Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-03-2023] Tôi là một giáo viên dạy mầm non. Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, Pháp lý của Sư phụ đã khai mở trí huệ cho tôi, hóa giải những vấn đề khó trong công việc của tôi, khiến công việc của tôi trở nên giản đơn và nhẹ nhàng. Tâm tình của tôi từ đó cũng bình tĩnh và tường hòa hơn. Ở bên các em nhỏ, nhìn thấy sự thuần chân và lương thiện của các em khiến tôi nhận ra được những thiếu sót của bản thân mình.

Trẻ em ngày nay đều là những viên minh châu trong mắt cha mẹ và thường được cha mẹ nuông chiều. Các em sẽ phát triển cá tính mạnh mẽ, có xu hướng coi mình là trung tâm, sống ích kỷ và ít quan tâm đến người khác. Những đứa trẻ này trong giao tiếp thường hay xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột với các bạn khác, điều này đặc biệt xuất hiện nhiều ở các lớp nhỏ tuổi. Bởi vì ở xã hội Trung Quốc hiện nay, nhiều bậc cha mẹ vì lo sợ con mình bị bắt nạt nên về phương diện giáo dục trẻ nhỏ đã xuất hiện rất nhiều vấn đề. Việc giáo dục trẻ em trong xã hội ngày nay đã trở thành một vấn đề nan giải. Tuy nhiên, là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, Sư phụ đã dạy chúng ta ở bất cứ đâu cũng phải làm một người tốt, trở thành một người tốt hơn nữa. Bởi vậy, tôi yêu cầu bản thân phải cố gắng hết sức để làm tốt chức trách nhiệm vụ và trong công tác triển hiện ra được sự mỹ hảo của Đại Pháp.

Một đứa trẻ ngang ngược đã thay đổi và trở nên tốt hơn

Bằng Bằng là một đứa trẻ có tính cách ngang ngược từ khi mới bắt đầu đi học. Cậu bé thường xuyên có xung đột với các bạn cùng lớp và chỉ cần có điều gì không vừa ý là cậu sẽ quậy phá để biểu thị sự bất mãn. Cậu bé sẽ đánh hoặc giật đồ chơi của các bạn, chạy lên tắt màn hình máy tính lớp học khi cậu không thích chủ đề mà giáo viên đang thảo luận. Cậu bé cũng thường quấy khóc, hay chỉ trỏ tay và đổ lỗi cho người khác. Tính cách của cậu bé khiến các giáo viên thực sự đau đầu, họ gần như không thể nói lý được với cậu, hành vi của cậu đã gây ra rất nhiều rắc rối cho giáo viên và các bạn trong lớp.

Lúc đầu tôi cảm thấy chán nản, trong tâm nghĩ rằng việc giáo dục trong gia đình cậu bé đang có vấn đề lớn, và đổ lỗi cho tính cách của cậu bé là kết quả của sự dung túng của cha mẹ cậu. Tôi đã nỗ lực để cải biến cậu bé, nhẫn nại giảng giải đạo lý với cậu nhưng dường như không có hiệu quả. Thông qua học Pháp, tôi nhận ra hành vi của Bằng Bằng có sự liên quan đến trạng thái tu luyện của tôi. Tôi cần phải hướng nội tìm ra vấn đề ở tự thân và dùng thiện tâm để đối đãi với cả Bằng Bằng và cha mẹ của cậu bé, tôi nên đặt mình vào vị trí của cha mẹ cậu bé để suy xét vấn đề. Tôi nhận ra bản thân vẫn còn mang đậm nhân tố văn hóa đảng trong giải quyết công việc. Tuy thường xuyên giảng đạo lý cho các em nhỏ nhưng không ít lần tôi đã lợi dụng văn hóa đảng để đối đãi với các em, dùng những biện pháp cưỡng chế để buộc các em phải nghe lời. Làm sao điều này được phép xảy ra khi đứng từ giác độ của người tu luyện? Những biểu hiện của Bằng Bằng chính là một tấm gương phản chiếu bản thân tôi, cho thấy tôi cũng gặp các vấn đề tương tự và tôi cần phải đề cao trong tu luyện.

