Từ Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm qua Internet lần thứ VIII dành cho học viên Trung Quốc

Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Công ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

[MINH HUỆ 29-11-2011]

Xin kính chào Sư phụ tôn kính!

Xin chào toàn thể đồng tu!

Tôi xin cảm tạ Sư phụ vì đã cho các đệ tử Pháp Luân Công ở Trung Quốc cơ hội chia sẻ kinh nghiệm và đề cao tu luyện qua mạng Internet. Đây là lần thứ tư tôi viết bài chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của bản thân, trong quá trình này tôi cũng đã vượt qua tâm lo sợ vào việc không thể viết được bài vì trình độ văn hóa của tôi có phần hạn chế, vượt qua chấp trước vào danh với hy vọng bài của tôi sẽ được chọn, và chấp trước vào tâm hiển thị khi nhìn thấy bài của tôi được chọn. Lần này tôi sẽ viết bài với tâm thuần tịnh nhất để báo cáo với Sư phụ quá trình chân chính tu luyện của tôi thông qua việc học Pháp và làm ba việc.

1. Làm ba việc là một quá trình tu luyện chân chính

Sau khi Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc, đồng tu A rất hăng hái trong việc giảng chân tướng. Tôi thấy rất ghen tị vì cô ấy đã làm được thật nhiều việc cho Pháp Luân Công và tu luyện rất tốt. Sau đó cô ấy qua đời vì bệnh tật. Chúng tôi đều thấy đau lòng. Lúc đó chúng tôi nhiều lần học Pháp cùng nhau, phát chính niệm, chia sẻ, và cùng cô ấy hướng nội. A cũng học Pháp thường xuyên và hàng ngày phát chính niệm đúng giờ. Nhưng khi hướng nội, thì cô ấy nói không thể tìm ra được điều gì. Cô ấy không thể tìm ra nguyên nhân căn bản của những khổ nạn mà cô ấy phải trải qua, cô ấy cũng không biết làm thế nào để đề cao tâm tính. Cô ấy nói đã quá muộn và qua đời trong sự hối tiếc.

Đó là một cú sốc đã khiến tôi bừng tỉnh. Tôi nhận ra sự nghiêm túc của tu luyện. Phải học Pháp cho tốt, hướng nội, và chân tu thì mới đúng là thật sự tu luyện.

Sư phụ giảng,

“Học Pháp đắc Pháp,
Tỉ học tỉ tu,
Sự sự đối chiếu,
Tố đáo thị tu.”
(“Thực tu” trong Hồng Ngâm)

Sư phụ cũng giảng,

“…[chư vị] nhất định phải học thật thấu Pháp ở cao tầng, [phải] biết tu luyện như thế nào.” (“Sư phụ cấp gì cho học viên?” – Bài giảng thứ 3 trong Chuyển Pháp Luân)

Tôi nhận ra rằng việc học Pháp là căn bản của tu luyện. Tôi quyết tâm sẽ học Pháp, đắc Pháp, và chiểu theo những tiêu chuẩn của Pháp để học Pháp một cách chân chính.

Khi Sư phụ yêu cầu chúng ta làm ba việc, Sư phụ đã an bài cho con đường tu luyện của chúng ta. Chúng ta phải hoàn thành sứ mệnh của mình, cứu độ chúng sinh, và xả bỏ mọi chấp trước, quan niệm người thường, và dục vọng trong khi làm ba việc.

Sư phụ giảng,

“Một vị Phật chuyển tay một cái, thì bệnh của toàn nhân loại sẽ không còn; điều này đảm bảo là làm được.” (Công năng túc mệnh thông”, Bài giảng thứ hai trong Chuyển Pháp Luân)

Sư phụ là sáng thế chủ của vũ trụ mới. Sư phụ có thể làm bất kể việc gì chỉ bằng một niệm. Tại sao Sư phụ lại yêu cầu chúng ta làm ba việc để cứu độ chúng sinh? Bởi vì Sư phụ đang cho chúng ta cơ hội để thành tựu bản thân. Đây là từ bi và ân đức vô biên của Sư phụ. Khi tôi ngộ ra điều này, tôi đã quyết tâm trân quý cơ duyên tu luyện của mình. Tôi quyết định sẽ học Pháp nhiều hơn. Tôi phải xem xét lại xuất phát điểm của mình – làm ba việc không đồng nhất với việc tu luyện cá nhân. Chính là trong quá trình làm ba việc mà tôi có thể tu luyện bản thân thật tốt. Khi tôi giảng chân tướng, phát tài liệu giảng chân tướng, phối hợp với đồng tu để làm công việc Đại Pháp, tôi phải xả bỏ hết thảy những quan niệm người thường nổi lên và chính lại tâm của bản thân. Quá trình làm ba việc chính là quá trình tu luyện bản thân chúng ta.

