Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 30-11-2023]

Tôi từng luôn cho rằng mình không có bất kỳ chấp trước căn bản nào. Bởi khi suy ngẫm về quá trình tu luyện của bản thân, tôi đã không thể phát hiện ra vấn đề gì lớn. Tôi bước vào tu luyện Pháp Luân Công vì tôi muốn tu luyện. Tôi nghĩ động lực căn nguyên để tu luyện của tôi rất thuần khiết; tôi cũng không phải vì muốn chữa bệnh hay truy cầu bất kỳ dục vọng nào.

Mặc dù việc vứt bỏ danh và lợi tôi đã làm được khá tốt, nhưng sau khi cuộc bức hại bắt đầu, tôi đã không thể duy trì được trạng thái tu luyện và không cảm nhận được tâm từ bi mạnh mẽ để cứu chúng sinh, đến thiện tâm tôi cũng không có nữa. Tôi trở nên hoang mang, và trạng thái tu luyện của tôi đã trượt dốc không ngừng.

Loại bỏ các chấp trước vô hình

Tôi từng rất tinh tấn trong tu luyện cá nhân và có khả năng vượt qua thống khổ, bao gồm cả nghiệp bệnh. Tôi đã mường tượng rằng mình có thể vứt bỏ tất cả những thứ trần tục và do đó có thể nhanh chóng tiến đến viên mãn.

Tuy nhiên, một vấn đề đã trở nên rất nổi cộm. Khi đi giảng chân tướng và cứu chúng sinh, tôi thích chọn những việc dễ dàng. Tôi không có chút nhiệt huyết nào đối với việc này và không chủ động nói chuyện với mọi người. Tôi không đến gần bất kỳ ai và cảm thấy thờ ơ với việc người ta có được cứu hay không. Dường như là tôi đã loại bỏ được chấp trước vào cái tình của con người, nhưng kỳ thực là do tôi thiếu từ bi.

Điểm xuất phát và tâm thái đó của tôi là sai rồi. Có lần tôi đã khoác lác với các học viên địa phương rằng tu luyện không khó; tôi thấy cũng đơn giản thôi, chỉ cần tôi không bao giờ làm điều gì mà tôi cảm thấy ân hận. Loại tâm thái đó đã giúp tôi vượt qua một số khảo nghiệm, nhưng động lực thúc đẩy đằng sau nó là khao khát bảo vệ bản thân.

Không khó để nhận ra các chấp trước hữu hình – như danh, lợi, an dật – rồi loại bỏ chúng. Nhưng việc tìm ra các chấp trước vô hình, như thiếu từ bi và nhiệt huyết cứu người, thì cần có được thể ngộ qua quá trình tu luyện tinh tấn. Tôi từng hay khoe khoang rằng mình thông minh và có ngộ tính tốt, nhưng tôi đã không thể nhìn ra tâm ngạo mạn và tự cho mình là đúng ẩn giấu rất sâu. Với tâm tính như vậy, tôi thực sự khó đi tốt con đường tu luyện trong Chính Pháp, và hậu quả là trạng thái tu luyện của tôi đã rớt xuống.

Sau khi cuộc bức hại đối với Pháp Luân Đại Pháp bắt đầu vào năm 1999, tôi đã mất đi môi trường tu luyện ổn định của mình. Để tránh bị bức hại, tôi buộc phải rời khỏi nhà và trở thành vô gia cư. Tôi phải chịu áp lực rất lớn, và rất nhiều chấp trước đã nổi lên. Tôi trở nên giải đãi, học Pháp ít và hầu như không luyện công. Nỗi sợ hãi quấy rầy tôi, chính niệm của tôi không đủ, và tôi thường cảm thấy mệt mỏi. Tâm an dật gia tăng, và tôi liên tục rớt xuống trong tu luyện.

Trong các giấc mơ, tôi thường xuyên đi tìm nhà vệ sinh, vất vả lắm tôi mới tìm được một cái nhưng nó thực sự bẩn thỉu. Tôi cũng mơ thấy tôi không làm xong bài tập ở trường, hoặc tôi bị trễ giờ thi, hoặc tôi không biết trả lời một số câu hỏi trong bài kiểm tra. Việc này cứ tiếp diễn trong một thời gian, và tôi trở nên vô cùng lo lắng, nghĩ rằng mình sẽ không thể tu thành và cuối cùng sẽ bị đào thải.

Suy nghĩ của tôi không chiểu theo Pháp

Tôi không biết làm thế nào để chấm dứt tình trạng đó, nên chỉ biết cố gắng học Pháp trở lại và đọc các bài trên trang web Minh Huệ hàng ngày. Sau một thời gian, tôi cảm thấy tốt hơn nhiều và lấy lại được chút tự tin. Tôi nghĩ rằng mình sẽ có thể trở về nhà với Sư phụ. Nhưng trước khi nhận ra điều đó, tôi lại trượt ngã nữa. Mỗi lần rớt xuống, tôi lại sợ mình bị bỏ lại phía sau, nên tôi đã vật lộn để quay lại. Lần nào tôi sẩy chân trong tu luyện, cũng có việc nào đó xảy ra và dẫn dắt tôi quay trở lại. Việc như thế xuất hiện hết lần này đến lần khác.

Trạng thái tu luyện phập phù này diễn ra trong một thời gian dài. Có nhiều lần tôi cảm thấy mình đã bị trói chặt và không thể thoát ra được. Bởi vì chủ ý thức của tôi không thanh tỉnh, tôi thực sự cảm thấy bối rối và không nhận ra rằng mình đang bước trên con đường do cựu thế lực an bài và không biết cách phủ định nó.