Thông qua hướng nội, tôi đã thay đổi cách nhìn nhận về cậu bé Bằng Bằng và phát hiện cậu bé cũng có những điểm tích cực. Tôi bắt đầu tâm bình khí hòa trò chuyện với cậu bé, nói cho cậu biết điều gì là đúng và điều gì là sai. Khi gặp mâu thuẫn thì nên quan tâm đến cảm thụ của người khác, học cách khoan dung, đối xử tốt với người khác, luôn quan tâm đến người khác và trở thành một người tốt.

Bằng cách khuyến khích và hướng dẫn tích cực, cậu bé Bằng Bằng đã trở nên vui vẻ và cởi mở hơn. Trước đây, cậu bé thường chỉ chơi một mình, nhưng bây giờ cậu đã có thể kết bạn và chia sẻ đồ chơi với các bạn. Cậu bé trở nên kiên nhẫn hơn, có thể chờ đợi để lấy đồ ăn nhẹ và học cách xếp hàng để rửa tay. Cậu bé cũng trở nên lịch sự hơn, tuân theo các quy tắc của lớp học, và học được cách bao dung với các bạn. Những thay đổi tích cực của cậu bé khiến mọi người đều cảm thấy hài lòng.

Đại Pháp giúp hóa giải cuộc tranh luận gay gắt giữa hai phụ huynh

Một buổi sáng, cô hiệu trưởng của trường tôi đã quay cảnh các em nhỏ tập thể dục buổi sáng và gửi cho một nhóm các phụ huynh. Tuy nhiên, cô hiệu trưởng đã sơ suất không để ý rằng trong video có hai em nhỏ đang xô xát nhẹ với nhau, hậu quả là phụ huynh của hai em học sinh đó bắt đầu tranh luận với nhau trong nhóm. Cả hai bên đều cảm thấy con mình bị bắt nạt và muốn gặp mặt trực tiếp sau giờ học để giải quyết. Cuộc tranh cãi giữa hai phụ huynh trong nhóm đã trở nên gay gắt và căng thẳng, không ai trong số họ muốn nhượng bộ. Hiệu trưởng đã cố gắng hòa giải nhưng vô ích. Cô ấy rất lo lắng vì nếu chuyện này không được ngăn chặn kịp thời thì có thể có điều gì đó khủng khiếp sẽ xảy ra ở trường.

Tôi nói với hiệu trưởng rằng hãy để tôi thử hòa giải tình huống này. Tôi đã gọi cho phụ huynh A. Đầu tiên tôi chân thành bày tỏ những thiếu sót trong công việc của giáo viên và thành tâm xin lỗi phụ huynh. Tôi đứng từ giác độ của phụ huynh để hiểu được tâm tình của họ, đồng thời tôi cũng khen ngợi những ưu điểm của con họ trong lớp học, trao đổi với họ những lý niệm trong giáo dục trẻ nhỏ, và căn cứ vào đặc điểm của từng trẻ mà các giáo viên trong trường đã nuôi dưỡng và rèn luyện cho các con những thói quen tốt ra sao. Trong suốt cuộc nói chuyện, tôi luôn giữ một tâm thái bình hòa, không chỉ trích hay oán trách, phàn nàn gì phụ huynh này. Sau đó tôi đã gọi cho phụ huynh B, mong ông có thể khoan dung và ngừng tranh cãi đúng sai trên điện thoại. Tôi thừa nhận với phụ huynh B rằng chính sai sót của giáo viên đã gây ra hiểu lầm giữa hai phụ huynh và tôi mong rằng họ sẽ lượng thứ cho chúng tôi. Cuối cùng, cả hai phụ huynh đã ngừng truy cứu chuyện này, vậy là đã hóa giải xong một trận phong ba.

Nếu tôi không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thì khi gặp phải những sự việc khó khăn này khẳng định là sẽ tâm phiền ý loạn. May mắn thay tôi là một người tu luyện Đại Pháp, Sư phụ đã dạy tôi cách đứng từ giác độ của người khác để suy xét vấn đề, Pháp lý của Sư phụ đã giúp tôi hóa giải được rất nhiều mâu thuẫn trong công việc.

Trên đây thể hội tu luyện tại tầng thứ hữu hạn sở tại của bản thân, nếu có điều gì không phù hợp thỉnh đồng tu từ bi chỉ chính.

(Phụ trách biên tập: Thiện Hân)

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/3/18/457476.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/5/31/209658.html

Đăng ngày 07-12-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share