
Bà Triệu Toàn Bích ở thị trấn Thái Gia đã bị bắt vào năm 2004 và bị Tòa án quận Giang Tân kết án 4 năm tù. Sau khi bà mãn hạn tù, Phòng 610 lại đưa bà thẳng đến trại tạm giam Lang Sơn thay vì trả tự do cho bà.
2. Ông Vương Chính Vinh
Ông Vương Chính Vinh ở thị trấn Lý Thị bị phạt [phi pháp] 2 năm lao động cưỡng bức vào ngày 15 tháng 8 năm 2001. Ông đã phản đối bằng cách tuyệt thực trong 2 tháng. Ông được trả tự do vào năm 2003 nhưng phía chính quyền thường xuyên đến sách nhiễu và lục soát nơi ở của ông. Ông buộc phải rời xa nhà và sống cơ cực để tránh bị bức hại.
Cảnh sát của Đồn Công an thị trấn Giả Thị đã tìm thấy và bắt ông vào tháng 3 năm 2003. Họ đưa ông vào trại tạm giam quận Giang Tân và ông bị lính canh của trại tra tấn tàn bạo. Ông đã tuyệt thực hàng chục ngày để phản kháng. Sau đó ông bị xét xử tại Tòa án quận Giang Tân và bị kết án 4 năm tù.
3. Huống Hân Vinh
Ông Huống Hân Vinh ở thị trấn Đức Cảm đã bị lĩnh án 1 năm lao động cưỡng bức sau khi đi tới Bắc Kinh để phản bức hại vào năm 2000. Chính quyền đã nhiều lần tùy tiện kéo dài bản án của ông. Cuối cùng, chính quyền đã chịu thả ông ra khỏi trại lao động nhưng lại đưa thẳng ông đến một trung tâm tẩy não và giam ông ở đó 6 tháng trước khi đưa trở ông lại trại lao động để tiếp tục tra tấn ông.
Ông bị kết án 2 năm lao động cưỡng bức vào ngày 10 tháng 10 năm 2006. Sau khi được thả, ông đã nói với một giáo viên về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại. Người giáo viên này đã trình báo ông và cảnh sát của Đồn Công an Nam Thành đã bắt giữ ông. Tại phiên tòa xét xử ngày 25 tháng 1 năm 2010, ông không được phép thuê luật sư biện hộ. Đến ngày 20 tháng 5 năm 2010, thẩm phán đã kết án ông 4 năm tù và ông bị đưa đến Nhà tù Vĩnh Xuyên vào ngày 11 tháng 6.
4. Bà Trương Phúc Minh
Bà Trương Phúc Minh từng dạy học ở thị trấn Thạch Môn. Một cảnh sát của Đồn Công an Đông Thành đã bắt bà vào ngày 13 tháng 11 năm 2020 khi bà nói với mọi người về Pháp Luân Đại Pháp tại một trạm xe buýt. Chính quyền đưa bà đến một trung tâm tẩy não trước khi chuyển đến trại tạm giam quận Giang Tân một tuần sau đó. Bà đã bị kết án 10 tháng tù và bị phạt 1.000 nhân dân tệ vào ngày 8 tháng 8 năm 2021.
5. Ông Vương Hiển An
Ông Vương Hiển An là cư dân của thị trấn Tiên Phong. Vào một đêm trong tháng 11 năm 2002, cảnh sát của quận Giang Tân đột kích vào nhà ông nhưng ông đã kịp thời trốn thoát. Cảnh sát của Đồn Công an Đông Thành đã phát hiện và bắt giữ ông vào tháng 5 năm 2003. Họ đánh đập, bức thực, còng tay và tra tấn ông ở trong một trại tạm giam. Sau đó ông bị kết án 8 năm tù.
Tháng 4 năm 2019, cảnh sát Mặc của Đội An ninh Nội địa đã đột nhập vào nhà ông Vương nhưng lúc đó ông không có ở nhà. Kể từ đó, ông không dám trở về nhà mình và sống lang thang cơ cực để tránh bị bắt giữ.
6. Ông Hùng Thanh Quốc
Ông Hùng Thanh Quốc ở thôn Hoa Cái đã hai lần bị giam giữ và hai lần bị kết án tù. Cảnh sát đã bắt ông vào ngày 16 tháng 10 năm 2000 và giam ông 15 ngày. Đến ngày 29 tháng 12 năm 2001, cảnh sát của Đồn Công an quận Giang Tân lại bắt và giam ông trong 15 ngày.
