Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đức

[MINH HUỆ 22-11-2023] Sư phụ giảng trong Kinh văn “Tránh xa hiểm ác”:

“Có những người tuy trong hoàn cảnh đệ tử Đại Pháp, nhưng vẫn chưa tiến vào chân tu, lúc then chốt toàn dùng tâm con người, niệm con người, cái tình của con người mà đo lường vấn đề.”

Khi đọc đi đọc lại bài kinh văn này, tôi cứ liên tục tự hỏi “tâm con người, niệm con người, cái tình của con người” mà Sư phụ nhắc đến là gì? Về cơ bản, chúng có khác nhau hay không? Chính xác thì những tâm con người mà chúng ta cần trừ bỏ là gì? Những tâm này đến từ đâu và bắt nguồn từ đâu? Tại sao chúng lại liên lục nổi lên? Tại sao có lúc thì dễ dàng nhận ra và loại bỏ chấp trước, có lúc lại khó khăn đến vậy?

Hồi tưởng lại hai thập niên tu luyện, tưởng như tôi vẫn liên tục trừ bỏ đủ loại chấp trước, nhưng đến giờ, tôi vẫn còn bao nhiêu chấp trước liên tục nổi lên, có thể là chấp trước mới hoặc cũ với biểu hiện khác nhau. Có chấp trước mà tôi tưởng đã bỏ được rồi nhưng nó lại quay trở lại mạnh mẽ hơn. Chẳng hạn, như tâm an dật, trước đây tôi đã nhận ra nó, đã đối đãi nghiêm túc, và đã loại bỏ được rồi. Nhưng giờ nó lại quay trở lại còn mạnh mẽ hơn.

Chấp trước và dục vọng không ngừng dày vò tôi, khiến trạng thái tu luyện hầu như không ổn định. Lúc học Pháp, dường như không gì là tôi không buông bỏ được. Nhưng vừa đặt sách xuống, tôi đã thành người thường hơn cả người thường, ngay cả điều nhỏ nhặt nhất cũng có thể khiến tôi động tâm. Suy đi nghĩ lại, tôi vẫn không thể hiểu cụ thể đó là chấp trước gì.

Khi học kinh văn và các bài giảng Pháp thời đầu của Sư phụ, tôi chợt nhận ra quan niệm mà Sư phụ đã nhiều lần giảng là thế nào. Trước khi cuộc bức hại bắt đầu, Sư phụ đã giảng về quan niệm người thường trong hầu hết các bài giảng pháp của Ngài. Trong Chuyển Pháp Luân, Sư phụ nhiều lần nhắc tới niệm của con người từ nhiều góc độ:

“Điều con người khó bỏ được nhất là quan niệm. Có người thậm chí vì giả lý mà hy sinh sinh mệnh chứ không cải biến” (Tồn tại vì ai, Tinh Tấn Yếu Chỉ).

Hầu như lần nào tôi cũng tin chắc rằng những gì tôi nghĩ và làm là đúng hoặc phù hợp với Pháp, nên cứ thế nghĩ và chiểu theo đó mà làm. Nhưng những niệm đó có đúng không, có xuất phát từ chân ngã của tôi không?

Sư phụ giảng:

“Chư vị có biết rằng khi chư vị nói ra lời thì những quan niệm hình thành lúc hậu thiên, quan niệm hình thành trong các thời kỳ khác nhau và nghiệp lực tư tưởng tạp nham ở bên trong đang khởi tác dụng không? (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Đông Mỹ quốc [1999]).

Thực ra, không chỉ có lời nói, mà nhiều lúc cử chỉ ngôn hành của chúng ta cũng bị quan niệm của mình chi phối chứ không phải là chân niệm của mình. Nhưng trong quá trình tu luyện những năm qua, tôi dường như chỉ hạn cuộc ở chỗ tìm ra rồi lại loại bỏ chấp trước, chỉ ở trong mô thức ấy, chứ chưa nhận thức và xem xét thấu đáo các quan niệm người thường của mình. Như ăn đồ lạnh thì tôi cho là sẽ gây tích nước trong người; đứng lâu sẽ khiến chân bị phù; mùa nào mùa nào thì dễ buồn ngủ, dễ mệt mỏi; hễ mệt là muốn đi nghỉ hoặc ngủ thêm một chút; đột nhiên bị kích động thì hết hồn hết vía, khó tĩnh lại, v.v. Tất cả những niệm người thường này, có cái xuất phát từ những gì mà tôi đã học, đã thấy, có cái đích thân tôi đã trải qua, vì thế mà chúng dần dần trở thành tri thức cố hữu không sao thay đổi được, nhưng nói cho cùng thì đều là quan niệm hình thành trong con người.

