Bài viết của Phục Nhất Tân, đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 03-11-2023] Tâm tham là nhân tâm, là chấp trước của con người, là thứ mà người tu luyện ắt phải tu bỏ. Tôi tu luyện đã hơn 20 năm. Trước đây, tôi cứ tưởng mình không có tâm tham, tưởng mình vẫn chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn để yêu cầu bản thân, đối với danh-lợi-tình của người thường cũng đã có thể buông hết rồi, luôn cảm thấy những niệm đầu xấu trong người thường như lòng tham vô đáy, nhân tâm không biết đủ như rắn nuốt voi, tranh công người khác… dường như tôi đều không có. Nhưng gần đây, khi học kinh văn mới của Sư phụ, đối chiếu với ngôn hành của bản thân, tôi đã tìm ra mình có rất nhiều tâm tham trong tu luyện. Hôm nay, tôi viết ra để phơi bày hành vi bất hảo này, cũng để cảnh tỉnh đồng tu nào có nhân tâm ở phương diện này.
Trước đây, tôi sống ở làng quê, mua được rất nhiều đồ rẻ như: thực phẩm do nông dân trồng vừa rẻ vừa ngon, mỗi năm tiết kiệm được bao nhiêu tiền; đã vậy, khu tôi ở còn có cái siêu thị, mà để kích thích mua sắm, mỗi cuối tuần siêu thị này đều hạ giá thanh lý một số mặt hàng. Tuần nào tôi cũng nhằm đúng lúc giảm giá mà ra chọn mấy đồ mua về nhà. Như thế mỗi năm cũng tiết kiệm được rất nhiều tiền. Hồi đó, tôi vẫn cảm thấy tiết kiệm tiền để có thể dùng vào việc Đại Pháp. Tôi có thể tìm ra rất nhiều lý do để che giấu tâm tham của mình.
Mãi đến năm nay, tôi ra thành phố lớn ở. Ở đây, giá thực phẩm toàn cao gấp đôi giá hồi trước tôi mua ở quê trở lên, lại còn bán giá cố định, cũng không được mặc cả hay hạ giá nữa. Lúc ấy, tôi nhớ lại từng cảnh tượng hồi đi mua đồ ở quê, hành vi ấy của tôi chẳng phải là một kiểu tham sao? Bao nhiêu năm nay, tôi không nhận ra cái tham ấy, lại còn nuôi dưỡng nó lớn lên nữa, không mua được đồ rẻ là thấy khó chịu. Kỳ thực, dục vọng tham ấy chẳng khác nào cái động không đáy, vĩnh viễn không thỏa mãn, vả lại, cái tham dục ấy như bị ma làm phép thuật vậy, bản thân không cách nào khống chế được, lâu dần thì hoàn toàn trở thành nô lệ của nó.
Ngoài ra, tham, về phương diện vật chất, không chỉ có biểu hiện như vậy, mà về phương diện tinh thần cũng biểu hiện ra. Chẳng hạn, khi làm các việc chứng thực Pháp, tôi mở miệng là nói mình giảng chân tướng thuận lợi thế nào, bao nhiêu thế nhân đắc cứu rồi; phát hay dán tài liệu chân tướng cũng thuận lợi ra sao, được bao nhiêu… Khi nói những lời này, tôi không đặt Sư phụ ở vị trí hàng đầu, không nhận thức được rằng hết thảy đều là Sư phụ làm, mình chẳng qua chỉ đi lại, mở miệng nói thôi. Không có sự an bài và gia trì của Sư phụ, thì tôi nhỏ bé này có thể làm được gì chứ? Đây chẳng phải là tranh công người khác sao? Thật nguy hiểm quá!
Tâm tham có thể khiến người tu luyện bất kính với Sư phụ, rồi sẽ sinh ra tâm tranh công, dám báng Sư báng Pháp, dám mở miệng nói cuồng về Sư phụ là đấng cứu độ chúng ta. Nghĩ một hồi mà thấy đáng sợ thật. Kinh văn của Sư phụ đã chỉ ra người bất lý trí kia rồi, người này khả năng là bị tà linh thao khống đến mất lý trí, bản thân họ cũng không minh bạch ra, bởi vậy mới dám cả gan làm loạn, biểu hiện ra trạng thái bất thường. Cái tâm ấy chính là phù hợp với cái tư của cựu vũ trụ, người tu luyện như vậy sẽ mất đi cơ duyên tu luyện ngàn năm khó gặp, sẽ trở thành bài học giáo huấn phản diện của lịch sử. Hay mau tỉnh ra! Đây là cơ hội sửa sai mà Sư phụ ban cho chúng ta đó, phải hết sức nắm chắc!
Tu luyện còn chưa kết thúc là còn cơ hội để sửa sai. Tôi hạ quyết tâm phải quy chính cái tâm của mình từ những việc nhỏ. Hiện giờ, khi mua đồ, tôi cứ hết đồ thì mới đi mua, không còn tìm đồ giá rẻ để mua nữa, mua đồ cũng chiểu theo lời dạy của Sư phụ: “làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác” (Chuyển Pháp Luân), chân chính làm một người tốt hơn nữa.
Khi làm các việc chứng thực Pháp, điều tôi nghĩ đến trước hết là, có Sư phụ gia trì thì tôi mới có thể làm tốt một cách thuận lợi như thế. Tôi không tự cao tự đại như trước nữa.
Chính Pháp đã tới lúc cuối cùng rồi, tôi tu luyện hơn 20 năm rồi, lẽ ra không nên có nhiều nhân tâm, chấp trước đến vậy, vậy mà bản thân tôi còn tồn tại rất nhiều nhân tâm, thật có lỗi với Sư phụ! Từ nay, tôi sẽ gấp rút học Pháp tu bản thân, làm tốt ba việc mà Sư phụ bảo để hoàn thành thệ ước của mình.
Chút thể hội cá nhân, có chỗ nào chưa đúng, mong các đồng tu chỉ chính.
(Phụ trách biên tập: Văn Khiêm)
Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/11/3/467720.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/4/214159.html
Đăng ngày 06-01-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.