Ngày 12 tháng 7 năm 2004, ông Hùng đến thôn Hoành Sạn ở huyện Tập Thủy, tỉnh Quý Châu để giảng chân tướng cuộc bức hại với người dân ở đó. Cảnh sát đã bắt vào trại tạm giam huyện Tập Thủy. Ông bị chuyển trở lại trại tạm giam huyện Giang Tân vào ngày 21 tháng 7 và sau đó bị kết án 3,5 năm tù vào ngày 14 tháng 12 năm 2004.
Cảnh sát từ Đồn Công an thị trấn Bách Lâm và Đội An ninh Nội địa Giang Tân đã bắt giữ ông vào ngày 12 tháng 8 năm 2010 và giam giữ ông trong Trung tâm tẩy não Ngải Bình trong 15 ngày. Sau đó ông bị kết án 3 năm tù.
7. Ông Trương Quang Nguyên
Ông Trương Quang Nguyên ở thôn Hoa Cái đã tới thôn Hoàng Sạn, huyện Tập Thủy, tỉnh Quý Châu để giảng chân tướng cuộc bức hại cho người dân ở đó vào 12 tháng 7 năm 2004. Có người đã nhìn thấy và báo ông với cảnh sát. Cảnh sát đã bắt và đưa ông ấy vào trại tạm giam huyện Tập Thủy. Ông bị đưa trở lại trại tạm giam huyện Giang Tân vào ngày 21 tháng 7. Sau đó thẩm phán đã kết án ông 3 năm tù vào ngày 14 tháng 12 năm 2004 và chấp hành án ở trong Nhà tù Vĩnh Xuyên.
8. Ông Viên Chí Cường
Ông Viên Chí Cường là cư dân của quận Bội Bắc. Ngày 4 tháng 5 năm 2003, cảnh sát của Đồn Công an Đông Thành đã đột nhập vào nơi ở của ông và bắt giữ ông. Họ lục soát nhà và tịch thu máy tính, máy in, sách và tài liệu Pháp Luân Đại Pháp của ông. Lính canh của trại giam địa phương đã còng tay, xích chân và bức thực ông. Sức khỏe của ông ấy xấu đi và ông ấy còn mắc bệnh viêm phổi. Thẩm phán của Tòa án quận Giang Tân đã kết án ông 9 năm tù vào năm 2004.
9. Ông Lưu Vinh Minh
Ông Lưu Vinh Minh là bác sỹ ở thị trấn Lạc Hoàng. Một đặc vụ Phòng 610 thị trấn Lạc Hoàng đã đột nhập vào nhà ông vào mùa hè năm 2003 và cưỡng chế ông ký tên vào một bản tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Đại Pháp nhưng ông đã tìm cách trốn thoát. Vào cuối năm 2003, cảnh sát đã phát hiện ông Lưu ở thị trấn Nhân Đà và bắt giữ ông. Sau đó ông bị kết án 4 năm tù vào năm 2004.
Tháng 8 năm 2011, chính quyền đã tống ông vào một trung tâm tẩy não và cố ép ông ký vào một bản tuyên bố từ bỏ đức tin của mình. Họ thậm chí còn đe dọa con trai ông phải thuyết phục cha mình từ bỏ tu luyện. Hiện ông Lưu đang ngoài 70 tuổi và đã rời khỏi thị trấn để tránh bị bức hại thêm nữa và mất tích kể từ đó.
10. Bà La Trạch Hội
Bà La Trạch Hội (79 tuổi) bị bắt ở thị trấn Du Khê khi bà nói với mọi người ở đó về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp vào ngày 13 tháng 5 năm 2008. Vào tháng 12 năm đó, gia đình bà được thông báo rằng bà sẽ thụ án 8 năm tù. Tuy nhiên, gia đình bà chưa bao giờ nhận được thông báo về phiên tòa hay phán quyết của bà.
Cảnh sát từ Đội An ninh Nội địa Giang Tân đã bắt chồng bà, ông Giang Tích Thanh vào cùng ngày bà bị bắt. Họ đưa ông vào Trại lao động cưỡng bức Tây Sơn Bình và ông đã qua đời do bị tra tấn vào ngày 28 tháng 1 năm 2009.