2. Tu luyện bản thân thông qua việc phát tài liệu giảng chân tướng

Một ngày chúng tôi chia thành hai nhóm mỗi nhóm hai người để đi phát đĩa DVD Thần Vận ở bốn ngôi làng khác nhau. Tôi cùng đi với một đồng tu nhiều tuổi hơn. Tất cả những ngôi làng chúng tôi đến đều chỉ có hai con đường, một con đường trải bê tông và con đường kia thì chỉ được phủ đất. Đi trên con đường đất rất khổ. Ở cả hai ngôi làng tôi đều giữ tâm bình tĩnh dù bước đi trên con đường đất. Sư phụ đã đích thân tạo ra Thần Vận. Đó chính là một Pháp khí để chúng ta cứu người. Tôi có cảm giác rất thần thánh trong khi phát đĩa DVD. Lúc chúng tôi đến ngôi làng thứ ba, tôi bắt đầu cảm thấy bất công. Chúng tôi đều đã nhiều tuổi. Đến ngôi làng thứ ba sao không hoán đổi cho nhau? Tôi bắt đầu phàn nàn và chỉ trích đồng tu.

Ngày hôm sau đồng tu ấy gọi tôi ra và nói, “Đừng tức giận nữa. Công việc cũng đã hoàn thành rồi, sao còn phàn nàn làm gì nữa? Cô còn muốn thể hiện sự hy sinh của mình cho người khác biết nữa ư?” Lúc đó tôi nói tôi rất vui vì đồng tu ấy đã chỉ ra thiếu sót của tôi, nhưng trong tâm tôi vẫn thấy bực mình. Lúc đồng tu đã đi khỏi, tôi càng nghĩ càng thấy khó chịu: “Đường xấu là tôi đi. Tiền taxi là tôi trả. Giờ chị lại là người chỉ trích tôi sao???” Tôi thấy rất khó chịu, lúc này tôi lại nhớ đến lời Sư phụ giảng:

“Chúng ta là có tính nhắm thẳng, thật sự chỉ thẳng vào cái tâm ấy, vứt bỏ cái tâm ấy; như vậy tu được mau lẹ phi thường.” (“Khai quang” – Bài giảng thứ 5 trong Chuyển Pháp Luân)

Những lời giảng của Sư phụ đã làm tôi bừng tỉnh. Sư phụ đã nhìn thấy những chấp trước của tôi và nhân chuyến đi này đã khiến cho những chấp trước đó nổi lên. Sư phụ đã điểm hóa cho tôi thông qua lời nói của đồng tu. Tôi liền hướng nội và nhận ra rất nhiều quan niệm người thường, ví dụ như tâm oán hận, tâm ích kỷ, tâm an nhàn, tâm không thích bị chỉ trích, và tâm danh lợi. Không phải là con người thật sự của tôi đã tức giận. Mà chính là những chấp trước này đã khiến tôi tức giận. Tại sao tôi lại dung túng cho chúng? Tại sao tôi không nhanh chóng trừ bỏ chúng đi?
Tôi cũng đã xem xét lại lời chỉ trích thứ hai của đồng tu về cách nhìn nhận sự hy sinh của tôi. Tôi đã đào sâu hướng nội và nhận ra tâm của mình không dựa trên Pháp. Tôi tự hỏi liệu có phải là mình đang hiển thị bản thân hay không. Chúng ta là những người duy nhất được Sư phụ giao cho sứ mệnh phân phát đĩa DVD Thần Vận. Chúng ta phải vô ngã để cứu người. Tôi tin rằng ý định của tôi là rất chính. Tuy nhiên, đồng tu ấy đã cảm thấy tôi đang hành động một cách rất ích kỷ. Mặc dù tôi đã không cố ý làm như vậy, Sư phụ chắc hẳn đã nhìn thấy tôi đang hiển thị bản thân và đang chấp trước vào danh tiếng. Sư phụ đã để cho đồng tu ấy chỉ ra những chấp trước đó để tôi có thể xả bỏ chúng. Sư phụ đã mất nhiều thời gian và công sức lo cho tôi! Chỉ khi nào tôi tiêu trừ những quan niệm người thường và những yếu tố bất hảo và đề cao tâm tính thì những việc tôi làm mới có thể trở thành những việc thần thánh nhất.

