Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 11-11-2023] Tôi thuộc thế hệ 8X, một mình công tác và sinh sống xa nhà. Xung quanh không có hoàn cảnh tu luyện, nhưng tôi vẫn thường xem Minh Huệ Net, bình thường gặp vấn đề trong tu luyện cũng chỉ chia sẻ với đồng tu mẹ. Dưới sự an bài của Sư phụ, đồng tu mẹ đã giúp tôi trong tu luyện, và mẹ con tôi cùng nhau đề cao trong Pháp.
Tôi làm việc tại công ty hiện giờ đã được tám năm và ở một mình trong ký túc xá của công ty, chỉ cách văn phòng vài phút đi bộ. Công ty hầu như lúc nào cũng vắng người, mọi người đều là có việc thì đến, không có việc lại đi. Vậy nên, hầu như ngày nào cũng chỉ có mình tôi ở văn phòng, hết giờ làm lại về ký túc xá, cũng lại một mình. Tôi không vào mạng xã hội, không xem phim ảnh gì. Hồi ấy, dù ngày nào cũng học Pháp, nhưng tôi lại dành phần lớn tinh lực vào học hành, thi cử, cho nên ngoài giờ đi làm, tôi chỉ học với thi lấy chứng chỉ.
Có một thời gian, tôi từng nhiều lần có cảm giác trống trải, buồn chán, tịch mịch, mông lung, tẻ nhạt. Đi làm thì có mỗi một mình, hết giờ làm cũng chẳng gặp ai khác; tán gẫu với đồng nghiệp cũng chẳng có gì chung, bởi vậy tôi hầu như không tán gẫu, thấy không muốn nói chuyện. Cứ như thế mà đã tám năm trôi qua.
Trong tâm trăm mối ngổn ngang, cảm xúc lẫn lộn, không biết phải gọi cái khổ ấy là gì, lại cứ bị thứ bất hảo này giam hãm, không sao giải thoát ra được. Tôi làm việc mà không thấy hứng thú, làm gì cũng không thiết, bình thường đến nói chuyện cũng không buồn nói, trạng thái tinh thần cực kỳ tiêu cực, ức chế, lạc lõng. Đã vậy, nếu gặp chuyện không vừa ý, gặp chút mâu thuẫn hay vấn đề nhỏ, tôi cũng rơi vào trạng thái như bị suy sụp tinh thần.
Lúc học Pháp, tôi có cảm giác như đã học rồi mà như chưa học, vì cứ trường kỳ độc tu, lại dành hầu hết tinh lực cho học tập và thi cử của người thường, truy cầu thi cử hết lần này đến lần khác mà chưa đạt, nên tôi sinh ra hoài nghi về bản thân, về Đại Pháp.
Ngày nào ít nhiều gì tôi cũng học Pháp, vậy mà sao vẫn tồn tại trạng thái trống trải, tịch mịch thế này? Bởi trạng thái bất hảo này thường khiến tôi cả ngày không muốn ăn uống gì, cứ như mất hồn vậy, một chút tinh-khí-thần cũng không có, rõ ràng là đã nỗ lực khắc phục rồi, nhưng vẫn không sao thoát được loại thống khổ này, rốt cuộc Sư phụ có đang quản mình không nhỉ?
Trong vấn đề học thi lấy chứng chỉ, tôi đã cố gắng hết sức nhưng mãi vẫn không đỗ, nên cảm thấy rất sốt ruột, thăng tiến sự nghiệp bị trở ngại, cuộc sống tinh thần nghèo nàn, nhiều chuyện không thuận lợi, cảm giác đời người đã rơi xuống đến đáy, những nỗ lực của bản thân chưa được đáp lại tương xứng.
Lâu ngày như vậy, chỗ bụng tôi bài tiết ra dị vật dơ bẩn, khiến tôi vừa bế tắc, vừa khổ não, lúc nào cũng nghĩ: “Làm sao lâu thế rồi mà vẫn cứ như vậy chứ?”
Lúc học Pháp, tôi cứ như đọc bài văn vậy, đọc quen quá rồi, nhưng học xong lại không có cảm thụ hay thu hoạch gì. Nhất là khi trạng thái này kéo dài một thời gian lâu, thì tôi bắt đầu cảm thấy có chút nhàm chán, không muốn đọc đi đọc lại một cuốn sách nữa, thấy đã chán rồi.
