Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-08-2023] Tôi sinh ra trong một gia đình địa chủ nhỏ và lớn lên trong thời kỳ Cải cách Ruộng đất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Thế là tôi bị xếp vào một trong năm loại “phần tử đen” và bị dư luận phê phán trong các phê phán, đấu tố lớn nhỏ, và bị giám sát liên tục. Năm 1957, một trí thức trẻ từ Bắc Kinh đến làng chúng tôi. Chúng tôi trở thành bạn thân chỉ vì cả hai đều là phụ nữ trẻ, vì thế mà tôi bị tố giác với tổ công tác, rồi lại bị chụp cho một cái mũ nữa, tôi bị gán cái mác “phá hoại việc đưa người lên núi, về nông thôn”. Tôi sợ đến mức phải vội rời thị trấn đó để tránh bị phê phán, đấu tố.

Để được an toàn khỏi bị quấy nhiễu thêm, tôi kết hôn với đại đội trưởng dân quân của làng. Chúng tôi có bốn con, con trai cả từ nhỏ đã biết giúp bố mẹ việc nhà. Trong ba con gái, con gái cả là đứa ngoan ngoãn và biết nghe lời nhất. Tuy nhiên, thời gian tốt đẹp ấy không kéo dài lâu. Trong Cách mạng Văn hóa, chồng tôi vì yêu cầu công việc mà phải đi đập phá bàn thờ ở nhà dân và lục soát nhà họ.

Trong đó, có một địa chủ già đã ngoài 80 giấu mấy đồng xu vào ống tre nhưng bị chồng tôi tịch thu. Do đó mà chồng tôi lâm bệnh nặng khi còn chưa vào tuổi trung niên, nằm liệt giường chục năm, rồi qua đời. Hồi đó, tôi mới hơn 30 tuổi và đang nuôi bốn con nhỏ trong hoàn cảnh khó khăn. Cuối cùng, tôi không thể xoay sở một mình nên quyết định kết hôn lần nữa. Nuôi dạy con cái thật gian khổ. Khi chồng thứ hai qua đời, cả bốn người con đều đã lập gia đình và ổn định cuộc sống theo phong tục truyền thống. Đó là niềm an ủi đối với một người mẹ già như tôi.

May mắn hơn nữa, trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công do Giang Trạch Dân khởi xướng năm 1999, gia đình tôi có 10 người bước vào tu luyện Pháp Luân Công. Đây là ân điển của Sư phụ Lý cho cả gia đình chúng tôi. Trong những ngày kinh hoàng đó, khi mọi người không tìm được nơi học Pháp, gia đình chúng tôi đã thành lập nhóm học của gia đình. Con trai, con dâu, ba con gái, ba cháu gái và một cháu trai của tôi đã cùng nhau học Pháp, chia sẻ ​​và phát chính niệm. Điều này làm cho các học viên khác phải ghen tị. Bởi vậy, gia đình chúng tôi trở nên có tiếng đôi chút trong giới đồng tu trong quận và khắp vùng. Các đồng tu thì khác hỏi han, tán dương chúng tôi. Trong tâm tôi cũng hay thấy đắc ý vì trong đời, tôi chưa bao giờ được có vinh dự như vậy.

Khi tôi giảng chân tướng và thuyết phục mọi người thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc và các tổ chức liên đới của nó, mọi người khen tôi: “Bà tu luyện tốt thật đấy. Khuôn mặt bà thật hồng hào, trắng trẻo, chỉ có vài nếp nhăn. Trông bà chẳng giống người ở độ tuổi 80 chút nào cả”. Trong tâm, tôi thấy rất mừng, không sao tìm ra vấn đề của mình. Mặc dù nói đây là những gì tôi đắc được khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, nhưng sâu thẳm trong tâm, tôi vẫn có chút đắc ý mà không tự nhận ra. Trộm nghĩ: “Đâu chỉ vậy, nhà tôi còn có cả chục người tu luyện Pháp Luân Công cơ đấy.”

10 năm nữa trôi qua tự lúc nào không biết. Nhìn bề ngoài, mọi thứ dường như diễn ra suôn sẻ, người nhà chúng tôi đang làm ba việc trong các hoàn cảnh khác nhau.

Đột nhiên, con gái út của tôi ly hôn, ai khuyên cũng không được. Sau đó, cháu lại tìm đối tượng khác để kết hôn. Không lâu sau, con gái thứ của tôi cũng ly hôn, rồi lại tái hôn. Tim tôi như muốn nổ tung.

Tôi kể với con trai và con gái lớn ngoan ngoãn, nghe lời hồi nào về nỗi nhức nhối trong lòng. Thay vì an ủi tôi, chúng hỏi tại sao tôi không đến dự lễ tái hôn của con gái út. Tôi hối hận vì đã tâm sự với chúng. Rồi tôi nhận ra đây là sự can nhiễu của tà ác. Nhưng tại sao nó có thể can nhiễu đến tôi được? Chắc hẳn nó đã tóm được tâm nào mà tôi chưa buông bỏ. Là tâm nào vậy?