11. Ông Lại Nguyên Xương ở thị trấn Chi Bình đã bị bắt vào ngày 3 tháng 6 năm 2004 và bị phạt hai năm lao động cưỡng bức một cách phi pháp.
Cảnh sát của Đồn Công an Chi Bình đã bắt ông vào ngày 3 tháng 6 năm 2008 khi ông đang nói với mọi người về cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp và phát đĩa DVD chân tướng. Cảnh sát tống ông vào trại tạm giam Lang Sơn và ông đã bị kết án 3 năm tù sau đó 1 năm.
Cảnh sát của Đồn Công an thị trấn Lạc Hoàng đã bắt ông khi ông đi tới một khu chợ ở thị trấn Lạc Hoàng để phân phát tài liệu chân tướng Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2012. Thẩm phán của Tòa án quận Giang Tân đã tuyên ông ba năm tù.
Cảnh sát đã cố gắng bắt giữ ông vào năm 2020 khi có người tố cáo ông phát tờ rơi Pháp Luân Đại Pháp trên đường phố. Ông đã trốn thoát và sống cơ cực để tránh bị bức hại thêm nữa.
12. Bà La Thái Thanh
Bà La Thái Thanh ở thị trấn Bạch Sa và bà La Trạch Hội đã bị bắt vào sáng ngày 13 tháng 5 năm 2008, khi cả hai nói với những người dân ở thị trấn Tân Kim về cuộc bức hại. Sau đó bà bị kết án 5 năm tù.
Cảnh sát của Đội An ninh Nội địa Giang Tân và Đồn Công an thị trấn Bạch Sa đã bắt giữ bà vào ngày 15 tháng 9 năm 2015. Sau đó, bà bị kết án 3,5 năm tù.
Cảnh sát đã bắt bà lần thứ ba vào ngày 7 tháng 4 năm 2020, sau khi có người trình báo bà phát tài liệu chân tướng Pháp Luân Đại Pháp trên đường phố. Bà đã bị kết án và thụ án bên ngoài nhà tù. Sau đó chính quyền đã đưa bà vào tù vào tháng 9 năm 2022 trước thềm Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ.
13. Ông Tạ Tích Xuân
Ông Tạ Tích Xuân ở thị trấn Thạch Môn đã bị bắt vào ngày 22 tháng 4 năm 2016, sau khi ông đệ đơn kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ vì tội phát động cuộc bức hại vào năm 1999. Cảnh sát đã lục soát nhà và nơi làm việc của ông, tịch thu nhiều tài sản cá nhân của ông. Cảnh sát giam ông ở trong một trại tạm giam. Ông bị xét xử lần đầu vào ngày 10 tháng 10 năm 2016. Trong phiên tòa thứ hai được mở vào ngày 7 tháng 11, thẩm phán đã kết án ông 3,5 năm tù.
14. Bà Chu Hiển Dung
Khi bà Chu Hiển Dung ở thị trấn Bạch Sa đang giảng chân tướng về cuộc bức hại vào tháng 1 năm 2010 thì có người đã tố cáo bà với cảnh sát. Đồn Công an thị trấn Vĩnh Hưng đã lục soát nhà bà và bắt giữ bà. Thẩm phán của Tòa án quận Giang Tân đã kết án bà Chu 3 năm tù.
15. Bà Lưu Quốc Thư
Bà Lưu Quốc Thư ở thị trấn Thái Gia đã bị kết án 4 năm tù vào tháng 7 năm 2009.
Dưới đây là danh sách 25 học viên bị kết án tù (chưa rõ thời điểm kết án và mức án).
1. Ông Dương Tả Lâm ở thị trấn Thanh Bình bị kết án 8 năm tù.
2. Bà Tạ Hưng Linh 2 lần bị kết án.
3. Ông Lưu Vân Vĩ 2 lần bị kết án.
4. Ông Trịnh Khắc Mô bị kết án 5 năm tù.
5. Bà Lưu Giai Cầm đã 2 lần bị kết án.
6. Ông Ngô Trung Vinh.
7. Ông Huống Tiểu Xuân.