Là người tu luyện, chúng ta chẳng phải cần vượt xuất khỏi con người sao? Bao nhiêu năm qua, tôi cứ nói mình là người tu luyện, nhưng liệu tôi có thực tu không, có biết thế nào là tu luyện không?

Khi đặt câu hỏi này, không phải là tôi nghi vấn hay phủ định quá khứ của mình, mà tôi cảm thấy cần phải ngẫm lại bản thân và xác định lại vấn đề cơ bản: “Tu luyện là gì?” này. Vấn đề “nhân tâm” mà Sư phụ giảng trong các kinh văn, theo tôi hiểu, có lẽ là đủ loại quan niệm; mà quan niệm con người ấy đều do chúng ta hình thành nơi nhân thế, là cái gốc rễ nuôi dưỡng chấp trước và và nghiệp lực

Từ “quan niệm” trong tiếng Trung mang ý tứ bề mặt là điều con người nhìn thấy và nghĩ về nó; nghĩ thì sẽ thành niệm, niệm lâu ngày thì có thể thành chấp. Từng có người nói thế này: “Năng lực của bạn quyết định bạn nhìn thấy gì”. Nhưng cho năng lực của người ta ở đâu thì tầng thứ ở đó, nói cho cùng, họ cố chấp mà cho rằng mắt thịt của mình nhìn thấy là chân tướng chân thực.

Điều con người tin là “Mắt thấy là thật”, tuy nói người khác nhau có cách lý giải khác nhau về cùng một sự việc, nhưng vẫn không thoát khỏi tư duy của con người. Chừng nào một người còn sống thì còn có ý thức tư tưởng, sẽ có những thứ nhìn thấy, nghe thấy, cảm nhận của mình mà sinh ra cách nghĩ, cách nhìn, kinh nghiệm, thậm chí chấp niệm tương ứng, rồi dựa vào đó để bình phẩm, đặt ra tiêu chuẩn cho người khác và sự vật bên ngoài. Đây là lối tư duy không thể tránh khỏi của con người. Tuy nhiên, là người tu luyện, chúng ta lại cần học cách tránh hình thành quan niệm, không mang theo bất cứ quan niệm nào để nhìn nhận vấn đề, đồng thời còn cần phải phát hiện, trừ bỏ những quan niệm con người đã hình thành.

Sư phụ giảng:

“Một chủng quan niệm khi đã hình thành rồi, sẽ khống chế một đời của chư vị, lèo lái tư tưởng của cá nhân ấy, cho đến cả hỷ nộ ai lạc của người ta. Đó là hậu thiên hình thành. Nếu những thứ đó qua thời gian lâu, sẽ hòa tan vào tư tưởng con người ta, hòa tan vào đại não chân chính của bản thân; nó sẽ hình thành tính cách một cá nhân.“ “Quan niệm được hình thành ấy, sẽ trở ngại và khống chế một đời chư vị” (Phật tính,Chuyển Pháp Luân quyển II).

Về cơ bản, dù vô tình hay hữu ý, điều con người theo đuổi chẳng phải là để bảo vệ bản thân và mưu lợi cho chính mình, để mình không bị tổn thất đó sao. Chấp trước cũng như dục vọng của con người cũng vậy, đều vì để thỏa mãn tự ngã mà sinh ra. Như tâm an dật lâu nay của tôi chẳng hạn, ngày nào tôi cũng nghĩ làm sao để được càng thoái mái càng tốt. Trong công việc cũng nghĩ làm sao để bớt việc, tăng hiệu suất, khéo quản lý thời gian. Nhưng thực ra, tôi biết căn bản là do tôi lười biếng, sợ phiền phức, thích an nhàn. Nhìn bề ngoài, tôi sống khá tự tại, nhưng lại khiến tự kỷ chân chính mơ màng, ngủ quên, không hiện diện nữa.

