Từ Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm qua Internet lần thứ VIII dành cho các học viên tại Trung Quốc
Bài của một học viên từ Trung Quốc
[MINH HUỆ 13-11-2011] Kính chào Sư Phụ tôn kính! Xin chào quý đồng tu!
Tôi muốn chia sẻ với quý vị kinh nghiệm tu luyện của tôi.
Sư phụ đã giảng trong Tinh Tấn Yếu Chỉ II:
“Sự vĩ đại của đệ tử Đại Pháp là vì chư vị ở cùng với thời kỳ Chính Pháp của Sư phụ, [và] có thể duy hộ Đại Pháp.”
Tôi hiểu rằng, là một đệ tử Đại Pháp vào thời kỳ Chính Pháp, tôi có nhiệm vụ thiêng liêng để duy hộ và chứng thực Đại Pháp.
Tôi đã từng giúp sản xuất tài liệu giảng thanh chân tướng và làm một số công tác phối hợp trong quá khứ. Trong quá trình tu luyện của mình, tôi đã đều đặn nỗ lực để học Pháp. Tôi biết rằng học Pháp là điều kiện căn bản cho việc tu luyện, và chỉ bằng cách hành xử chiểu theo tiêu chuẩn của Đại Pháp mà chúng ta mới tu luyện chân chính và có thể có trí huệ khai mở để cứu độ chúng sinh qua những hạng mục Đại Pháp. Vì vậy, tôi luôn luôn học Pháp với tâm thanh tịnh, ngay cả trong những thời điểm bận rộn nhất tại trung tâm tư liệu, tôi luôn cảm thấy năng lượng mạnh mẽ của Đại Pháp bao quanh mình. Ngay cả trong mùa đông lạnh nhất, tôi có cảm giác ấm áp và thoải mái, và tôi luôn luôn muốn học thêm. Khi tôi hoàn toàn tập trung vào Pháp, trí huệ của tôi được khai mở và các tầng thứ khác nhau của Pháp được triển hiện ra cho tôi thấy.
Một ngày nọ, trong lúc đang học Pháp, tôi đột nhiên cảm thấy nên đi đến nhà một học viên, vì vậy tôi lập tức đi ngay. Người học viên rất đỗi vui mừng khi nhìn thấy tôi. Ông nói, “Tôi đang mong đợi anh,” và nói với tôi ông đã viết một bài phơi bày những trường hợp bức hại tại địa phương, và yêu cầu tôi chuyển tiếp bài viết đến trang web Minh Huệ Hán ngữ.
Ngoài việc học sách Chuyển Pháp Luân, tôi cũng nhiều lần đọc các bài giảng mới của Sư Phụ. Sư Phụ luôn luôn giảng nhắm vào những vấn đề cụ thể trong các bài giảng của Ngài, và tôi cố gắng hết sức để đạt được một sự hiểu biết thấu đáo của Pháp, và có được một cái nhìn rõ ràng về những điều mà Sư Phụ mong muốn. Với Pháp trong tâm của mình, tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ cấp bách nhất. Tôi đảm bảo là mình thường xuyên đọc tất cả các bài giảng của Sư Phụ. Sau khi tinh tấn học Pháp, tôi cảm thấy bản thân mình liên tục đồng hóa với Pháp và gạt bỏ những chấp trước của người thường. Tôi làm hết sức tốt theo lời yêu cầu của Sư Phụ và đi theo kịp với Chính Pháp.
Trân quý mối nhân duyên tiền định với các học viên
Những từ “bạn đồng tu” mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Tôi có một cảm giác đặc biệt về mối quan hệ tiền định giữa các học viên, và đối xử với các học viên hết sức chân thành. Một ngày kia tôi có một cái hẹn với một học viên. Chiều hôm đó mưa lớn thời tiết xấu và tôi không thể tìm thấy xe buýt, vì vậy tôi đã phải đi xe đạp. Tôi cần 3 tiếng đồng hồ để đi 30 cây số. Tôi không nghĩ nhiều về nó, và chỉ kiên định đạp xe để có thể đến đúng giờ.
Ngay sau khi tôi sắp đạp xe đi, một chiếc xe buýt từ phía sau chạy tới. Tôi vẫy tay chào người lái xe và không mong đợi bất cứ điều gì. Tuy nhiên, chiếc xe buýt dừng lại, người lái xe bước ra chờ tôi. Hóa ra ông là một người quen. Ông nói, “Tôi không thể tưởng tượng là bạn vẫy tay chào tôi. Làm sao mà tôi có thể không dừng xe lại trong khi mưa như trút nước thế này?” Tôi leo lên xe buýt và đến nơi trước giờ hẹn.
