Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 19-09-2023] Ông Trịnh đã ngoài 80 tuổi và tu luyện rất tốt trong nhiều phương diện. Ông có thể đọc thuộc lòng các bài thơ của Sư phụ từ Hồng Ngâm I đến Hồng Ngâm IV. Việc giảng chân tướng và giải cứu các học viên bị bắt khỏi đồn cảnh sát, ông đều làm rất tốt. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa ông với con dâu (cũng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp), lại căng thẳng. Thay vì mỗi người tự hướng nội và đề cao bản thân, cả hai lại luôn chỉ trích lẫn nhau.
Ông Trịnh muốn tạo môi trường học Pháp tập thể cho con dâu nên ông đã đề nghị tôi và một học viên khác đến nhà ông để học Pháp cùng ông và con dâu. Mỗi lần đến, chúng tôi đều chứng kiến cảnh ông Trịnh và con dâu luôn chỉ ra những thiếu sót và vấn đề trong tu luyện của nhau.
Đề cao khi nhìn thấy những thiếu sót ở người khác
Tôi không ngừng cố gắng khích lệ họ hướng nội và tu chính mình. Tôi cũng hướng dẫn con dâu ông Trịnh cách tìm các bài giảng của Sư phụ và bài chia sẻ của các học viên trên trang web Minh Huệ liên quan đến vấn đề này. Ông Trịnh không giỏi sử dụng máy tính, vì vậy tôi nói với ông ấy nên đọc cuốn sách nào và phần nào trong đó, đồng thời in ra một số bài chia sẻ có liên quan cho ông.
Con dâu của ông Trịnh là người tốt bụng, mối quan hệ giữa ông Trịnh với con dâu giống như giữa cha và con gái vậy, giữa họ không có khoảng cách và có thể chia sẻ với nhau một cách thoải mái. Mặc dù là một học viên mới, hàng ngày con dâu của ông Trịnh đều tinh tấn học Pháp, đọc các bài chia sẻ và biết hướng nội. Nhưng vì là học viên mới, cô vẫn chưa đọc hết các bài giảng Pháp của Sư phụ nên một số phương diện còn chưa ý thức đến được, điều này có thể hiểu được bởi tu luyện cần có một quá trình.
Mỗi lần tôi đến nhà họ, cả hai đều không ngừng chỉ ra lỗi của nhau. Tôi cũng không hướng nội. Thay vào đó, việc đó lại khiến tôi nhớ đến văn hóa đấu tranh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) – luôn có xu hướng nhắm vào người khác, chỉnh đốn người khác. Tôi đã không nhận ra rằng sự việc đó thực sự phản ánh điều tôi cần tu ở chính mình.
Vào cuối năm 2022, đại dịch Covid bùng phát, tôi xuất hiện triệu chứng nhiễm virus. Một hôm, tôi nhớ lại trong Pháp Sư phụ từng giảng rằng virus Trung Cộng là nhắm vào các phần tử của tà Đảng, điều này khiến tôi nghĩ rằng có thể trong thân thể mình vẫn còn sót lại chút độc tố của tà linh cộng sản. Vì vậy, tôi đã đọc Cửu Bình để chủ động thanh trừ độc tố của tà linh. Sáng hôm sau, các triệu chứng đã biến mất.
Còn triệu chứng nhiễm virus của ông Trịnh lại vô cùng nặng. Tôi đã khuyên họ đọc cửu bình. Tôi quan sát thấy con dâu của ông Trịnh đang thực sự cố gắng để không ngừng đề cao bản thân, cải biến bản thân. Tuy nhiên, ông Trịnh vẫn phàn nàn về con dâu và luôn nhìn vào những thiếu sót của cô ấy.
Sau một năm học Pháp cùng nhau, tôi thấy ông Trịnh vẫn luôn hướng ngoại nhìn. Tôi nghĩ mình không nên để ý đến điều đó nữa, đó có thể là để tôi tu bản thân mình. Tôi biết ở mình vẫn còn không ít những thứ của văn hóa Đảng, vì vậy tôi thấy đó là một sự nhắc nhở để tôi tu sửa bản thân. Ngoài ra, có chuyện gì đó đã xảy ra với một gia đình khác ở tầng dưới căn hộ của ông Trịnh, vì vậy tôi đã thảo luận với một học viên khác rằng chúng tôi nên tạm thời tránh đến đó, và cô ấy đã đồng ý.
