Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục
[MINH HUỆ 11-09-2023] Lịch sử nhân loại và văn hóa truyền thống 5000 năm là Sư phụ dẫn dắt các đệ tử Đại Pháp khai sáng, là vì ngày hôm nay chính Pháp mà kiến lập. Giới tu luyện trong lịch sử đã lưu truyền lại những bài học giáo huấn đau đớn, đệ tử Đại Pháp phải biết lấy đó làm gương, bởi vì đây không phải là thời kỳ tu luyện cá nhân, mà là vũ trụ đang chính Pháp, là để cho chúng sinh tương lai tham chiếu.
Ai xứng đáng làm đệ tử Đại Pháp? Đó là sinh mệnh vinh hạnh như thế nào? Với từ bi to lớn và hồng ân hạo đãng Sư phụ đã coi hết thảy các học viên là đệ tử! Nhưng chúng ta cuối cùng có thể trở thành lạp tử của Đại Pháp, còn phải xem cuối cùng, phải xem từng lựa chọn của chúng ta trên con đường tu luyện Chính Pháp.
Em trai của Phật Thích Ca Mâu Ni là Tất Đề Đạt Đa, bởi vì gia thế hiển quý, lại có tài ăn nói diễn giảng, ngày càng có nhiều tín đồ sùng bái, khiến cho tâm hiển thị, hoan hỷ, tự tâm sinh ma, tự lập ra bang chủ, thậm chí vài lần động thủ ám sát Phật Thích Ca Mâu Ni.
Tế Công và tiểu hòa thượng vì khai công khai ngộ mà bị người khác tật đố đuổi khỏi chùa, bầu không khí của tự viện đã bị bại hoại, Bàng Quyên và Thân Công Báo, vì tật đố sinh hận mà làm hại bạn đồng đạo, đây đều là những bài học cho tu luyện Chính Pháp của chúng ta hôm nay.
Sư phụ từ lâu trong Kinh văn đã giáo huấn chúng ta:
“Không được mang loại quan niệm về đẳng cấp nơi người thường vào trong Đại Pháp, học viên mới và cũ đều cần chú ý vấn đề này. Người đến học Pháp dẫu học vấn cao bao nhiêu, kinh doanh lớn ngần nào, quan chức hiển hách đến mấy, có kỹ năng đặc thù gì, tồn tại công năng nào, đều phải thực tu. Tu luyện là thù thắng và nghiêm túc, có thể vứt bỏ tâm người thường về đặc thù của chư vị hay không, đối với chư vị mà nói là một đại quan rất khó qua nhưng ắt phải vượt qua. Dẫu thế nào đi nữa, đã là một đệ tử thực tu thì nhất định phải buông bỏ chấp trước này, vì chư vị quyết không thể viên mãn khi không tống khứ tâm đó đi.” (Vứt bỏ tâm người thường và kiên trì thực tu, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Quan niệm về đẳng cấp là đẳng cấp trong người thường, chứ không phải là cảnh giới và tầng thứ của sinh mệnh tu xuất từ trong Đại Pháp. Tất cả những người thành công trong con người, nhân sĩ tinh anh, phú hào, những người có kỹ năng đặc biệt, người có vị trí đặc biệt, những người này rất dễ kiêu ngạo, người khác cũng thích đề cao những người này, nhưng tu luyện chỉ nhìn nhân tâm.
Tu luyện Đại Pháp là đại đạo vô hình. Những người phụ trách Đại Pháp Phật học hội ở hải ngoại và các kênh truyền thông khác nhau do đệ tử Đại Pháp tự nguyện thành lập đều là để cứu độ chúng sinh mà lợi dụng hình thức tu luyện trong xã hội người thường, cho dù họ có danh hiệu xưng hô thế nào thì thân phận căn bản của họ vẫn là đệ tử Đại Pháp.
Nếu như tâm cầu danh, làm ông chủ, làm lãnh đạo mà không bỏ, người ta rất dễ biến quần thể tu luyện Đại Pháp thành phạm vi quyền lực, lũng loạn tư nguyên của học viên, độc quyền hạng mục, tật đố tranh đấu, bị những học viên không có chủ kiến, có quan niệm đẳng cấp mạnh mẽ đi theo ca tụng, và rồi tự tâm sinh ma.
Vài năm trước, có một học viên Đại Lục, dưới sự từ bi bảo hộ của Sư phụ và sự bang trợ của các đồng tu, đã mạnh mẽ bước ra khỏi hang ổ của tà ác. Các học viên ở các địa phương rất hâm mộ anh và muốn mời anh đi các nơi diễn giảng, những điều giảng ra đều là những sự tình tu luyện cá nhân chứng thực bản thân kiên định tu luyện như thế nào. Tôi đã từng khuyên anh: Tại hang ổ tà ác cần có ý chí kiên cường, đối mặt với những lời tung hô hoa mỹ lại càng phải kiên cường ý chí! Người này nghe xong rất phản cảm. Sư phụ cũng rất nhiều lần điểm hóa nhưng anh ta không ngộ. Sau đó anh ta được an bài vào làm việc cho một công ty của đồng tu ở phía Nam và rời khỏi địa phương, tuy nhiên dưới sự thúc đẩy của nhân tâm, anh đã xin nghỉ việc và quay lại bầu không khí có sự tâng bốc của các đồng tu. Không lâu sau anh bị bắt giữ một lần nữa và bị bức hại đến chết.