Khi không đạt được những thứ chấp trước mạnh mẽ, tôi lại cho rằng cuộc sống thật khô khan, vô vị, cô tịch, bất lực, có việc gì thì đều phải tự giải quyết, khiến tôi có dạo cảm thấy cuộc sống chẳng có gì thú vị, rồi vì mất tự chủ mà nghĩ: “Phải chăng Sư phụ không còn quản mình nữa, mình tu luyện không tinh tấn, Sư phụ rời bỏ mình rồi chăng?” Trạng thái bất hảo này từng can nhiễu tôi một thời gian rất dài, hơn nữa thỉnh thoảng lại xuất hiện, cái khổ đó thật khó mà diễn tả.
Mãi đến một hôm, tôi lại đang khổ não vì cái trạng thái mãi vẫn chưa thoát ra được này, thì bỗng có một niệm đả nhập vào trong đầu: “Sao mi không cầu Sư phụ chứ, cầu Sư phụ đi!” Toàn thân tôi lập tức khởi tinh thần lên, ngẩn ra một lúc, rồi tôi vừa khóc, vừa thầm cầu Sư phụ: “Cầu Sư phụ cứu đệ tử, cầu Sư phụ gia trì cho đệ tử!” Tôi cứ niệm như thế mấy chục lần, mấy trăm lần, cho đến khi đầu óc không còn niệm nào nữa, tôi nuốt nước mắt, nằm xuống, rồi ngủ thiếp đi.
Lâu lắm rồi không được ngủ sâu đến vậy. Tỉnh dậy, tôi có cảm giác như đang ở một thế giới khác vậy, toàn thân như vừa qua quá trình canh tân, tinh thần sáng suốt, khôi phục lại sức sống ngày nào. Tôi thấy đói và muốn ăn, chứ không kiểu đói cũng không muốn ăn bấy lâu nay. Ngay cái khái niệm về cảm giác cô đơn, tịch mịch, và cảm xúc tiêu cực cũng trở nên xa lạ nhường nào, chứ không mãnh liệt như mọi khi; dù sau này cảm giác này cũng xuất hiện trở lại, nhưng những niệm đầu xấu đó vừa nổi lên, tôi liền cầu Sư phụ gia trì, cũng không thuận theo những niệm đầu xấu đó mà nghĩ tiếp nữa.
Từ đó trở đi, tâm thái tôi đã bình ổn rất nhiều, nội tâm cũng đã trầm ổn. Lúc học Pháp, Sư phụ không ngừng triển hiện Pháp lý cho tôi, tôi bắt đầu hướng nội tìm:
1) Không dụng tâm học Pháp, học Pháp không đắc Pháp, ôm giữ chấp trước mà học Pháp, lúc nào cũng nghĩ mỗi lần học Pháp phải là một lần thu hoạch, nếu không thì là học vô ích, đó là hữu cầu trong việc học Pháp. Luyện công cũng thế, tư tưởng bất thuần, luyện công xong, trong tâm nghĩ: “Hôm nay luyện công rồi, hôm nay coi như không uổng công”, đó là tâm hữu cầu đắc công.
2) Chấp trước mạnh mẽ như vậy dẫn đến cựu thế lực dùi vào sơ hở mà gia tăng chấp trước. Đủ thứ xấu tệ ở không gian khác, nghiệp lực tư tưởng can nhiễu, mà tôi lại không coi trọng, chỉ thấy bế tắc, phát chính niệm ít, nên dần dần cho nó không gian để sinh tồn và càng nghiêm trọng hơn.
3) Không tín Sư tín Pháp từ căn bản, đắc được gì tốt thì trong tâm cao hứng vì biết đó là Sư phụ cấp cho; nhưng hễ có gì không vừa ý liền động nhân tâm, không xem mình là người tu luyện, mà cũng không coi trọng [để hướng nội tìm]. Không tu từ những việc nhỏ, không biết dùng Pháp để quy chính, lại cứ theo đó mà nghĩ, nghĩ không minh bạch ra thì lại để đó. Dần dần, từ nhỏ tích lại thành lớn, vật chất bất hảo tích lại ngày càng nhiều, khiến tôi chịu đựng không nổi, chính niệm không đủ, không nhớ đến Pháp nữa.