Tuy nhiên, người học viên lại không có mặt. Tôi đợi vài giờ đồng hồ, cho đến tối, nhưng anh ấy vẫn không đến. Tôi không có cảm giác xấu về anh. Mặc dù chúng tôi đã không hoàn thành nhiệm vụ ngày hôm đó, nhưng tôi cảm thấy rất vững chắc trong việc tu luyện cá nhân. Tôi biết nếu mỗi người trong chúng ta có thể giữ lời hứa của mình, chúng ta sẽ có ít xung đột và những nỗ lực của chúng ta như một chỉnh thể để cứu người sẽ có hiệu quả hơn.
Chân tín Sư Phụ và Đại Pháp
Từ năm 2001, tôi được làm việc trên một hạng mục in ấn tài liệu, và tôi đã gặp phải hai khảo nghiệm lớn. Một là “Tôi có tuyệt đối tin tưởng vào Sư Phụ và Đại Pháp không?” Hai là “Tôi có thể từ bỏ chấp trước sinh tử, chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh không?”
Tôi chưa bao giờ dao động đức tin của tôi đối với Sư Phụ và Đại Pháp. Đôi khi tôi không hiểu nguyên lý nào đó của Đại Pháp, tôi biết là vì tôi chưa đạt đến tầng thứ đó. Tôi biết rằng sau khi tôi nâng cao nhận thức, mọi thứ sẽ trở nên minh bạch. Dù áp lực có lớn như thế nào, tôi vẫn luôn duy trì đức tin vững chắc của tôi đối với Đại Pháp. Với sự chăm sóc từ bi của Sư Phụ và bằng tấm lòng kiên quyết, tôi đã vượt qua nhiều khảo nghiệm.
Vào lúc bắt đầu cuộc đàn áp của ĐCSTQ, tôi vẫn còn là một học viên mới, và tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để chống lại một trận chiến khó khăn bằng mọi cách. Sau khi dành nhiều thời gian học Pháp, chính niệm của tôi trở nên mạnh mẽ hơn, và tôi có thể cảm thấy các tâm chấp trước và sợ hãi giảm bớt. Sư phụ giảng:
“Nếu một người tu luyện có thể thực sự bỏ đi [tâm sợ hãi về] cái chết, thì sau đó cái chết sẽ mãi mãi rời khỏi chư vị. Nhưng đây không phải là cái gì chư vị cố tâm muốn mà có thể xảy ra được – đó là điểm mà chư vị tu luyện trong Đại Pháp, ở đó chư vị trở thành như vậy.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế New York 2004”, tạm dịch)
Sau khi trải qua bao nhiêu khảo nghiệm và thống khổ, tôi dần dần từ bỏ ý niệm về cái chết, và tôi không còn lo lắng về việc bị bức hại nữa. Tôi có thể phủ nhận cựu thế lực và tà ác. Vì là tôi liên tục đồng hóa với Đại Pháp, tôi có thể cảm thấy tầng thứ của tôi liên tục tăng lên. Một ngày nọ, một viên chức cảnh sát gõ cửa nhà tôi. Tôi từ chối không trả lời và phát chính niệm một thời gian dài. Viên chức đó bỏ đi và không bao giờ trở lại. Tất nhiên tôi không phải chỉ mỗi phát chính niệm khi có một sự việc nào đó xảy ra. Tôi coi việc phát chính niệm như một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày của mình. Sư Phụ đã giảng cho chúng ta:
“[Khi] tư tưởng của con người chiếm thượng phong, [thì] vị ấy bước hướng sang phía ‘con người’; [khi] tư tưởng của Thần và chính niệm của con người chiếm thượng phong, [thì] vị ấy bước hướng sang phía ‘Thần’.” (“Giảng Pháp tại San Francisco, 2005”)
Nếu chúng ta trộn lẫn các Pháp lý với các nhân tâm, chúng ta có thể đặt nhân tâm của chúng ta lên trên Đại Pháp, và chúng ta có thể vô tình chứng thực chính mình. Làm sao chúng ta có thể thấy được sự hiển hiện của Thần nếu chúng ta suy nghĩ và xử lý những công việc Đại Pháp với tâm thái của người thường? Chỉ khi chúng ta cố sức thay đổi các nhân tâm bằng chính niệm và tin tưởng vào Sư Phụ và Đại Pháp thì chúng ta mới có thể thật sự đồng hóa với Pháp và trải nghiệm những điều kỳ diệu.
