Bài viết học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 26-10-2023] Tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được hơn 20 năm. Tôi luôn háo hức kể cho người thân, bạn bè và đồng nghiệp của mình biết Đại Pháp đã cải biến tôi từ một người bệnh tật đầy thân trở nên vô bệnh và tràn đầy năng lượng như thế nào. Tôi luôn cho rằng làm như vậy là tôi đang hồng dương Đại Pháp và chứng thực Đại Pháp.

Gần đây, tôi chợt nhận ra một số yếu tố vi quan khi nói về những điều tôi đã thụ ích từ Đại Pháp, đó là chứng thực bản thân, là cảm giác hiển thị, hoan hỉ và tự mãn. Bằng cách nói về việc tôi được hưởng lợi ra sao từ Đại Pháp, tôi đã gián tiếp nói với mọi người rằng tôi phi thường như thế nào. Hay vì tu luyện tốt nên tôi đã được ban cho những lợi ích như vậy. Tôi tự cảm thấy hài lòng và thể hiện ra sự tự mãn về bản thân. Phải chăng tôi đang lợi dụng Đại Pháp để đề cao bản thân?

Tôi tự hỏi: “Nếu mình không đạt được bất kỳ lợi ích nào từ Đại Pháp, liệu mình có còn nói với mọi người rằng Đại Pháp là tốt không?”

Hướng nội sâu hơn, tôi nhận ra đó chính là tâm vị tư của cựu vũ trụ mà tôi chưa loại bỏ hoàn toàn. Vì cái tâm đó, người tu luyện sẽ coi mọi thứ được Đại Pháp ban cho là khả năng của chính họ. Thay vì biết ơn, họ sẽ coi mọi việc là đương nhiên và cảm thấy rằng mình xứng đáng được hưởng những lợi ích từ Đại Pháp. Họ sẽ phát triển ý thức mạnh mẽ về “quyền sở hữu” đối với những thứ họ nhận được từ Đại Pháp và sẽ khó có được tấm lòng “nghĩ cho người khác”.

Nếu chúng ta thực sự sắp đặt cho chính mối quan hệ của mình với Đại Pháp và Sư phụ, đồng thời biết rằng mọi thứ chúng ta có – bao gồm thân tâm khỏe mạnh, gia đình hạnh phúc, cuộc sống thoải mái, công việc như ý và địa vị danh giá trong xã hội – đều do Sư phụ ban cho, liệu chúng ta có cảm thấy đau khổ khi mất đi thứ gì đó không? Không có gì xảy ra một cách ngẫu nhiên, và hết thảy những gì chúng ta gặp đều được Sư phụ an bài cho sự tu luyện của chúng ta.

Cụ thể hơn, trong công việc, nếu lãnh đạo sơ xuất khiến chúng ta chịu tổn hại về thành tích hoặc tiền thưởng liệu chúng ta có phàn nàn về lãnh đạo của mình không? Nếu người đi đường cản trở khi chúng ta đang lái xe, liệu chúng ta có phản ứng bằng cơn thịnh nộ trên đường không? Hay khi chúng ta bị mắc kẹt trong nghiệp bệnh và không thể đột phá, liệu chúng ta có cảm thấy chán nản và nảy sinh oán giận không?

Tôi nhớ đã đọc một bài viết trên Minghui.org về một học viên lần đầu tiên cảm thấy hạnh phúc khi chịu đựng nghiệp bệnh, coi đó là cơ hội để đề cao bản thân. Sau đó cô nhận ra rằng, nếu việc tiêu nghiệp khiến cô khổ sở đến vậy thì những gì Sư phụ đã gánh chịu cho cô chắc chắn còn to lớn hơn nhiều. Nhận ra điều đó, cô lập tức cảm thấy vô cùng biết ơn Sư phụ.

Qua bài chia sẻ của cô ấy, tôi đã nhận ra mình còn thiếu sót ở đâu. Khi tôi vượt qua một khảo nghiệm, tôi chỉ nghĩ về việc tôi đã phải chịu đựng bao nhiêu, đã khốn khổ đến thế nào, hay tôi đã thua thiệt bao nhiêu. Mà tôi đã không hề nghĩ về lý do tại sao những điều này lại xảy ra với mình, điều gì đằng sau sự an bài của Sư phụ, và những điều không thể tưởng tượng được mà Ngài đã gánh chịu cho tôi — những “lợi ích” từ tu luyện Đại Pháp mà tôi không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Trong Chuyển Pháp Luân, Sư phụ giảng rằng khi người khác tranh giành ngôi nhà được cấp cho một người tu luyện, người tu luyện đã trả lời: “Thế thì ông lấy đi.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Một câu nói tưởng chừng hết sức đơn giản nhưng đã cho thấy cảnh giới của người tu luyện đó. Ở bề mặt, đó là một loại từ bỏ, nhưng ở tầng thứ cao hơn, đó là cảnh giới sau khi đã đồng hóa với Pháp lý của vũ trụ. Anh ấy không phải cố ý từ bỏ, mà là biểu hiện tự nhiên. Anh ấy cũng không cảm thấy mình cao quý hơn bất kỳ ai khác hoặc mong đợi người khác bày tỏ lòng biết ơn đối với mình.

Vị tư là đặc tính của các sinh mệnh của cựu vũ trụ. Là một đệ tử Đại Pháp, chúng ta phải đồng hóa với Đại Pháp, hoàn toàn buông bỏ chấp trước này và “tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã). (Phật tính vô lâu, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Trên đây là thể ngộ của tôi tại tầng thứ sở tại. Xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp.

Hợp thập!

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/10/26/467423.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/11/27/213100.html

Đăng ngày 11-12-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share