Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 21-09-2023] Gần đây, tôi tìm thấy một tâm [chấp trước], đó là tâm truy cầu kết quả.

Vì đồng tu cần gặp tôi, nên tôi đã gửi mail cho đồng tu để thông báo rằng tôi có thể gặp anh vào hôm sau. Nhưng đồng tu không gửi mail hồi đáp. Và tôi nghĩ rằng có lẽ anh vẫn chưa kiểm tra hộp thư, vì vậy tôi đã không gặp anh vào hôm sau. Nhưng trên thực tế, đồng tu đã đi gặp tôi vào hôm sau, và khiến đồng tu đi một chuyến phí công vô ích. Còn có một đồng tu khác, khi tôi gửi mail để thông báo cho cô việc gì đó, thì cô thường không gửi mail hồi đáp. Sau này, khi tôi gặp cô và hỏi lại những chuyện đó, thì cô đều biết tất cả. Tôi hỏi cô, tại sao cô không trả lời email của tôi? Cô trả lời rằng, cô không trả lời mail tức là cô đã biết rồi.

Từ quan điểm của tôi, khi đồng tu gửi mail cho tôi, thì tôi cần gửi mail để hồi đáp. Một mặt là để đồng tu biết mình đã biết và hiểu chuyện đó, mặt khác là có thể xem được câu trả lời sớm nhất khi có việc gấp và tiết kiệm được thời gian. Hộp mail là phương tiện để liên lạc với nhau, vì vậy chúng ta cần trao đổi và thông báo với nhau. Đây là quan điểm của riêng tôi, chứ không phải của người khác. Và vấn đề đã xuất hiện ở đây. Ban đầu, [nếu không nhận được mail hồi đáp], thì tôi sẽ cho rằng người này thật lười biếng, chỉ trả lời mail mà khó đến vậy; hoặc là tâm tôi sẽ bất bình, người này bị làm sao vậy, ngay cả lễ tiết tối thiểu cũng không biết. Nhưng thực ra, chỉ là mỗi người đều có nhận thức và thói quen khác nhau mà thôi.

Tại đây, tôi nhớ lại câu chuyện nhường ghế ngồi trên xe buýt. Đôi khi tôi sẽ nhường ghế ngồi cho người khác. Nếu người ta không nói cảm ơn, thì tôi sẽ thấy bất bình trong tâm. Tôi thầm nghĩ, người này không lịch sự, mình nhường ghế cho ông ta, mà cũng không biết nói cảm ơn mình. Còn nếu người ta nói cảm ơn, thì tôi nghĩ rằng phẩm chất của người này rất cao. Sau đó, tôi đã từng tự hỏi bản thân rằng, mục đích mình nhường chỗ ngồi là gì? Có phải là để người ta nói cảm ơn mình, hay là để hành khách bên cạnh nể phục mình, hay là mục đích nào khác? Kỳ thực, mục đích không phải là những thứ này. Tôi nhường ghế ngồi là vì muốn tốt cho người ta. Nếu đã là muốn tốt cho người ta, thì khi người ta ngồi xuống, lòng tốt của bạn đối với người khác cũng được thể hiện rồi. Còn việc người ta nói gì và làm gì đều không quan trọng nữa.

Hãy quay lại câu chuyện tu luyện với đồng tu mà tôi đã kể ở trên. Trong tình huống thứ nhất, xét từ quan điểm của một đồng tu khác, anh đồng tu đó đã biết chuyện rồi; nếu hôm sau tiện đường thì anh sẽ ghé qua xem thử; nếu đồng tu có ở nhà thì sẽ giải quyết công việc luôn; còn nếu đồng tu không có ở nhà thì anh sẽ đi nơi khác, và cũng không có ảnh hưởng gì. Trong tình huống thứ hai, nếu tôi xem xét từ góc độ của đồng tu, thì tôi sẽ nghĩ rằng cô đã biết chuyện, có lẽ cô cho rằng không cần phải trả lời mail, vì vậy cô cũng không lo lắng về kết quả nữa.

Tâm cầu kết quả này cũng có biểu hiện ở phương diện khác. Chẳng hạn như, đôi khi tôi làm gì đó cho đồng tu, nếu đồng tu không có phản ứng, thậm chí không nói lời nào, thì tôi cũng bị tâm cầu kết quả dẫn động. Gần đây, tôi tích lũy được một số tài liệu để viết bài [chia sẻ]. Tất cả đều là những nhận thức về người và sự việc xảy ra trong quá trình tu luyện thường nhật. Và đó là những đoạn văn ngắn không liền mạch được viết vào bất cứ lúc nào. Trước đây, vì tôi bận rộn nên chưa có thời gian để chỉnh sửa.

Trong khoảng thời gian gần đây, tôi đã lần lượt gửi bài chia sẻ. Và tôi thường lên mạng để xem bài viết có được đăng tải hay không. Đây cũng là biểu hiện của tâm cầu kết quả. Kỳ thực, tôi viết bài thật tốt với quan điểm đúng đắn, vậy là đủ rồi. Còn việc bài viết có được đăng tải hay không cũng không quan trọng.

Vậy thì tại sao tôi phải đòi hỏi kết quả cho tất cả mọi thứ? Là vì khi có kết quả, tôi cảm thấy mình có tồn tại, tâm lý thỏa mãn, chấp trước được người ta công nhận và coi trọng.

Sư phụ giảng:

“Chúng ta thực hiện công việc chú trọng nhất vào quá trình; bởi vì trong quá trình ấy có thể để con người nhận thức được chân tướng, trong quá trình có thể cứu độ con người thế gian, trong quá trình có thể chỉ rõ chân tướng.” (Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York [2003], Giảng Pháp tại các nơi III)

Chúng ta cũng cần phải làm tốt công việc trong quá trình tu luyện. Vì vậy, tôi phải chiểu theo Pháp của Sư phụ để làm, mọi lúc mọi nơi đều nghĩ cho người khác, chỉ phó xuất, mà không cầu hồi báo.

Trong tu luyện, tôi chỉ cần chăm chỉ làm việc mà không đòi hỏi thu hoạch, chỉ cần chú ý đến chỉnh thể mà không lo được mất cá nhân, chỉ vì người khác mà không cầu cho bản thân, chỉ cần hành thiện mà không màng danh lợi, một lòng đề cao trong tu luyện, đây mới là vấn đề mà tôi luôn phải suy xét.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/9/21/去掉求結果的心-465510.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/11/29/213126.html

Đăng ngày 10-12-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share