Một điều phối viên khác nổi tiếng đến mức muốn làm điều phối viên của tỉnh, thậm chí cả nước, đi đâu cũng có xe ô tô hộ tống, đi đâu cũng được người ta khen ngợi, thường xuyên tổ chức các buổi “Pháp hội” với hàng trăm người. Họ sử dụng nhiều điện thoại để liên lạc với nhau dù điện thoại bị nghe lén và tuyên bố rằng họ có chính niệm mạnh mẽ. Tà ác đã dùng nó làm mồi nhử và những học viên đi theo anh ta lần lượt bị bắt cóc hoặc tra tấn cho đến chết. Sau khi cựu thế lực nghĩ rằng anh không còn giá trị lợi dụng, chúng đã đưa anh vào tù và tra tấn anh đến chết.
Một học viên làm kỹ thuật ở một địa phương, đem kỹ năng như một tuyệt kỹ gia truyền, ôm giữ mục đích vị tư tu luyện cá nhân và cơ điểm muốn kiến lập uy đức lớn, tranh đấu hạng mục, bài trừ người khác, tật đố, hách dịch. Mỗi khi tình huống bức hại ngày càng nghiêm trọng có học viên chủ động đứng ra làm việc, mạo phạm đến địa vị duy nhất của anh ta mà gặp phải công kích cá nhân, phá đám, cuối cùng anh ta dưới phương thức bị nghiệp bệnh mà mất đi nhục thân.
Có một học viên ở Khánh Vân, Sơn Đông xây miếu, người điều phối ở một thành phố nào đó đã đứng đầu trong việc gây quỹ, các nơi khác nhau thỉnh thoảng xuất hiện một số vị gọi là “cao” nhân. Khi những hình thức chính diện oanh oanh liệt liệt xuất hiện tại đại lục hoặc hải ngoại, thực sự người hoặc sự việc khởi tác dụng phản diện, cá nhân tôi nhận thấy, đều là do những nhân tâm cầu danh, chứng thực bản thân, dục vọng quyền lực v.v. vẫn còn vương vấn chưa buông bỏ. Mà những học viên đi theo ca tụng phụ họa, coi anh ta như lãnh đạo, muốn từ anh ta mà đắc được những lợi ích mà những ‘học viên thông thường’ không đắc được, mà quên mất rằng tu luyện không có đường tắt. Những chủng tâm hữu vi đó, ngược lại lại là không có trách nhiệm đối với tu luyện của bản thân.
Tu luyện duy chỉ là không ngừng dùng Pháp để đối chiếu bản thân hướng nội tu, chân chính từ trên Pháp mà đề cao tâm tính bản thân mình, mới chân chính có thể đề cao. Bất luận hướng ngoại cầu, đẩy ra ngoài, chỉ có thể khiến cho bản thân mê lạc.
Chúng ta hãy cùng học lại bài chia sẻ “Kim Phật” và Bình chú của Sư phụcó đoạn:
“Qua học Pháp tôi ngộ ra rằng còn có một tầng hàm nghĩa nữa. Chính là trên thực tế khi tu luyện trong Chính Pháp không hề có vấn đề chúng ta đang phải hy sinh điều chi cho Đại Pháp, hay chúng ta nguyện ý vì Đại Pháp mà làm gì đó, hay thực thi nhiều hay ít; mà là vấn đề chúng ta có thể nhận thức ra hàm nghĩa rộng lớn của Chính Pháp hay không, có biết trân quý và cung kính tiếp thu tương lai mà Sư phụ khai sáng cho chúng ta hay không. Không có Sư phụ thì không có Chính Pháp chân chính, không có Chính Pháp của Sư phụ, thì hết thảy các sinh mệnh trong cựu vũ trụ đều không có tương lai, Chính Pháp là từ bi vô lượng, cũng là thần thánh uy nghiêm vô cùng, Chính Pháp không thể bị lợi dụng bởi bất kể sinh mệnh nào, bởi bất kể cái tâm nào của người thường.”
Vô luận chúng ta trong công tác Đại Pháp làm điều gì, phó xuất bao nhiêu, kỳ thực đều là do Sư phụ cấp cho để thành tựu cho chúng ta.
Trên đây chỉ là thiển ngộ của cá nhân tôi ở giai đoạn hiện tại, có điều gì chưa chính xin từ bi chỉ rõ. Hợp thập!
Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/9/11/465181.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/9/22/211439.html
Đăng ngày 04-01-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.