Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-10-2023] Mỗi một việc nhỏ trong cuộc sống đều hàm chứa những yếu tố khác nhau để chúng ta tu luyện.

Vợ chồng tôi vận hành một cửa hàng nhỏ. Trên bàn thanh toán, chúng tôi đặt một cái cân và một máy hàn miệng túi. Phía bên trái của bàn dựa vào tường, phía bên phải là các bao hàng hóa, tất cả đều đã được mở sẵn. Tôi có thói quen đặt cân ở bên trái và đặt máy hàn miệng ở bên phải, thấy rằng làm như vậy tiện hơn. Ngoài ra, còn tránh được việc hàng hóa đem cân vô tình rơi vào các bao hàng khác bên dưới.

Thế nhưng, chồng tôi thì ngược lại, anh liên tục hoán đổi vị trí đặt cân và máy hàn miệng túi. Ban đầu, tôi tưởng anh ấy vô tình làm thế nên tôi đổi lại mà không suy nghĩ gì nhiều, mặc dù trong lòng có chút khó chịu. Có lần, sau khi tôi vừa đặt lại xong thì thấy chồng tôi lại hoán đổi vị trí của chúng. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Anh cố ý đổi chúng đấy à?”

Chồng tôi nổi giận nói: “Tôi làm gì cô cũng không vừa mắt. Tôi không có quyền quyết định bất cứ việc gì!”, rồi anh được thể nói tôi một trận. Nghe những lời cố tình gây sự của anh, tôi cố nhẫn nhịn và tìm cách giải thích cho anh, nhưng anh không nghe và còn to tiếng hơn.

Trong lòng tôi cảm xúc lẫn lộn, vừa hận vừa tức và thầm oán trách anh. Đúng lúc đó, Pháp của Sư phụ hiện lên trong tâm trí tôi:

“… điều gì không phù hợp với quan niệm cá nhân của họ là [họ] bực bội khó chịu” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân).

Tôi liền cố nhẫn giữ miệng không nói gì nữa và không xích mích với anh ấy nữa.

Sự việc qua đi, tôi hướng nội tìm, tôi tìm ra mình có tâm tranh đấu, tâm tật đố, tâm tự cho mình là đúng, tâm oán hận, tâm coi thường người khác v.v.. mỗi lần cân hàng ở vị trí mà chồng tôi đặt chiếc cân, tôi lại thấy bực bội khó chịu và muốn mắng mỏ người khác.

Tôi tự nhủ: “Dù thế nào đi nữa, hãy vứt bỏ hết các chấp trước người thường. Cứ làm theo cách của anh ấy và thay đổi cái tâm này mới được”.

Mặc dù vậy, trong khoảng thời gian đó tôi vẫn động tâm, tôi thường tìm mọi cách để khiến chồng tôi nhận ra tác hại trong cách sắp xếp của anh, như khi cân hàng vô ý để rơi vãi xuống các bao hàng bên dưới và phải mất công nhặt ra. Nhưng chẳng ích gì, chồng tôi vẫn mặc kệ và làm theo cách của anh ấy.

Khi đó, các chủng nhân tâm đã tác động lên tôi. Tôi không ngừng nghĩ đến các lời giảng của Sư phụ để bài trừ chúng. Nhưng tâm trí tôi vẫn bất ổn, lúc mạnh mẽ, lúc yếu nhược.

Một ngày nọ, chúng tôi đổi sang một chiếc bàn lớn hơn. Khi sắp xếp, tôi lưỡng lự không biết nên sắp đặt thế nào, cuối cùng, tôi bất đắc dĩ đặt cân theo cách của chồng. Ngày tiếp theo, một suy nghĩ chợt lóe lên: “Tại sao tôi luôn tìm cách thay đổi chồng mình? Tại sao tôi mãi không buông tâm xuống được?“ Ồ, bây giờ thì tôi hiểu rồi – đó là cái tâm tự cho mình là đúng, nó khiến tôi không chịu thay đổi và không muốn thay đổi.

Tôi đã dùng quan niệm người thường trong khi cố gắng trừ bỏ các chủng nhân tâm, làm sao có thể được?! Việc đánh giá sự việc dựa trên cái lý của người thường đã ngăn cản tôi đồng hóa với Pháp một cách vô điều kiện. Tôi phải phóng hạ tự ngã để đề cao, vượt khỏi tầng người thường.

Khi viết đến đây, nước mắt tôi lăn dài trên má. Con xin cảm ân Sư phụ, con xin khấu tạ Sư tôn! Ngộ tính của con quá kém.

Tôi hy vọng bài chia sẻ của tôi phần nào có ích cho các đồng tu. Mong các đồng tu chỉ ra bất cứ điều gì chưa phù hợp với Pháp.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/10/20/467265.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/12/17/213360.html

Đăng ngày 24-12-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share