Tại sao tôi lại coi trọng những gì người khác nói về tôi như vậy? Tại sao tôi lại coi trọng cảm giác của bản thân đến thế? Kỳ thực tôi đã rất vị ngã và ích kỷ. Tôi đã không thể hoàn toàn hòa tan trong Pháp. Trong khi đó, cựu thế lực đang lợi dụng tư tâm của tôi để tạo ra sự gián cách giữa các học viên và ngăn cản chúng tôi phân phát đĩa DVD Thần Vận. Tôi nhớ lại mình đã hứa với Sư phụ: “Cho dù các đồng tu đối xử với con như thế nào, con cũng sẽ buông bỏ bản thân và sẽ không làm gì để gây ra bất hòa giữa con và đồng tu khác, quyết không làm Sư phụ phải đau lòng, hay làm cho tà ác được cao hứng.”

Sau đó tôi đã xin lỗi đồng tu ấy. Từ đó chúng tôi phối hợp với nhau rất tốt. Tôi thật sự cảm ơn đồng tu ấy đã rất vô tư thẳng thắn, và đã giúp cho sự tu luyện của tôi rất nhiều.

3. Tu luyện trong khi giảng chân tướng

Trong khi giảng chân tướng, tôi đã xả bỏ nhiều quan niệm người thường. Tôi đã gặp rất nhiều loại người trong quá trình giảng chân tướng. Một ngày tôi đang giảng chân tướng cho hai mẹ con ở trước cửa một bệnh viện thành phố. Tôi chưa kịp nói gì nhiều thì người con gái, cũng là người chăm sóc cho người mẹ, chửi rủa rất khó nghe. Cô ấy nói những lời xúc phạm tôi một cách thậm tệ. Một người đi qua thấy vậy liền nói, “Cô không nghe cũng không sao, nhưng không cần phải xúc phạm người ta như thế.” Tôi thấy rất khó chịu. Tôi cảm thấy buồn vì đã không thể cứu cô ấy, và vì tôi đã không có đủ sự từ bi. Tôi cũng thấy khó chịu vì bị mất mặt như vậy.

Sau đó tôi đã hướng nội. Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, tôi có tâm giữ thể diện và tâm chấp trước vào hư danh rất mạnh mẽ. Việc đã xảy ra hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên, mà chính là trực chỉ những quan niệm người thường của tôi. Tôi đã xin Sư phụ củng cố chính niệm giúp tôi để tôi có thể xả bỏ những chấp trước này. Kể từ đó, việc giảng chân tướng của tôi đã suôn sẻ hơn.

Một ngày tôi cùng ba đồng tu khác đến một vùng nông thôn để giảng chân tướng trực tiếp và phát đĩa DVD Thần Vận. Tôi cùng một đồng tu nhiều tuổi hơn phụ trách hai con phố trong một ngôi làng lớn. Đi qua con phố đầu tiên, việc giảng chân tướng rất thuận lợi. Gần như tất cả những người chúng tôi nói chuyện đều thoái khỏi ĐCSTQ hoặc/và hai tổ chức liên đới mà họ đã từng tham gia. Khi chúng tôi đi đến con phố thứ hai, nhiều người dân trong làng đã đi ra. Nhiều người nói lên ý kiến của họ, và có một số ý kiến không tốt. Tôi và người đồng tu kia liên tục phát chính niệm và xin Sư phụ gia trì để giúp họ không phạm tội với Đại Pháp. Người đồng tu kia nói, “Chúng ta có nên tiếp tục không?” Chúng tôi không hẹn mà cùng đồng thanh, “Hãy tiếp tục!” Dù thế nào, chúng tôi đến đó là để cứu người. Khi chúng tôi đến ngôi nhà cuối cùng trên phố, chỉ có một người đàn ông ở nhà. Ông ấy tiếp thu chân tướng rất tốt và quyết định thoái bằng tên thật. Tuy nhiên, khi đi khỏi đó thì tôi lại quên tên của ông ấy là gì. Đồng tu của tôi nói, “Sao chị lại có thể quên tên của ông ấy được nhỉ?” Tôi nghĩ, “Chị cũng quên mà. Tôi đã giảng chân tướng, thì lẽ ra chị phải là người nhớ tên của người đàn ông đó.” Nhưng ngay lập tức tôi nhận ra suy nghĩ của tôi là không đúng. Tôi không được phàn nàn. Tôi trả lời một cách thành khẩn, “Lần sau, tôi nhất định sẽ dụng tâm chú ý.”

