Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Middletown, New York
[MINH HUỆ 25-11-2023] Trong các ca khúc Thần Vận mấy năm gần đây, cũng như trong các tập thơ Hồng Ngâm của Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, tập nào cũng nhắc đến “vô Thần luận”, “tiến hóa luận” và “quan niệm và hành vi hiện đại”.
Trong bài Vị Lai Tự Kỷ Bả Trì, Hồng Ngâm V, Sư phụ giảng:
Ngã môn tuy nhiên bất tương thức
Đô thị Sáng Thế Chủ tại bảo hộ liên từ
Văn hóa bất tương đồng
Hữu phổ thế đích giá trị
Mạt hậu đô tại đẳng
Tha cứu độ gia trì
Nhân loại dĩ đáo liễu lịch sử đích mạt thời
Vi thử ngã bả chân tướng cáo tố nhĩ
Hiện đại quan niệm hành vi tại bả nhân tính hủ thực
Vô Thần luận khiếu nhân dữ Thần bối đạo nhi trì
Tiến hóa luận tại bả sinh mệnh biếm trị
Thiện ác gian Thần tại thiêu tuyển sinh mệnh
Cứu độ đích Pháp thuyền khởi hàng bất hội diên trì
Nhị linh nhất ngũ niên nhất nguyệt nhị nhậtDiễn nghĩa:
Mặc dù chúng ta không quen biết nhau
Đều là đang được Sáng Thế Chủ từ bi thương xót bảo hộ
Văn hóa bất tương đồng
Có giá trị phổ quát
Thời mạt hậu đều đang đợi Ông tới gia trì cứu độ
Nhân loại đã đến thời kỳ cuối của lịch sử
Vì vậy tôi nói cho bạn chân tướng
Quan niệm hành vi hiện đại đang khiến nhân tính hủ bại
Vô Thần luận bảo người ta đi con đường quay lưng với Thần
Tiến hóa luận đang khiến sinh mệnh mất giá trị
Giữa thiện và ác Thần đang lựa chọn sinh mệnh
Thuyền Pháp cứu độ ra khơi sẽ không kéo dài trì hoãn
(‘Tương lai tự mình nắm chắc’, Hồng Ngâm V)
Sau khi học bài thơ trên nhiều lần, tôi nhận ra rằng độc tố của thuyết vô Thần vẫn thấm sâu trong tâm trí người thường và thậm chí cả các học viên Pháp Luân Đại Pháp.
Là đệ tử Đại Pháp, các đồng tu có thể nghĩ rằng thuyết vô Thần không còn là vấn đề đối với họ. Nhưng vì bộ phận tu luyện xong của chúng ta đã được cách khai, phía bên kia là Thần, nhưng phía bên này vẫn là người thường nên chúng ta vẫn mang theo đủ loại chấp trước và nghiệp lực. Kỳ thực, khoa học và thuyết vô Thần đã thâm nhập vào mọi phương diện của xã hội hiện đại nên rất khó để nhận ra nó và không bị nó đầu độc.
Theo thể ngộ của tôi, có nhiều biểu hiện của việc chịu ảnh hưởng của thuyết vô Thần, như tự cao tự đại, tự mãn, không kiêng nể điều gì. Trong số đó, nổi cộm nhất là thiếu tôn kính Sư phụ, nói cách khác, con người đã mất đi tâm kính ngưỡng mà lẽ ra họ cần có đối với Thần Phật. Tất nhiên, đây không phải là lỗi của một cá nhân, mà là lỗi chung của mọi người, là hoàn cảnh chung tạo nên như vậy. Con người thường suy nghĩ mọi việc theo quan niệm con người và không còn tin vào Thần ngôn, Thần tích nữa. Họ cho rằng chỉ những gì bản thân nhìn thấy và tiếp xúc được mới là chân thực. Vì mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy Pháp thân của Sư phụ, uy lực của Đại Pháp, tâm tính của người tu luyện. v.v.. vậy nên khi chúng ta hoàn thành bất kể việc gì, thì liền cho rằng đó là do năng lực của bản thân và nhận hết công lao về mình.
Thông qua tu luyện, chúng ta biết rằng sinh mệnh con người đều đã được an bài và năng lực của đệ tử Đại Pháp là do Sư phụ cấp. Điều này có nghĩa là, nếu kỹ năng của chúng được cải thiện thì đó là do tâm tính của bản thân đã đề cao lên. Kỳ thực, tất cả kỹ năng và năng lực của chúng ta đều do Thần ban cấp.
Có một điều khiến tôi ấn tượng sâu sắc, rằng người ta nói nhà soạn nhạc Johann Sebastian Bach luôn viết ở phần cuối trong các tác phẩm âm nhạc của ông dòng chữ SDG, tiếng Latin có nghĩa là Soli Deo gloria (Vinh quang chỉ thuộc về Đức Chúa Trời). Đôi khi, tôi nhận thấy tâm tôn kính Thần của đệ tử Đại Pháp thậm chí còn chưa bằng một nhân sỹ tôn giáo từ mấy trăm năm trước. Trong tâm của mọi người có thật sự nhận thức rằng hết thảy năng lực cũng như thành tựu của bản thân đều do Sư phụ ban cho hay không? Có khi nào chúng ta cảm thấy đắc chí trước một chút tiến bộ hoặc cho rằng mình xuất sắc hơn người khác mà không nghĩ đến Sư tôn?
Sư tiện lợi mà các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại mang đến như điện thoại di động, máy tính, và internet khiến cho con người nghĩ rằng họ rất thông minh và biết mọi thứ. Một số người thậm chí có thể cảm thấy bản thân thật siêu thường. Do đạo đức xã hội trượt dốc, quan niệm con người trở nên bại hoại, họ lạm dụng khoa học kỹ thuật vì mục đích cá nhân, và điều đó càng khiến họ trở nên kiêu ngạo và mất đi tâm kính ngưỡng Thần hơn. Đây chính là điều nguy hiểm nhất. Là người tu luyện, chúng ta cần hiểu rõ rằng cho dù khoa học kỹ thuật của nhân loại có phát triển đến đâu chăng nữa thì nó vẫn chỉ ở tầng người thường và đều thuộc sự an bài của Thần.
Sư phụ giảng,
“Nhân loại đối với biểu hiện của Đại Pháp tại thế gian có thể thể hiện ra sự thành kính và tôn trọng thích đáng, thì sẽ mang đến hạnh phúc hay vinh diệu cho người, dân tộc hoặc quốc gia”. (“Luận Ngữ”, Chuyển Pháp Luân)
Tất cả đệ tử Đại Pháp chúng ta cần tự hỏi bản thân rằng chúng ta đã thực sự thể hiện sự thành kính và tôn trọng đối với Sư phụ, đại diện cao nhất của Đại Pháp tại thế gian chưa. Điểm này là vấn đề thực sự nghiêm túc và then chốt, đặc biệt là đối với những người vốn chịu nhiều ảnh hưởng của giáo dục vô Thần luận và tư tưởng hiện đại.
Trên hành trình tu luyện, chúng ta cần nỗ lực không ngừng mới có thể bài trừ thuyết vô Thần, nhận thức được sự vĩ đại của Đại Pháp, và bảo trì đức tính khiêm nhường của sinh mệnh. Trong tân vũ trụ, chỉ những người kính ngưỡng Thần mới được cho là người tốt và chỉ những người tốt mới xứng đáng làm người tu luyện.
Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Thực tu”, Hồng Ngâm).
Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/11/25/468563.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/12/4/213206.html
Đăng ngày 13-12-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.