Nếu cứ như vậy trong cuộc sống nơi người thường thì đã không còn như người tu luyện chân chính nữa rồi, nếu như cũng dùng tâm thái đó trong tu luyện thì chẳng phải càng không nghiêm túc không? Chẳng hạn, một lần, khi phát tài liệu chân tướng, tôi để đa phần tài liệu ở một chỗ và tự nhủ: “Chẳng dễ gì mà đi được xa thế này. Cứ để đây nhiều nhiều chút, lỡ mà không đủ thì đỡ phải quay lại nữa.” Điều tôi nghĩ không phải là làm sao có trách nhiệm với chúng sinh mà là lo cho bản thân, chỉ muốn đỡ tốn thời gian và công sức của mình. Nhưng trong tu luyện, chứng thực Pháp, cứu người, làm sao tôi có thể đi đường tắt chứ? Mỗi sinh mệnh được cứu và mỗi bước đề cao trong tu luyện đều đến từ mỗi phó xuất thiết thực thực tu.

Vậy thì chấp trước an dật của tôi sinh ra từ khi nào, và hình thành nên quan niệm như thế nào?

Hồi tưởng lại hồi mới đắc Pháp, tôi không hề nghĩ mỗi ngày mấy lần ra ngoài học Pháp và luyện công là phiền toái, cũng không cảm thấy lâu mà mất kiên nhẫn hay muốn về nhà sớm hơn. Dù xảy ra bất cứ việc gì, tôi đều rất vui mừng khi được gặp và ở bên các đồng tu. Cái tâm cầu an dật là sau khi tôi chuyển sang Đức rồi dần dần mới dưỡng thành.

Tôi mất đi môi trường thường xuyên học Pháp từng có ởTrung Quốc, bản thân sắp xếp thời gian cũng không nghiêm khắc, tự giác, lại thêm bài tập về nhà và không ít việc cần phải làm, lại còn liên tục muốn học cái này, làm cái kia để thỏa mãn nhu cầu của bản thân, việc càng nhiều thì thời gian càng eo hẹp. Dần dần, tôi bắt đầu ra sức theo đuổi hiệu suất và thành quả, lúc nào cũng muốn làm sao xử lý được nhiều việc nhất trong thời gian ngắn nhất. Mà chính ý định theo đuổi hiệu suất này và những thứ được gọi là kinh nghiệm thành công và lợi ích thực tế tích lũy được từ đó đã khiến tôi vô tình hình thành thói quen đi đường tắt trong mọi việc, đồng thời cũng sinh ra thói truy cầu an dật. Bởi vì thời gian tôi tiết kiệm được không được dành cho việc học Pháp, luyện công, hay làm các việc liên quan đến tu luyện, mà thường bị lãng phí vào việc vô nghĩa như nghỉ ngơi, đọc tiểu thuyết, lướt mạng internet. Lúc đầu, tôi nghĩ ra lý do xem ra là hợp lý để thuyết phục bản thân rằng thả lỏng, an dật chút cũng được, rồi sau này, tôi cứ nghiễm nhiên yên tâm, không thấy gánh nặng trong tâm.

Tu luyện là ngiêm túc, mà cũng nghiêm khắc. Là người tu luyện, tôi không thể lúc nào cũng tìm cớ để buông lơi phía chưa tu mà mặc sức thỏa mãn chấp trước con người, lấy cớ rằng mình vẫn đang sống trong người thường để mặc cả với Sư phụ và hạ thấp tiêu chuẩn tu luyện.

Sư phụ giảng:

“Vậy trong quá trình tu luyện chúng ta chẳng phải là cần dùng tiêu chuẩn cao để yêu cầu bản thân sao? Nói rằng trước khi tôi chưa đạt được, thì tôi dùng quan niệm của con người để đo lường yêu cầu bản thân tôi, vậy thì sẽ vĩnh viễn là con người” (Giảng Pháp tại Pháp hội New Zealand [1999]).

Sư phụ nhắc nhở chúng ta phải coi trọng việc trừ bỏ nhân tâm, cũng là để chúng ta có thể thực sự đột phá phía mặt con người, nhưng trong tu luyện, chúng ta chính là phải “phá trừ những quan niệm ý thức hậu thiên”

“Nhưng phá trừ quan niệm ý thức hậu thiên ấy rất khó, vì đó chính là tu luyện.” (Phật tính, Chuyển Pháp Luân quyển II)

Chúng ta cần phải xung phá những ràng buộc của con người, quay về chân ngã.

Trên đây là những thể ngộ của tôi từ việc học Pháp gần đây. Xin từ bi chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp với Pháp.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/11/22/468482.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/12/18/213377.html

Đăng ngày 29-12-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share