Khi tâm của chúng ta thuần tịnh thì mọi việc mà dường như khó khăn đều được thực hiện dễ dàng. Một ngày kia, tôi định đến thăm một học viên vừa mới được thả ra từ một trạm giam của công an. Theo lời các bạn đồng tu thì gia đình của người học viên này hạn chế nghiêm ngặt các hoạt động của cô và ngăn cản những học viên khác đến thăm cô ấy. Tôi nghĩ, “Tôi sẽ làm theo sự an bài của Sư Phụ.” Không mang theo một tâm gì cả, tôi chỉ đơn giản gõ cửa nhà cô. Cô mở cửa và nói với tôi rằng chồng cô đang ngủ. Ba mươi phút sau, khi chúng tôi đã nói chuyện xong rồi, người chồng vẫn còn ngủ.
Xem gian khổ là niềm vui
Sư Phụ đã giảng cho chúng ta:
“Chư vị biết chăng? Để độ chư vị, Phật đã đi xin ăn nơi người thường, hôm nay tôi lại mở rộng cửa truyền Đại Pháp độ chư vị, tôi không hề vì vô số nạn gặp phải mà cảm thấy khổ, vậy chư vị còn gì chưa buông bỏ được? Chư vị có thể mang theo những thứ chưa buông bỏ trong tâm ấy tiến vào thiên quốc chăng?” (“Chân Tu” trong “Tinh Tấn Yếu Chỉ”)
Tôi chưa bao giờ có được đặc ân gặp mặt Sư Phụ từ khi tôi trở thành một học viên vào mùa xuân năm 1998. Nhưng hình ảnh của Sư Phụ luôn ở trong tâm tôi. Sư phụ đã chịu đựng vô số gian khổ cho chúng ta và đến thế gian này để cứu độ chúng sinh. Ngài đã phải chịu đựng rất nhiều nghiệp lực cho chúng ta. Nếu so sánh, những khó khăn chúng ta gặp phải trong sự tu luyện thật không có gì đáng kể.
Trong suốt quá trình tu luyện, mỗi khi tôi gặp khó khăn, trải qua những khổ nạn, tôi nhớ lại lời của Sư Phụ, và tôi lập tức cảm thấy đỡ hơn. Nếu tôi lo sợ sự khó khăn, ngừng theo Sư Phụ, và để cho tâm ràng buộc về danh, lợi, và tình làm hỏng việc tu luyện của tôi, thì đó sẽ là một thảm họa.
Một buổi chiều, tôi đi lấy vật tư cho trung tâm in ấn của chúng tôi. Cửa hàng cung cấp ở cách xa ít nhất là 30 cây số. Tôi buộc chặt ba thùng đồ trên giỏ xe đạp và đạp xe về nhà. Sau vài cây số, tôi bị mệt. Tôi cảm thấy xe đạp của tôi như bị một cái gì đó kéo từ phía sau. Sau 10 cây số, tôi bị kiệt sức. Trời đã tối, mà tôi vẫn còn cách xa nhà hơn 15 cây số.
Tôi biết tôi không nên đạp chậm lại, nhưng chân tôi thực sự đau đớn. Vì các tài liệu được sử dụng để giảng thanh chân tướng và cứu độ người, tôi nhận thức rằng đó có thể là can nhiễu hoặc là một thử thách về tu luyện, do đó tôi quyết định xem cơn đau của tôi như là một điều tốt. Tôi nhắc nhở bản thân mình phải phủ nhận bất kỳ một can nhiễu nào của tà ác. Sau một thời gian, cơn đau nơi chân của tôi biến mất. Khi còn cách nhà khoảng 2 cây số, xe đạp của tôi đột nhiên cảm thấy rất nhẹ, như thể một người nào đó đã đẩy tôi từ phía sau. Năng lượng đã đẩy tôi suốt chặng đường về nhà. Một lần nữa, tôi đã trải nghiệm được những lời của Sư Phụ:
“…khó Nhẫn, chư vị hãy cứ Nhẫn xem sao; thấy thật khó làm, nói là khó làm, chư vị cứ làm xem cuối cùng có làm được chăng.” (Chuyển Pháp Luân)
Có Tâm Từ Bi
Một buổi tối kia, tôi tham dự một cuộc họp tại nhà của một nữ học viên lớn tuổi. Cuộc họp đã không kết thúc cho đến khi nửa đêm. Tôi quyết định nghỉ ngơi tại một khách sạn, nhưng vị học viên lại yêu cầu tôi ở lại qua đêm tại nhà của mình.
