Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 02-11-2023] Ngày 30 tháng 10 năm 2023, người nhà của 4 cư dân thành phố Chư Thành, tỉnh Sơn Đông đã xác nhận rằng người thân yêu của họ đã bị đưa đến Nhà tù Nữ Tỉnh Sơn Đông vào ngày 24 tháng 10 để thụ án vì đức tin chung của họ vào Pháp Luân Công.

Bốn học viên, bao gồm bà Tôn Bồi Anh (54 tuổi), bà Trì Quế Lan (74 tuổi), bà Trần Tú Lan (59 tuổi) và bà Lưu Triệu Thanh (63 tuổi) đã bị bắt vào ngày 29 tháng 6 năm 2021, cùng với người học viên thứ 5 là bà Mã Thuật Diễm (61 tuổi). Họ đều đã được bảo lãnh tại ngoại vài ngày sau đó và đã bị kết án tù vào ngày 14 tháng 4 năm 2023.

Bà Tôn và bà Trì mỗi người bị kết án 1,5 năm tù và phạt 4.000 Nhân dân tệ. Bà Lưu và bà Trần mỗi người bị kết án 1 năm 2 tháng tù và phạt 3.000 Nhân dân tệ. Bà Mã bị kết án 1 năm tù treo và phạt 2.000 Nhân dân tệ. Sau khi kháng cáo thất bại vào ngày 25 tháng 6, bà Tôn, bà Trì, bà Lưu và bà Trần đã bị bắt giữ trở lại (chưa rõ ngày xảy ra vụ bắt giữ) và bị chuyển đến nhà tù vào ngày 24 tháng 10. Bà Mã hiện đang thụ án treo ở bên ngoài nhà tù.

Chi tiết về quá trình truy tố

Một ngày sau khi bị bắt, bà Tôn và bà Lưu bị đưa vào Trại tạm giam Thành phố Trường Nghi. Ba học viên còn lại bị nhà tù từ chối tiếp nhận vì không vượt qua cuộc kiểm tra sức khỏe đầu vào. Họ được đưa trở lại Chư Thành và được tại ngoại sau khi nộp số tiền bảo lãnh 10.000 Nhân dân tệ vào khoảng 18 giờ tối ngày 2 tháng 7 năm 2021.

Đội An ninh Nội địa Thành phố Chư Thành đã chuyển vụ án của 5 học viên đến Viện Kiểm sát Thành phố Chư Thành, nhưng sau đó bị trả lại do không đủ bằng chứng.

Ở Trung Quốc, thông thường khu vực pháp quyền nơi xảy ra vụ án sẽ chịu trách nhiệm xử lý vụ việc, nhưng đôi khi một khu vực pháp quyền khác cũng có thể được phép tiếp quản. Vì điều này, cảnh sát Chư Thành chuyển vụ án của các học viên lên Viện Kiểm sát Thành phố Cao Mật (thành phố Cao Mật cách Chư Thành khoảng 50 dặm, và cả hai đều thuộc thẩm quyền của Duy Phường) và cơ quan này đã tiến hành truy tố các học viên.

Ban đầu, Tòa án Thành phố Cao Mật ấn định ngày xét xử là 28 tháng 9 năm 2022, nhưng hoãn lại đến ngày 24 tháng 3 năm 2023. Thẩm phán Sơn Bảo Quân chủ trì phiên tòa, các công tố viên Phan Hồng Huy, Diêu Mẫn Mẫn và trợ lý Từ Văn Bân đều có mặt.

Năm học viên và những người biện hộ của họ bác bỏ các cáo buộc chống lại các học viên, cụ thể là “sử dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật”, cái cớ thông thường được ĐCSTQ sử dụng để vu khống và bỏ tù các học viên Pháp Luân Công.

Thẩm phán Sơn cho phép 5 học viên về nhà sau phiên tòa. Đến ngày 14 tháng 4 năm 2023, ông ta kết án họ. Cả 5 học viên đều đã nộp đơn kháng cáo. Đến ngày 25 tháng 6 năm 2023, Tòa án Trung cấp Thành phố Duy Phường đã ra phán quyết giữ nguyên các bản án ban đầu của họ.

Thụ ích từ việc tu luyện Pháp Luân Công

Bà Tôn tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1997. Hầu hết bệnh tật đã hành hạ bà trong nhiều năm, bao gồm viêm khớp dạng thấp, vấn đề về cổ, bệnh phụ khoa và viêm mũi đều biến mất trong vòng 6 tháng bà tu luyện. Vì vẫn kiên định đức tin vào Pháp Luân Công bất chấp cuộc bức hại, nên trước án tù mới nhất này, bà Tôn đã bị chính quyền sách nhiễu, bắt giữ, giam cầm và lục soát nhà cửa.

Bà Trần bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 2006 và bà cũng tin rằng pháp môn tu luyện này đã giúp bà hồi phục sức khỏe.

Cả bà Trì và chồng bà đều biết ơn Pháp Luân Công vì đã cải thiện sức khỏe của họ. Những cơn đau đầu dữ dội, thoát vị đĩa đệm thắt lưng nghiêm trọng, chảy máu âm đạo thường xuyên và đau cánh tay của bà, cũng như bệnh viêm màng phổi do virus của chồng bà, tất cả đều biến mất ngay sau khi họ đọc sách và luyện các bài công pháp Pháp Luân Công.
Bài viết liên quan:

Thành phố Chư Thành, tỉnh Sơn Đông: Năm người bị kết án bất hợp pháp vì tu luyện Pháp Luân Công

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/11/2/467764.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/11/5/212784.html
Đăng ngày 26-11-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share