8. Bà Trình Quý Phân.
9. Bà Hoàng Đại Phương bị kết án 5 năm tù (thụ án từ tháng 4 năm 2001 đến tháng 4 năm 2006).
10. Bà Giang Hoành bị kết án 3 năm tù.
11. Bà Hoàng Thuận Dung đã bị kết án 3 lần.
12. Cô Vương Trường Ngân ở thị trấn Thái Gia đã bị kết án 3 năm tù.
13. Bà Bồ Chính Tiên.
14. Bà Cổ Toàn Dung.
15. Ông Ôn Đức Ba ở thị trấn Đức Cảm.
16. Bà Giang Tích Trân.
17. Ông Lý Xương Tân.
18. Bà Ôn Tân Hoa.
19. Bà Trương Giai Phúc.
20. Ông Vương Hiển Hoa.
21. Ông Đổng Thiếu Thái.
22. Bà Chu Thế Dung ở thị trấn Bạch Sa đã bị kết án 2 lần vào năm 2008 và 2018.
23. Ông Vương Hiển Hoa.
24. Bà Chu Vạn Thư.
25. Bà Phùng Tiểu Mai
IV. Một phần danh sách học viên bị đưa vào trại lao động cưỡng bức
1. Ông Vương Hiển Hoa bị bắt tại nhà vào ngày 11 tháng 9 năm 2008, và bị giam một năm trong Trại Lao động Cưỡng bức Tây Sơn Bình.
2. Ông Huống Hân Vinh ở thị trấn Đức Cảm đã bị cưỡng bức lao động một năm sau khi đến Bắc Kinh để kháng nghị cuộc bức hại vào năm 2000. Một lần khác, chính quyền giam giữ ông trong một trung tâm tẩy não 6 tháng trước khi chuyển ông đến trại lao động cưỡng bức. Cảnh sát bắt ông lần thứ ba vào ngày 10 tháng 10 năm 2006, và kết án ông 2 năm lao động cưỡng bức.
3. Ông Khang Nghị từng là bác sĩ khoa phóng xạ của Bệnh viện Nhân dân quận Giang Tân. Ông đã phản bức hại ở Bắc Kinh vào năm 1999 và bị phi pháp phạt 1 năm lao động cưỡng bức. Thời hạn bản án của ông bị kéo dài thêm 11 tháng.
4. Bà Vương Đại Thư ở thị trấn Chi Bình bị đưa vào trại lao động cưỡng bức vào năm 2000.
5. Bà Dương Tài Trạch bị đưa đến Trung tâm tẩy não quận Giang Tân vào tháng 1 năm 2000 và bị giam giữ 1 tháng. Cảnh sát của Đội An ninh Nội địa đã bắt bà vào năm 2001 và giam bà trong một trại tạm giam 2 tháng trước khi phạt [phi pháp] bà 1 năm lao động cưỡng bức.
Bà Đường Bổn Lan bị bắt vào tháng 8 năm 2000 và bị giam giữ 1 năm trong trại lao động cưỡng.
7. Bà Thuế Chính Vinh ở thị trấn Bạch Sa đã bị giam trong một trại lao động cưỡng bức 1 năm sau khi bị bắt vào năm 2000 vì phản bức hại ở Bắc Kinh.
8. Ông Vương Hiển An ở thị trấn Tiên Phong đã bị cưỡng bức lao động 1 năm vào năm 2000 sau khi ông đến Bắc Kinh để phản bức hại. Thời hạn của ông bị kéo dài thêm 11 tháng.
9. Ông Ngô Tông Vinh đã bị cưỡng bức lao động 1 năm vào năm 2001.
Sau đây là danh sách 8 học viên đã bị giam ở trong các trại lao động cưỡng bức (chưa rõ thời điểm kết án và mức án)
1. Ông Lý Xương Tân.
2. Bà Ôn Tân Hoa.
3. Bà Lý Cơ Minh.
4. Bà Chu Trạch Quần.
5. Ông Ôn Đức Ba.
6. Bà Ôn Diệu Liên (Trại Lao động thị trấn Bách Lâm).
7. Bà Ôn Diệu Quần.
8. Bà Ôn Diệu Toàn.
V. Một phần danh sách học viên bị bắt, giam giữ và tẩy não
1. Bà Viên Hiếu Quần (86 tuổi) ở thị trấn Bạch Sa bị bắt vào tháng 3 năm 2000. Bà bị giam 15 ngày trước khi bị chuyển đến một trung tâm tẩy não và bị giam ở đó 1 tháng.