Tuy nhiên, vài ngày sau đó, người phụ nữ lớn tuổi đó nói với một học viên khác, “Tại sao hôm đó bạn không yêu cầu anh ta (có nghĩa là tôi) đi về? Tôi đã phải sắp xếp cho anh ta ở lại nhà của tôi.” Sau khi tôi nghe điều này, tôi cảm thấy đau đớn. Nhưng tôi nhanh chóng nhận ra rằng tôi không nên có bất cứ ý nghĩ tiêu cực về các đồng tu. Tôi không bực tức bà ấy vì những điều bà ấy nói, và tôi cũng không bao giờ đem vấn đề này để nói với bà. Tôi nhớ rằng Sư Phụ đã dạy chúng ta là luôn luôn nghĩ đến người khác, và làm những gì phù hợp cho tôi có thể gây khó khăn cho những người khác. Có đêm, tôi đi bộ một vài cây số để về khách sạn của tôi, nhưng tôi không bao giờ cảm thấy bực bội về điều đó.
Một đêm khuya, phòng đợi của khách sạn mà tôi đến đóng cửa. Tôi gõ cửa nhưng không ai trả lời. Tôi quay đi và bắt đầu đi bộ đến một thị trấn kế đó. Khi tôi đến khách sạn, tôi thấy một người đàn ông đang đứng ở ngưỡng cửa. Hóa ra là chủ khách sạn, và dường như ông ấy đang chờ đợi tôi.
Nhiều đêm, tôi đi một mình trên đường phố, nhìn lên bầu trời. Tôi tự nói với mình rằng tôi sẽ không làm Sư Phụ thất vọng: Tôi sẽ phấn đấu để trở thành một đệ tử Đại Pháp chân chính có thể vượt qua mọi rào cản, thanh trừ tất cả các nhân tố tà ác, và cứu độ chúng sinh.
Sự khích lệ của Sư Phụ
Có một thời gian, tôi đến nhà một đồng tu để làm việc chung một hạng mục với ông ấy. Tôi thường đi đến nhà của ông sau khi trời tối và ra về trước khi bình minh. Một đêm, học viên đó nói rằng ông đang bị can nhiễu, và cảm thấy khó chịu. Sáng hôm sau, ông ấy yêu cầu tôi ra về sớm hơn bình thường. Tôi ngạc nhiên, bởi vì như vậy có nghĩa là tôi sẽ phải chờ xe buýt hơn một giờ đồng hồ. Tôi cảm thấy khó chịu vì lời yêu cầu của ông ấy, nhưng tôi liền bình tĩnh lại. Sư phụ dạy chúng ta phải lắng nghe ý kiến của người khác và đối với mọi việc một cách lạc quan. Tôi quyết định ra về sớm theo lời đề nghị của ông ấy, và thay vì đi xe buýt, tôi đi xe đạp của tôi.
Đêm đó tôi có một giấc mơ trong đó mặc dù tôi đi quanh một tòa nhà mà vẫn không thể tìm thấy cầu thang. Khi tôi vào được trong tòa nhà, tôi tìm thấy cầu thang và bắt đầu bước lên. Sau khi tôi tỉnh dậy, tôi biết Sư Phụ đã chỉ điểm cho tôi là cần phải đề cao tâm tính.
Sáng hôm sau lúc 4 giờ sáng, tôi ra về bằng xe đạp. Tôi đạp xe trong một buổi sáng mùa đông trời đông lạnh, chỉ mặc một chiếc áo khoác mỏng. Tôi cảm thấy luồng gió lạnh. Tôi nghĩ,“Thời tiết lạnh như thế có gì là xấu? Mình nên sử dụng mọi cơ hội và các loại môi trường để cải thiện sự tu luyện của mình. Sư Phụ không cần lo lắng cho con.” Chẳng bao lâu, tôi không còn nghĩ đến gió lạnh và thay vào đó cảm thấy vui sướng.