Sau khi trở về nhà, tôi đã học Pháp và tĩnh tâm hướng nội để tìm ra những chấp trước đã nổi lên trong lúc giảng chân tướng hôm nay. Ở con phố đầu tiên giảng chân tướng thuận lợi, tôi đã có phần cao hứng và có tâm hoan hỷ. Đến con phố thứ hai, có nhiều người cùng xuất hiện, làm cho tâm lý của tôi trở nên bất ổn. Tôi không dám đi vào các cửa hàng vì có tâm sợ hãi. Khi chúng tôi cùng quên tên của người đàn ông, tôi đã trách đồng tu của mình. Những chấp trước, nếu không bị xả bỏ, sẽ tạo nên một ngọn núi cản trở con đường tu luyện của tôi.

4. Tu từng niệm của bản thân

Gần đây tôi cài đặt hệ điều hành cho một số máy tính và gặp phải trở ngại. Trong đó có một số vấn đề mà tự bản thân tôi không thể giải quyết, hơn nữa lại kéo dài trong một khoảng thời gian lâu.

Việc này quả là bất thường. Ngay cả trước kia lúc tôi chưa thành thục về máy tính thì cũng không xuất hiện nhiều vấn đề như thế này. Máy tính chúng ta mua đều là những Pháp khí, nếu chúng được chọn lựa để phục vụ cho công việc Đại Pháp, làm sao chúng có thể bị hỏng hóc?

Tôi đã hướng ngoại tìm và kiểm tra xem đồng tu của mình có phải là có vấn đề trong tu luyện không. Có lúc tôi cũng hướng nội, nhưng chỉ là hướng nội một cách rất bề mặt. Kết quả là không có sự cải thiện nào cả. Cuối cùng tôi phải nhờ đến đồng tu hỗ trợ kỹ thuật, đã nhiều lần như vậy, tôi cũng phối hợp với đồng tu một cách bất đắc dĩ.

Một buổi sáng, tôi cùng một đồng tu cùng học Pháp, nhờ đó tôi đã nhìn ra được Pháp lý. Sư phụ giảng,

“Bất kể là làm hạng mục công tác gì hay sự việc gì, đã không làm thì không làm, đã làm thì nhất định làm cho thật tốt, có thuỷ có chung. Nếu không trong lịch sử lẽ nào sẽ ghi chép về chư vị là chư vị lãng phí thời gian như thế? Chẳng hoàn thành việc gì cả, việc gì cũng thất bại. Không phải là nói rằng sự việc kia là cứ phải chiểu theo cách của chư vị mà làm, và thành công rồi thì chư vị mới có thể dựng lập uy đức, mà là khi phối hợp bản thân chư vị động ý niệm gì, trong phối hợp làm việc thì làm thế nào, đó mới là quá trình tu luyện.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010”)

Sau khi đọc đoạn Pháp đó, tôi đã nhận ra một niệm bất chính của mình chính là nguyên nhân căn bản.

Người đồng tu hỗ trợ kỹ thuật thường nhắc cả hai chúng tôi đọc những bài chia sẻ về kỹ thuật máy tính. Tôi không hứng thú gì với những bài viết đó. Tôi thường cảm thấy buồn ngủ khi đọc chúng. Thực ra chính là quan niệm của bản thân tôi đã gây ra sự ngăn cản này. Thậm chí tôi còn nói với người đồng tu kia rằng tôi không muốn học thêm về kỹ thuật máy tính nữa, vì tôi đã có đủ kiến thức rồi. Khi gặp vấn đề, tôi thường nhờ đồng tu hỗ trợ kỹ thuật. Niệm bất chính của tôi đã tạo ra những can nhiễu và gây ra lãng phí thời gian của nhiều người. Tôi thật sự thấy hối tiếc.