4) Chấp trước thi lấy chứng chỉ là mang danh và lợi, lại còn nói “Mình nỗ lực rồi thì phải đắc được gì” để tìm cớ mà mình cho là hợp lý nữa chứ, thực ra là căn bản không muốn buông bỏ danh-lợi-tình; tự cho rằng đã phó xuất nhiều rồi, nhưng trong quá trình học tập, trong tâm lại không học kiến thức một cách nghiêm túc, đầu chỉ nghĩ: “Mình phải thi đỗ, không thì bằng uổng công.”
5) Tự cho mình là siêu phàm: có thời gian tôi cho rằng mình rất có năng lực khi nghĩ một người mà có thể chịu khổ nhiều thế này, thế là đưa mình lên vị trí số một.
6) Cái tâm tham lam, tranh công người khác của tôi còn rất mạnh, cho rằng thi được mấy chứng chỉ là kết quả đạt được nhờ nỗ lực của bản thân, hơn nữa càng ngày càng tham, còn muốn thi tận mấy chứng chỉ. Lúc thi không qua thì có cảm giác mất mát, thậm chí còn khởi nghi tâm đối với Đại Pháp, học Pháp cũng mất đi hứng thú luôn.
7) Tự mình an bài cho mình, liên tục đề ra kế hoạch, cho rằng mọi việc sẽ tiến triển theo sự sắp xếp của mình, nếu như không theo ý mình thì nhân tâm nổi lên, sinh ra đủ loại hoài nghi.
8) Không biết cảm ân, không biết đủ, cách nhìn người nhìn việc thì theo hướng tiêu cực hơn là tích cực.
Qua trải nghiệm lần này, tôi đã lĩnh ngộ sâu sắc rằng:
1) Là đệ tử Đại Pháp, cuộc đời tôi đã được Sư phụ an bài, mọi việc cần tùy kỳ tự nhiên. Tôi đáng đắc được gì thì tự nhiên sẽ là của tôi, không đáng đắc được gì thì dù thế nào cũng không có được, có được thì có mất, bởi Sư phụ đang quản, tôi cần phải tín Sư tín Pháp, tin tưởng rằng mọi thứ Sư phụ an bài là tốt nhất.
2) Trong tu luyện, tôi ngộ ra rằng mọi sự đều là hảo sự, là phúc phận mà Sư phụ ban cho, đồng thời cũng không cần có tâm hoan hỷ, mà hãy cảm ân Sư tôn. Gặp việc gì không như ý, phiền não, mâu thuẫn, chuyện xấu, v.v., là Sư phụ từ bi an bài để tôi tu luyện trừ bỏ nhân tâm, chấp trước, từ đó mà quay về với ngôi nhà đich thực của mình, mà những sự việc không như ý cũng là nghiệp lực đời đời kiếp kiếp do bản thân tạo thành, hết thảy đều có quan hệ nhân duyên.
3) Nghiêm túc đối đãi với tu luyện: Không thể một tay nắm chặt phía con người không buông, một tay nắm Thần không buông, phải đồng hóa với Đại Pháp từ căn bản. Chúng ta dùng thệ ước ký bằng sinh mệnh thì phải tuân thủ ước hẹn đã với Sư phụ. Đã hạ xuống tam giới để trợ Sư chính Pháp, mang sứ mệnh mà tới, thì phải hoàn thành sứ mệnh trở về. Phải biết đời người ngắn và chỉ là cõi tạm, sinh lão bệnh tử, bi hoan ly hợp, chỉ nháy mắt là trôi qua, thế gian con người hư vô, trôi nổi, chỉ có tu luyện mới đúng là thật.
4) Năm hết Tết đến, gửi lời chúc tới Sư phụ thì chớ chỉ có hô khẩu hiệu, cần phải thực sự làm được, chứ không phải chỉ là tận lực làm. Nghĩ đến Sư phụ vì cứu độ chúng ta mà phải chịu vô vàn khổ, chúng ta chỉ chịu đựng có chút xíu thì có tính là gì chứ?!
5) Đại Pháp tạo nên vạn sự vạn vật nơi thế gian, thành tựu nên vô số Phật, Đạo, Thần, vô lượng sinh mệnh đều do Đại Pháp khai sáng, hết thảy những gì chúng ta có được đều do Đại Pháp ban cho, bất cứ lúc nào Đại Pháp và Sư phụ cũng là trọng yếu nhất, bản thân chúng ta không có năng lực để làm bất cứ điều gì trong đó, thậm chí đều đã rơi vào địa ngục. Cho dù chúng ta có năng lực thì cũng là do Đại Pháp ban cho, hết thảy đều bắt nguồn từ Đại Pháp, vậy nên cần phải biết cảm ân từ trong tâm.