Khi đọc kinh văn Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles, tôi đã bắt gặp câu trả lời của Sư phụ cho câu hỏi của một đệ tử:

Học viên hỏi,

“Nghị lực, ý chí lực là tiên thiên mang đến, là thiên định. Ý chí lực của đệ tử không mạnh mẽ; cắn răng hạ quyết tâm thì nỗ lực có thể hàng mấy ngày, nhưng không thể lâu dài. Rất khổ não, không biết sai ở đâu. Nỗ lực học Pháp thuộc Pháp vẫn không đề cao, có phải là vì bản thân việc muốn thông qua học Pháp đề cao ý chí lực chính là [truy] cầu không? Hay là học Pháp vẫn chưa đủ? Nếu nguyên nhân căn bản là không trân quý bản thân mình, thì có còn cứu được không?”

Sư phụ đã trả lời,

“Nếu một đệ tử Đại Pháp mà tu thật tốt, có thể nhận thức một cách lý tính về Đại Pháp là gì, thì nhất định dồn lực để làm, nhất định sẽ không giải đãi về phương diện này. Xoay lại mà giảng, không tinh tấn cũng là đang học Pháp, cũng biết Pháp rất tốt, nhưng không phải là ở trên Pháp [mà nhận thức], chính niệm không đủ, nhận thức tự nhiên không cao, chính là không thể chân chính lý giải sự trân quý của Pháp; do vậy không thể gắng sức lên được.” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006])

Câu trả lời của Sư tôn khiến tôi thực sự chấn động. Chẳng phải sẽ rất nguy hiểm nếu suy nghĩ của tôi “không ở trong Pháp!” sao. Tôi đã dần ly khai Đại Pháp mà không hiểu được nguyên nhân gốc rễ của trạng thái này. Chấp trước cứ đột nhiên hiển lộ như cỏ dại mãi không thôi. Hẳn là tình trạng của tôi phải có gì đó sai rồi!

Lòng vị tha là tấm vé đến Vũ trụ mới

Mấy hôm trước, tôi có đọc mấy bài chia sẻ của các học viên về các chấp trước căn bản trên trang web Minh Huệ. Sau khi đọc xong, tôi đối chiếu với trạng thái tu luyện của bản thân và xuất một niệm: “Hay là mình cầu Sư phụ nhỉ!” Sau đó, đột nhiên tôi cảm thấy như đầu mình tách ra, trong nháy mắt tôi đã nhận ra chấp trước căn bản của mình – theo đuổi sự viên mãn cá nhân. Lúc bắt đầu bước vào Đại Pháp, tôi đã tìm kiếm sự giải thoát cá nhân. Những năm tháng qua, tôi đã bị lợi dụng sơ hở và phải chịu một hình thức bức hại khác. Tôi hoàn toàn phủ nhận và quyết không chấp nhận can nhiễu này.

Sư phụ đã dạy chúng ta,

“‘Ta là đệ tử của Lý Hồng Chí, các an bài khác thì đều không cần, đều không thừa nhận’, thì chúng không dám làm, chính là đều có thể giải quyết. Chư vị thật sự làm được thế, không phải trên miệng nói thế mà là ở hành vi là làm được thế, thì Sư phụ nhất định sẽ làm chủ cho chư vị.” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)

Tôi liền trịnh trọng tuyên bố: “Đời này, ta chỉ có một thân phận, đó là đệ tử Đại Pháp. Ta chỉ có một Sư phụ, và đó là Sư phụ Lý Hồng Chí! Ta chỉ làm một việc duy nhất, đó là giảng chân tướng, cứu chúng sinh!”

Sư phụ cũng đã giảng,

“Giảng chân tướng, cứu chúng sinh, đó chính là điều chư vị cần làm, trừ đó ra thì không có điều chư vị cần làm.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2015)

Tôi ngộ ra một tầng Pháp lý: vũ trụ cũ là vị tư, còn việc giảng chân tướng và cứu chúng sinh là vì người khác, đó là tấm vé để bước vào vũ trụ mới. Chúng sinh đang chờ đợi được cứu.

Đối với tôi mà nói, nếu ích kỷ là mặt đất, và vị tư là gốc của một cái cây to, thì chấp trước vào viên mãn là thân của cái cây to đó, và tất cả các chấp trước khác, lớn hay nhỏ, đều là cành và lá của nó. Cái cây này đã ngăn cản con đường tu luyện của tôi trong Đại Pháp. Giờ đây, tôi đã đánh hạ cái thân cây này xuống, nhổ bật rễ nó, phát quang cành và lá gây cản trở, và bắt đầu lại hành trình đến tương lai của mình, trên con đường duy nhất do Sư phụ Lý đã an bài.

Giờ đây áp lực lên thân thể tôi đã biến mất, và tôi cảm thấy thoải mái. Chấp trước đã quấn lấy tôi trong thời gian dài đột nhiên mất đi gốc rễ và bị đốn thành từng mảnh. Cảm giác như thể tâm trí tôi đã chuyển nguồn, và tôi có thể đặt người khác lên trước mỗi khi xuất hiện mâu thuẫn.

Gần đây, khi dạo bước ở bên ngoài, tôi chợt nhận ra mình đang tươi cười, trái tim tôi an hòa và tâm trí tôi tĩnh lặng. Đó là một cảm giác hoàn toàn mới mẻ và mỹ diệu. Ngước nhìn dòng người tấp nập trên con phố ồn ào, mỗi người đều đang thực hiện công việc của bản thân mình như thường lệ, nhưng bầu trời xanh thẳm và cây cối xanh biếc kia giờ đây dường như đã khác hẳn rồi.

Con xin cảm tạ Sư tôn!

Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”).

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/11/30/468779.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/12/28/213514.html

Đăng ngày 11-01-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share