Sư phụ giảng,

“…người ta đều vì quan niệm của mình chẳng ngay, tâm nơi mình chẳng chính mà [tự] rước lấy rắc rối.” (“Phụ thể” trong Bài giảng thứ 3 – Chuyển Pháp Luân)

Quan niệm không chính là từ đâu mà ra? Tôi đã đào sâu hướng nội và nhìn ra được như sau: Thứ nhất, gần đây vì bận rộn làm ba việc nên tôi đã không dụng tâm học Pháp hay phát chính niệm, chính là đang dùng nhân tâm mà làm việc. Thứ hai, tâm của tôi không đặt trong Pháp. Kết quả là, tính vị tư vị ngã của cựu thế lực đã khởi tác dụng, gây ra khó khăn cho người khác. Tự bản thân tôi đã không muốn phó xuất nhiều vì có tâm an nhàn. Thứ ba, tôi đã không muốn tìm hiểu sâu vì có tâm thỏa mãn vào kiến thức của mình. Tôi đã không chiểu theo lời Sư phụ giảng,

“…làm bất kể chuyện gì là có thủy có chung, hãy làm nó cho tốt.” (“Thế nào là đệ tử đại Pháp • Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2011”)

Thứ tư, tôi đã có tư tưởng lười biếng không muốn động não. Tôi đã dùng nhân tâm để thực thi công việc. Những nhân tố tà ác đã lợi dụng sơ hở này và khiến tôi bận rộn và không có đủ thời gian làm ba việc.

Hướng nội thật sự là một bảo vật của người tu luyện. Nếu tôi không nhận ra những chấp trước này và chính lại bản thân, thì tôi đã rơi vào một tính huống rất nguy hiểm rồi. Biểu hiện quá bận rộn của tôi là một dấu hiệu cho thấy tôi đang đi chệch khỏi Pháp. Tôi đã thực thi việc cài đặt phần mềm giống như một người thường, và đã bước vào con đường mà cựu thế lực an bài. Bởi vì tôi đã mang tâm ích kỷ. Cho dù tôi đã làm được bao nhiêu việc, liệu đó có phải là tu luyện không? Sư phụ giảng,

“Chúng ta giảng rằng, tốt xấu xuất tự một niệm của người ta, sai biệt ở một niệm ấy đưa đến hậu quả khác nhau.” (Chuyển Pháp Luân)

Việc tu từng niệm của chúng ta là rất quan trọng.

5. Trân quý những lời góp ý của đồng tu

Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, tôi rất kiêu ngạo và không thích bị chỉ trích. Nếu tôi mắc phải một lỗi gì đó, tôi sẽ không thể ăn ngon ngủ yên được. Tôi có chấp trước mạnh mẽ vào danh, vào tâm hư danh, và tâm hiển thị. Tại đơn vị công tác phải là xuất sắc, được lãnh đạo trọng dụng, và đồng nghiệp khen ngợi, thì tôi mới hài lòng. Vài năm trước đây, có sự gián cách giữa việc học Pháp và việc tu luyện của tôi. Tôi đã không biết làm thế nào để chiểu theo Pháp. Tôi đã nghĩ mình đang tu luyện trong khi đang làm những việc giảng thanh chân tướng. Học Pháp là một chuyện, nhưng tu luyện lại là một chuyện khác. Tôi đã không biết lấy Pháp làm chỉ đạo cho tu luyện của mình. Khi các đồng tu chỉ ra những chấp trước của tôi, tôi thấy rất thất vọng, đặc biệt là khi tôi tự cảm thấy mình đã phó xuất nhiều cho việc giảng chân tướng. Tôi cảm thấy buồn và rất bất bình. Thậm chí tôi đã hình thành cái nhìn không tốt về những đồng tu mà đã chỉ ra chấp trước của tôi.

