Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-10-2023] Một buổi sáng nọ, tôi ngủ dậy muộn và nghĩ rằng mình cần chú ý đến việc tu khứ tâm an dật, không ngủ nhiều gây lãng phí thời gian. Tôi bèn luyện đủ năm bài công pháp rồi mới bắt đầu các công việc buổi sáng thường lệ của mình.

Chồng tôi cũng là một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Đột nhiên anh ấy vô cớ cười nhạo tôi và nhắc đi nhắc lại những việc mà anh cho rằng tôi đã làm sai trong quá khứ. Tôi nói rằng những điều đó không đúng và anh trở nên tức giận, ra sức đập bàn mắng mỏ tôi. Lúc đó, tôi có phần bực bội trong lòng, nhưng lại tự nhắc mình cần tu nhẫn, không được tranh cãi với anh.

Tôi mượn hai cái xô và đi ra ngoài để lấy nước sạch. Khu nhà chúng tôi đang được cải tạo, đường đi rất hẹp. Đã vậy còn có chiếc máy xúc chặn tôi lại rồi cứ quay qua, quay lại trước mặt tôi. Khi tôi đến chỗ máy cấp nước sạch, chưa kịp lấy nước thì có hai công nhân xây dựng cùng lúc hất chất thải về phía tôi!

Tôi lập tức hướng nội tìm. Tôi biết suy nghĩ của mình trong cuộc nói chuyện với chồng là không đúng. Tôi vẫn còn tâm không phục, tâm tranh đấu, tâm tật đố và không thích nghe những điều khó nghe. Sau khi tôi xách nước về nhà, chồng tôi lại tiếp tục càm ràm. Nhưng tôi cam tâm không nói một lời nào.

Khi tôi chia sẻ điều này với các học viên khác, một người trong số họ nhìn tôi và nghiêm túc nói: “Đây là cấp hoàn cảnh cho chị tu luyện, chị lại đẩy ra ngoài là sao?“ Tôi chợt bừng tỉnh, đây không phải là người học viên đó nói, mà là Sư tôn thấy tôi mắc kẹt trong tình huống như vậy quá lâu nên đã điểm hóa cho tôi. Tôi liền nói: “Phải rồi, phải rồi, tôi cần tu chính mình. Đây là môi trường tu luyện mà Sư phụ đã an bài cho tôi, nhưng tôi cứ chấp mê bất ngộ, một mực đẩy nó ra ngoài, muốn tu người khác.”

Tôi quyết tâm chuyển biến quan niệm, bất kể gặp phải xung đột gì, trước tiên tôi phải tu tốt bản thân. Tôi coi hành vi của người khác là tấm gương phản chiếu để xem lại bản thân và tìm ở chính mình, trừ bỏ nhân tâm.

Ngay khi tôi thay đổi suy nghĩ, chồng tôi lập tức ngừng phàn nàn. Anh ấy vui vẻ với tôi và bảo chúng tôi hãy cùng nhau học Pháp. Mọi thứ thay đổi rất nhanh khi tôi hướng nội!

Một ngày nọ, khi chúng tôi lái xe đi làm, chồng tôi phàn nàn về việc tiểu khu không mở cổng gần đó, khiến chúng tôi phải đi một con đường dài hơn. Tôi định chấn chỉnh anh ấy rằng sao anh lại bất mãn thế này, rằng anh không nên tức giận thế kia, nhưng tôi chợt thanh tỉnh và tự nhắc mình không được lặp lại sai lầm cũ, không thể hướng ngoại như trước nữa. Tôi hiểu ra rằng sự phàn nàn của anh ấy phản chiếu tâm bất mãn của chính tôi. Tôi bắt đầu loại bỏ sự thiếu kiên nhẫn của mình và ngay lập tức, mây đen biến mất, mặt trời ló rạng! Tôi thầm nghĩ Sư phụ đang khích lệ tôi tu chính mình.

Khi nhìn thấy những chấp trước của người khác, thay vì chỉ ra vấn đề của họ, trước tiên tôi cần hướng nội và quy chính bản thân. Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa một người tu luyện Đại Pháp và một người không tu luyện.

Sư phụ giảng:

“Ví như họ tuyên truyền rằng “nếu muốn bảo người khác làm điều tốt, thì trước hết mình phải làm tốt như thế đã”; mọi người thử nghĩ xem nói vậy đúng không? Rất nhiều người ôm cứng vào lời nói ấy để rồi [lấy nó] che giấu những sai sót của mình chứ không muốn sửa; nhất là một số người đang có vấn đề đã lấy [câu] ấy làm chân lý chứ không buông bỏ đi. Tôi bảo mọi người rằng, [nói] vậy là tuyệt đối sai lầm. Phải chăng một người mắc lỗi rồi là không thể bảo chư vị làm điều tốt nữa? Lẽ nào một người phạm sai sót là sẽ không được góp ý người khác làm điều tốt nữa? Đó là lô-gíc gì vậy? Có bao nhiêu người suy nghĩ cẩn thận về vấn đề này?” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Atlanta năm 2003”)

Trước đây, tôi hay coi thường chồng mình. Bất cứ khi nào anh ấy chế giễu và chỉ trích tôi, tôi sẽ đáp lại: “Anh có quyền gì mà nói em khi bản thân anh còn làm không đúng!” Viện cớ đó, tôi luôn hướng ngoại mà không muốn thay đổi bản thân. Tôi đã bỏ lỡ biết bao cơ hội để đề cao. Đây là lỗi của tôi! Sư phụ đã giảng Pháp lý này trong nhiều năm như vậy mà cho tới bây giờ tôi mới ngộ ra. Cuối cùng tôi đã học được cách tu chính mình.

Hãy trân quý hoàn cảnh tu luyện mà Sư tôn đã an bài cho chúng ta, đừng hướng ngoại mà cầu, đừng “đi theo ma đạo,” mà hãy “bước trên con đường thành Thần,” làm một người tu luyện chân chính.

Trên đây là thể ngộ ở tầng thứ sở tại của tôi. Nếu có điều gì chưa phù hợp với Pháp, xin vui lòng chỉ ra cho tôi.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/10/20/467262.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/11/8/212814.html

Đăng ngày 15-11-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share