2. Bà Tăng Tướng Vinh ở thị trấn Lý Thị đã hai lần bị giam giữ và hai lần bị đưa vào trại lao động cưỡng bức từ tháng 7 năm 1999 đến năm 2004.
3. Ông Đường Vĩnh Phúc ở thị trấn Lý Thị bị tra tấn tại Trung tâm tẩy não thị trấn Lý Thị vào năm 2000. Năm 2004 ông lại bị bắt và giam giữ vì nói với mọi người về cuộc bức hại. Cảnh sát đã truy bắt ông gắt gao sau khi ông đệ đơn kiện Giang Trạch Dân. Ông buộc phải rời xa nhà và sống cuộc sống cơ cực để tránh bị bức hại trong tương lai.
4. Bà Nhiếp Khôn Quần ở thị trấn Bạch Sa đã bị bắt tại thị trấn Thạch Mô vì phát tài liệu Pháp Luân Đại Pháp ở đó vào ngày 4 tháng 5 năm 2011. Sau khi bà bị giam giữ và tra tấn trong một tháng, bà đã bị chuyển đến Trung tâm tẩy não và bị giam ở đó 10 ngày.
5. Bà Dương Văn Thư bị bắt tại nhà vào tháng 3 năm 2017. Ban đầu cảnh sát của Đồn Công an Đông Thành giam bà trong một trung tâm tẩy não 13 ngày, sau đó chuyển bà đến một cơ sở khác và giam bà ở đó thêm 5 ngày nữa.
6. Ông Trình Xương Hiền bị giam 15 ngày vào năm 2017.
7. Ông Lý Hưng Minh từng có thời điểm bị giam trong Trung tâm tẩy não quận Giang Tân 13 ngày. Ông phải trả 1.300 nhân dân tệ chi phí ăn uống và 400 nhân dân tệ cho cái gọi là “học phí”.
Mười học viên dưới đây đã từng bị bắt và giam giữ. Một số người trong số họ đã bị buộc phải nộp một số khoản “tiền phạt” nhất định trong thời gian bị giam giữ (chưa có thông tin cụ thể về ngày xảy ra sự việc).
1. Bà Lưu Quế Trân bị giữ tại Trung tâm tẩy não quận Giang Tân trong 10 ngày và buộc phải nộp phạt 1.400 nhân dân tệ.
2. Bà Trần Cát Hoa bị giam tại Trung tâm tẩy não quận Giang Tân trong 10 ngày và buộc phải nộp phạt 1.400 nhân dân tệ.
3. Bà Ôn Thanh Hoa bị giam tại Trung tâm tẩy não quận Giang Tân trong 14 ngày và buộc phải nộp phạt 1.800 nhân dân tệ.
4. Bà Mộ Khai Dung bị giam giữ tại Trung tâm tẩy não Đức Cảm trong 8 ngày.
5. Ônh Trịnh Định Huy bị giam giữ trong 10 ngày và sau đó 5 ngày trong trung tâm tẩy não.
6. Bà Hạ Phát Chi bị giam giữ tại Trung tâm tẩy não Bách Lâm.
7. Ông Hồ Vu Lý bị giam tại Trung tâm tẩy não quận Giang Tân trong 2 ngày.
8. Bà Âu Xương Dung bị giam giữ tại Trung tâm tẩy não quận Giang Tân trong 10 ngày và buộc phải nộp phạt 1.000 nhân dân tệ.
9. Bà Tào Đức Thanh bị giam tại Trung tâm tẩy não quận Giang Tân trong 6 ngày và buộc phải nộp phạt 1.000 nhân dân tệ.
10. Bà Phùng Bằng Tông bị giam tại Trung tâm tẩy não quận Giang Tân trong 10 ngày và bị giam ở nơi khác trong 15 ngày.
VI. Danh tính và thông tin liên lạc của các thủ phạm bức hại:
Vạn Phượng Hoa, nam giới, thị trấn Thái Gia ở quận Giang Tân. Ông ta đã được điều chuyển công tác. Điện thoại: +86-13883114366, +86-1390838203
Mục Siêu Hằng, nam giới, hiện đã chuyển công tác. Điện thoại: +86-13500376010
Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/10/454729.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/31/207133.html
Đăng ngày 08-04-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.