Sau khi học Pháp nhiều hơn, đặc biệt là sau khi ghi nhớ Pháp, tôi nhận ra mình không phải là người tu luyện nếu chỉ học Pháp mà không đắc Pháp, hay chỉ làm ba việc mà không tu luyện bản thân. Tôi đã thức tỉnh trong khi học bài giảng “Giảng Pháp tại Pháp hội Canada năm 2006.” Tôi biết Sư phụ đang nói về việc của tôi, vì thế tôi đã ghi nhớ tất cả những đoạn có liên quan trong bài giảng. Việc này đã giúp tôi xả bỏ nhiều chấp trước liên quan đến tâm ưa những lời dễ nghe và không thích bị chỉ trích. Dần dần tôi đã học cách lắng nghe và thậm chí trân quý những lời góp ý của đồng tu. Đây thật sự là một quá trình tu luyện bản thân một cách chân chính.

Một ngày khi đang ngồi trong ôtô cùng một đồng tu khác để vận chuyển tài liệu tới chỗ các đồng tu khác ở vùng nông thôn, tôi đã có một đề xuất. Người đồng tu kia nói, “Chị không thể nghe người khác nói mà động tâm ngay lập tức, như vậy dễ dàng bị lay động, là chủ ý thức không đủ mạnh.” Tôi không nói gì, nhưng cảm thấy có chút không thoải mái. Tuy nhiên gần như ngay lập tức tôi nhận ra đó chính là chấp trước không thích bị chỉ trích đang nổi lên. Chính là chấp trước đó cảm thấy không thoải mái, chứ không phải tôi. Tôi bắt đầu đọc nhẩm lại Pháp của Sư phụ liên quan đến việc sợ người khác chỉ trích. Tôi nhận ra nó cũng liên quan đến chấp trước vào danh, tâm hoan hỷ, tâm hiển thị, và tâm tự ngã. Tôi lại hướng nội và nhận ra mình dễ bị động tâm. Đôi khi chủ ý thức của tôi không đủ mạnh. Tôi có nhiều sợ hãi và lo lắng. Những thứ đó đã can nhiễu đến nỗ lực làm ba việc của tôi. Tâm của tôi cảm tạ Sư phụ đã dùng lời của đồng tu để chỉ ra chấp trước của tôi, và cũng cảm tạ sự chân thành và vô tư của đồng tu.

Một lần tôi tham gia một nhóm học Pháp. Trước khi bắt đầu, tôi tóm tắt lại việc gần đây tôi đã hướng nội như thế nào khi gặp phải vấn đề. Tôi còn chưa nói xong, một đồng tu ngắt lời tôi và nói, “Đó là một trạng thái của tu luyện cá nhân. Chị nên buông bỏ bản thân để viên dung với chỉnh thể và viên dung những yêu cầu của Sư phụ.” Tôi cảm thấy cô ấy đã hiểu nhầm tôi và đã đánh giá quá vội vàng, nhưng tôi cũng không giải thích gì.

Khi trở về nhà, tôi đã hướng nội và tự hỏi xem có phải mình có quá chấp trước vào bản thân và không phối hợp với các đồng tu, không nghe theo lời của Sư phụ. Khi nhận ra rồi, tôi thấy hoảng sợ.

Năm nay tôi thường đến những vùng nông thôn để giao lưu cùng các đồng tu. Có 37 làng và thị trấn, nhưng số lượng học viên cũng không nhiều, và cũng có ít học viên bước ra giảng chân tướng. Ở nhiều làng, các học viên không tạo thành chỉnh thể. Tôi đã chia sẻ với họ về làm ba việc, và thậm chí còn sửa máy tính cho họ. Tôi thường tự nhủ là mình phải dĩ Pháp vi Sư và bảo trì tâm thái của người tu luyện trong khi chia sẻ với họ. Tuy nhiên, tôi cảm thấy lo lắng cho họ. Vì thế lời nói của tôi bất thiện và mang tính khoe khoang. Tôi cảm thấy mình tài giỏi hơn trong khi sửa máy tính. Tôi đã mang tâm hiển thị khả năng của mình, mà chẳng phải đó đều là những khả năng do Sư phụ cấp cho tôi, để dùng cho công việc Đại Pháp. Nếu làm không tốt cũng có nghĩa là không hoàn thành sứ mệnh của mình. Có gì để tôi hiển thị ở đây chứ? Đây chính là chấp trước vào tâm hiển thị đang nổi lên. Từ trong tâm tôi cảm tạ Sư phụ vì đã an bài một đồng tu tốt như vậy hợp tác với tôi. Cô ấy thường chỉ ra chấp trước của tôi. Sư phụ! Đệ tử nhiều nhân tâm, đã khiến Sư phụ phải mất thời gian lo lắng.