Sau khoảng 20 cây số, tôi thấy một bảng quảng cáo viết, “Thiên điều đại đạo nhậm nhĩ tẩu.” (Có cả nghìn con đường chờ đợi để bạn bước đi) Tôi biết đây là Sư Phụ khích lệ cho tôi tiếp tục kiên định trên con đường tu luyện.
Thần tích hiển hiện khi dụng tâm cứu người
Bất cứ khi nào tôi đi đến các vùng nông thôn xa xôi để phân phát các tờ rơi Đại Pháp, bởi vì tôi nhắc nhở bản thân mình rằng tôi đang làm điều chân chính nhất, tôi có thể tập trung vào việc cứu độ người và không để bất cứ điều gì can nhiễu tôi.
Tôi đã trải nghiệm các thần tích ba lần. Những thần tích này nhắc nhở tôi rằng không có việc gì quan trọng hơn việc cứu độ người.
Một buổi chiều kia, bầu trời trong sáng trong khi tôi đạp xe đi phân phát các tờ rơi trong một ngôi làng nọ. Đột nhiên, bầu trời trở thành mây mù và gió mạnh bắt đầu thổi, nhưng tôi vẫn tiếp tục đạp xe một cách không do dự. Liền đó, gió dừng lại, và trời bắt đầu mưa. Tôi nói với Thần Mưa: “Ông có thể làm ướt quần áo của tôi, nhưng không thể làm ướt những tờ rơi của tôi!” Tôi đã đi trên một con đường đất đầy cát. Có đoạn đường, cát rất sâu đến nỗi tôi phải đi bộ và đẩy xe đạp của tôi. Khu vực này đã bị hạn hán một thời gian rất dài, và con đường thường là bụi bặm và khó đi. Tuy nhiên, vì mưa xuống, mặt đường cứng lại, và tôi đã có thể đạp xe một cách dễ dàng.
Một ngày, tôi đi đến một địa điểm khác để phân phát các tờ rơi. Lúc 5 giờ sáng, tôi nghe thấy tiếng sấm. Tôi nghĩ, “Tôi không muốn mưa bây giờ, không có gì có thể ảnh hưởng đến nỗ lực của tôi để cứu độ người.” Chẳng bao lâu tiếng sấm dừng lại.
Một ngày khác, tôi đi đến một địa điểm thứ ba để phân phát tờ rơi. Trời đã mưa suốt đêm, và sáng hôm sau vẫn còn mưa phùn nhẹ. Tôi xin Sư phụ giúp ngăn chặn cơn mưa, và thực sự, cơn mưa dừng lại ngay lập tức. Ngày hôm đó, tôi đã đến hơn mười làng, và từ 5 giờ cho đến 10 giờ sáng, tôi đã phân phát hết tất cả các tài liệu mang theo. Sau 10 giờ sáng, mưa lại tiếp tục cho đến nửa đêm. Tuy nhiên, thời tiết tốt trong năm giờ đồng hồ vừa qua đã để cho tôi hoàn thành những gì tôi cần làm: nó cho phép mọi người tìm thấy và đọc các tờ rơi để được cứu độ. Tôi biết rằng Sư Phụ đã làm ngừng cơn mưa để khuyến khích tôi hoàn thành sứ mệnh của tôi.
Trong bài “Rộng Lớn” của Tinh Tấn Yếu Chỉ, Sư Phụ đã giảng:
“Còn nội hàm bác đại tinh thâm của Ông là chỉ những người tu luyện tại các tầng thứ chân tu khác nhau mới có thể thể ngộ và triển hiện ra được, mới có thể thật sự thấy Pháp là gì.”
Miễn là chúng ta chân thành tin tưởng vào Sư Phụ và Đại Pháp và làm theo yêu cầu của Sư Phụ, vẻ đẹp và sự thần thánh của Đại Pháp sẽ được hiển hiện ra cho chúng ta. Tôi sẽ trân quý thời gian hữu hạn còn lại của chúng ta và phấn đấu để không làm Sư Phụ thất vọng! Chúng ta hãy có trách nhiệm với danh hiệu thiêng liêng của chúng ta: Đệ tử Đại Pháp.
Con cảm tạ Sư Phụ. Cảm ơn các bạn đồng tu.
________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/11/13/明慧法会–展现生命的真正意义-248936.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/12/10/130010.html
Đăng ngày 11-2-2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.