6) Dùng tư duy của người tu luyện thay vì tư duy người thường. Làm người tu luyện, gặp chuyện thì hướng nội tìm là tố chất cơ bản; cũng ắt phải có thể gặp việc tốt hay việc xấu đều hướng nội tìm; nhất là những chuyện nhỏ không vừa mắt, những nhân tâm khó phát hiện, cũng như tâm người thường, hễ nổi lên thì lập tức phải dùng Pháp để quy chính, đặt mình trong trạng thái người tu luyện mọi thời khắc. Càng đến cuối, càng cần phải thực sự nghiêm túc đối đãi với tu luyện, ngày càng nghiêm khắc với bản thân, tu bỏ nhân tâm, nhân niệm, nhân tình.
7) Bất cứ lúc nào cũng phải tín Sư tín Pháp vô điều kiện, lúc then chốt cầu Sư phụ cũng là biểu hiện của tín Sư tín Pháp.
Trong lúc nguy nan hoặc khi không vượt được quan, chỉ cần trong tâm có Sư phụ thì Sư phụ sẽ tiêu trừ nghiệp lực xấu cho đệ tử từng chút từng chút một, được Sư phụ bảo hộ, cứu độ, và tiêu giảm nghiệp lực cho đệ tử, khiến đệ tử từng bước thoát thai hoán cốt!
Tôi cảm nhận được Đại Pháp thật quá vĩ đại, Pháp có thể bao dung hết thảy! Trải qua lần được Đại Pháp tẩy tịnh này, hết thảy vật chất bất hảo đều như khói tan mây tản, trạng thái thiết thực, hạnh phúc, tường hòa trong tâm đều do Đại Pháp ban cho, thực sự là:
“Pháp có thể phá hết thảy chấp trước…” (“Bài trừ can nhiễu”, Tinh Tấn Tinh Yếu II)
Hết thảy những gì Sư phụ an bài cho đệ tử đều là tốt nhất. Hoàn cảnh công tác hiện tại của tôi là Sư phụ an bài để tôi tu luyện. Trong quá trình làm việc, tôi đã giảng chân tướng cho rất nhiều đồng nghiệp. Tôi phải chú ý đến ngôn hành cử chỉ của bản thân để không làm hoen ố danh dự Đại Pháp, bởi lúc nào cũng cần vì Đại Pháp trước nhất. Trong cuộc sống hay công việc, cho dù cả ngày không tán gẫu, nhưng nội tâm tôi vẫn vui vẻ, hạnh phúc. Đại Pháp ban cho tôi rất nhiều trí huệ, đến giờ tôi đã thi được sau chứng chỉ, thuận lợi được đưa vào diện chuyên gia cấp tỉnh, cấp quốc gia, trở thành chuyên gia thẩm định, vị trí cao hơn rất nhiều người. Cảm tạ Sư phụ đã ban cho con hết thảy!
Gần đây, tôi thường nghĩ tu luyện thật là hạnh phúc, có khổ, mà cũng đầy niềm vui. Vì tôi đang được Sư phụ quản, có Đại Pháp của vũ trụ đang dung luyện, có thể đắc được Đại Pháp là thánh ân lớn nhường nào, là hạnh phúc vĩnh viễn muôn đời!
Tôi thực sự cảm nhận được sự từ bi vô lượng của Sư phụ. Chỉ cần trong tâm có Sư phụ, có Đại Pháp, bất cứ lúc nào cũng đặt Sư phụ và Đại Pháp lên hàng đầu, thì Sư phụ sẽ luôn ở bên đệ tử. Mà bản thân tôi thì có năng lực lớn ngần nào chứ? Sư phụ chỉ nhìn một tâm thuần tịnh của đệ tử, chúng ta chỉ cần có tâm tu luyện, nghiêm khắc dùng Pháp quy chính bản thân, thì Sư phụ sẽ làm và Đại Pháp sẽ tác thành hết thảy cho chúng ta, Đại Pháp là căn bản. Sinh mệnh của đệ tử đều là do Đại Pháp ban cho, vĩnh viễn không cách nào báo đáp được ân điển vô thượng của Sư phụ và Đại Pháp!
Trên đây là cảm ngộ tu luyện của cá nhân tôi ở giai đoạn hiện tại. Có gì chưa phù hợp với Pháp, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.
Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/11/11/468031.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/12/18/213374.html
Đăng ngày 05-01-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.