Trong lần học Pháp tiếp sau đó, chúng tôi đã thảo luận về việc tạm thời dừng việc đến nhà ông Trịnh. Thế nhưng lần này ông Trịnh không còn phàn nàn về con dâu nữa. Ngược lại, ông lại vui vẻ nói: “Sau khi tôi hướng nội, con dâu tôi đã thay đổi!”
Sau khi tự đối chiếu với bản thân mình, tôi minh bạch được rằng ông Trịnh luôn hướng ngoại nhìn vào con dâu, còn tôi thì liên tục hướng ngoại nhìn vào ông Trịnh, chúng tôi chẳng khác gì nhau. Sư phụ đã an bài sự việc này để giúp tôi nhìn ra thói quen hướng ngoại này. Toàn bộ màn diễn này là để giúp tôi hướng nội. Tôi đã xem màn diễn này suốt một năm mà không nhận ra rằng mình là nhân vật chính trong đó. Trong nháy mắt khi tôi bắt đầu hướng nội, màn diễn này liền kết thúc!
Sư phụ đã phải hao tổn tâm sức nhường nào để giúp chúng ta loại bỏ chấp trước!? Mà đó vẫn chỉ là những gì tôi thấy ở bề mặt. Sư phụ trong khi giảng Pháp đã giảng mọi điều cho chúng ta, nhưng do quan niệm người thường khóa chặt chúng ta, ngăn cản chúng ta nhận ra.
Hướng nội khi thấy thiếu sót ở đồng tu
Một hôm khi học thuộc Pháp, câu Pháp “Hôm nay chư vị lập tức làm được thế, thì hôm nay chư vị chính là Phật.” (Bài giảng thứ Chín – Chuyển Pháp Luân) đã thức tỉnh tôi và bỗng nhiên tôi ngộ ra. Câu Pháp này kết thúc bằng một dấu chấm câu, đó là lời khẳng định chứ không phải là câu hỏi như tôi vẫn nghĩ trước đây. Vậy mà sao tôi lại không nhận ra ngay từ lần đọc đầu tiên?
Tại sao tôi không quy chính bản thân khi nhìn thấy thiếu sót ở các đồng tu? Sao tôi lại hướng ngoại và tập trung vào người khác? Tôi nhớ đến một đoạn Pháp khác của Sư phụ:
“Vị ấy thấy được không? Đã thấy, nhưng điều vị ấy đã thấy không phải là chân tướng. Tại sao? Bởi vì tầng của vị ấy không đủ, [nên] chỉ có thể ở tầng của vị ấy mà hiển hiện cho vị ấy những thể hiện của Phật Pháp mà vị ấy nên được thấy.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)
Tôi lập tức minh bạch! Tôi không thấy được phía mặt đã tu tốt của đồng tu, điều đó cho thấy tầng thứ của tôi không đủ, và những thiếu sót hiển hiện ra ở đồng tu vừa đúng là trạng thái tu luyện của tôi. Trước tiên tôi cần tu chính mình, rồi sau đó thiện ý nhắc nhở họ. Tôi vẫn chưa buông bỏ chấp trước nhìn vào người khác. Tôi cần tu bản thân một cách vô điều kiện.
Tôi đã tu luyện hơn 20 năm, Chính Pháp đã đến cuối cùng của cuối cùng rồi và có thể kết thúc bất cứ lúc nào. Nếu vẫn chỉ với nỗ lực ấy mà tu như trước kia thì e rằng tôi sẽ có thể bỏ lỡ rất nhiều cơ hội. Tôi quyết tâm chiểu theo yêu cầu của Sư phụ, cần phải lập tức làm được! Không thể cô phụ Sư phụ đã hao tổn biết bao tâm huyết, hao tổn biết bao tâm sức như vậy được.
Trên đây là chút thể hội ở tầng thứ của bản thân, nếu có điều gì không phù hợp với Pháp, mong các đồng tu dĩ Pháp vi Sư.
Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/9/19/465453.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/11/18/212973.html
Đăng ngày 21-12-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.