Sau khi bình tĩnh lại, tôi chợt nhớ lại cuộc trò chuyện với một đồng tu cách đây mười năm, tôi kể với đồng tu ấy cả gia đình tôi làm ba việc như thế nào. Đồng tu kể với tôi về một giấc mơ, trong đó ngôi nhà của tôi nhìn từ bên ngoài có vẻ ngăn nắp, nhưng bên trong thì bẩn thỉu và hỗn loạn. Nhất là giường của con gái út bị thủng một lỗ lớn ở giữa. Lúc đó, tôi không chú ý nhiều đến điều đồng tu kể vì tôi thấy hài lòng về hoàn cảnh gia đình mình.

Bây giờ ngẫm lại, tôi mới thấy rùng mình. Chẳng phải sự sạch sẽ bên ngoài đã che đậy hoàn hảo cho sự hỗn loạn bên trong sao? Chẳng phải cái lỗ trên giường của con gái tôi cho thấy có vấn đề về sắc dục sao?

Vì vậy, tôi lấy tư cách là mẹ để giáo huấn con gái út, nào ngờ con không nghe mà còn dám cãi lại. Thế là, tôi lùi lại bước nữa, dùng ngữ khí của người mẹ để khuyên nhủ con gái thứ, không ngờ con gái thứ còn kể khổ và hỏi vay tiền tôi, bảo chồng con làm ăn giờ không có tiền chu chuyển, lại nói chỉ cần mấy chục nghìn nhân dân tệ, chẳng mấy chốc sẽ trả lại thôi.

Tôi lại phàn nàn với con trai và con gái cả, nhờ chúng khuyên con gái thứ đừng đầu tư kinh doanh mạo hiểm, không ngờ con trai và con gái lớn lại thuyết phục tôi cho vay tiền và đảm bảo nếu tôi thua lỗ thì chúng sẽ trả giùm cho con gái thứ. Kết quả, số tiền đó vừa đưa là một đi không trở lại.

Vậy là, tôi và các con dường như ai cũng học Pháp, dường như đều làm “ba việc”, nhưng chỉ một mực chỉ trích chỗ sai của nhau. Chúng tôi cứ sống như vậy suốt bốn năm.

Rốt cuộc, vấn đề là ở đâu? Tôi quỳ trước pháp tượng của Sư phụ mà nước mắt lã chã, bỗng một thanh âm vang dội từ cõi u minh: “Đây là quan mà con phải vượt qua!” Tôi minh bạch rằng đây là điểm hóa của Sư phụ. Vậy thì đây là quan gì nhỉ? Tôi mở Chuyển Pháp Luân ra.

Sư phụ giảng:

“Chư vị trong lục đạo luân hồi, mẹ của chư vị là người, không là người, [số ấy] không đếm được. Con cái của bao đời chư vị hỏi có bao nhiêu; cũng không đếm được. Ai là mẹ chư vị, ai là con chư vị, một khi hai mắt kia khép lại [tạ thế] thì ai còn nhận ra ai nữa; nghiệp mà chư vị nợ vẫn theo đó mà hoàn trả.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Thì ra đây là nghiệp lực mà tôi nợ, giờ đã đến lúc phải trả rồi. Mặc dù trong quá trình sinh thành và nuôi dưỡng các con, tôi đã chịu khổ chịu khó rất nhiều, nhưng món nợ nghiệp quá khứ vẫn chưa trả hết, vẫn phải tiếp tục trả.

Ngẫm ngược theo mạch suy nghĩ mà tìm, dường như tôi lại có chút thừa nhận bức hại của cựu thế lực tà ác. Nếu như cả gia đình chúng tôi đều là người tu luyện thì mỗi người đều được Sư phụ coi sóc, cựu thế lực dựa vào đâu mà dám lật lại nợ cũ trong lịch sử để đảo loạn nhóm người tu luyện này chứ? Từ góc độ này, quan mà Sư phụ điểm hóa rằng tôi phải vượt qua chính là quan tình.

Lần theo manh mối này mà đào tiếp, tôi tìm thấy mình vẫn đang hưởng thụ cái tình mẫu tử: khi mỗi con đều thành gia lập nghiệp, trong lòng tôi có cảm giác kiểu “khổ tận cam lai”; khi cả gia đình chúng tôi bước vào tu luyện Đại Pháp, tôi càng có cảm giác các con của mình xuất sắc hơn các đồng tu địa phương. Đây chính là sự “đắc ý” mà tôi nhiều lần đề cập bên trên.

Cứ thế đào sâu đến gốc rễ, tôi quả thật bị sốc. Hóa ra, tôi biến việc tu luyện của cả nhà thành thể diện cho mình, lấy đó để hiện thị mình tu tốt. Cái tâm hiển thị ấy lớn quá! Các đồng tu đều lặng lẽ chứng thực Pháp, còn tôi lại dùng sự tu luyện của các con để chứng thực bản thân. Nguy hiểm biết bao!

Tôi nhất định phải loại bỏ chấp trước thâm căn cố đế này, đối đãi với các con như với bất kỳ chúng sinh nào khác, chỉ có từ bi, hoàn thành thệ ước tiền sử, theo Sư phụ về nhà.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/8/18/464282.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/11/22/213043.html

Đăng ngày 02-01-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share