Tôi nhận ra rằng chỉ cần buông bỏ bản thân và đặt Pháp ở trong tâm, thì tôi có thể xả bỏ chấp trước liên quan đến việc sợ người khác chỉ trích. Tôi xem xét lại những lời góp ý, bất luận là lời tốt hay xấu, và nhận ra nhiều vấn đề mà tôi chưa để ý đến. Chỉ cần tôi tiếp tục tu luyện, tôi sẽ tiếp tục đề cao tâm tính. Tôi phải trân quý cả những lời góp ý chỉ trích.

6. Tu luyện để xả bỏ tâm sợ hãi

Tôi nhận ra rằng cản trở lớn nhất đối với tu luyện của bản thân là tâm sợ hãi. Khi tôi sợ hãi, tâm trí của tôi trống rỗng, đầu gối bủn rủn, và tim đập thình thịch, không kiểm soát được bản thân. Vì sợ hãi nên trước khi kịp làm gì đã xuất ra niệm đầu bất hảo, cảm giác nguy hiểm ở ngay trước mắt. Bản thân tôi biết rằng vượt qua tâm sợ hãi chính là khảo nghiệm lớn nhất đối với tôi.

Lần đầu tiên phát tài liệu giảng chân tướng, tôi chỉ mang theo ba tờ tài liệu. Tôi đạp xe ngang qua thành phố, cảm thấy khắp nơi đều có những con mắt đang nhìn mình. Cuối cùng tôi cũng cố gắng phát được hai tờ – người tôi toát đầy mồ hôi. Khi đó tôi nghĩ, “Cứ như thế này thì mình có thể làm được gì chứ. Có thể tu được đến đâu đây.”

Sau khi học Pháp nhiều hơn, đặc biệt là sau khi ghi nhớ Pháp, tôi nhận ra mình không thể an bài cho con đường tu luyện của chính mình, tôi phải buông bỏ bản thân. Tôi phải chiểu theo lời của Sư phụ và đi theo con đường Sư phụ đã an bài cho mình, bước đi thật chính và thật tốt trên con đường này. Tôi phải vượt qua tử quan khảo nghiệm tâm sợ hãi. Sau khi ngộ ra Pháp lý rồi, tôi liền dung nhập vào chỉnh thể và bắt đầu đi phát Cửu Bình và đĩa DVD Thần Vận. Sư phụ đã an bài những cơ hội để tôi xả bỏ tâm sợ hãi. Rõ ràng là tôi đã xả bỏ khá nhiều tâm sợ hãi thông qua việc hướng nội và chân chính tu luyện. Sợ bị tố cáo, sợ gặp xe công an tuần tra, sợ chó, sợ côn trùng, sợ khó khăn, v.v.. Tôi đều đã vượt qua. Tôi có thể làm ba việc một cách thanh tịnh. Đó là một quá trình khó khăn, nhưng quá trình đó cũng triển hiện sự bảo hộ của Sư phụ và uy lực phi thường của Pháp Luân Công.

Tháng 6 năm 2011, Phòng 610 tại địa phương đã lập nên một trung tâm tẩy não. Họ tìm cách đưa tôi vào đó, nhưng không thành. Tuy nhiên, tâm sợ hãi của tôi lại nổi lên. Niệm đầu không chính liên tục xuất hiện. Tôi đã học Pháp và phát chính niệm thường xuyên hơn, nhưng tâm sợ hãi vẫn tồn tại. Những niệm đầu bất hảo khiến cho tôi tâm phiền ý loạn. Nguyên nhân căn bản là gì đây?

Từ khi còn nhỏ, tôi đã rất nhát và có nhiều bệnh. Lúc nào tôi cũng thấy bất an. Người chị thứ của tôi hơn tôi ba tuổi. Chị ấy thường bắt nạt tôi. Đi học về tôi còn không dám về nhà. Vì phải chịu áp lực như vậy trong thời gian dài, tôi trở nên sống nội tâm, nhát gan và thiếu tự tin. Tôi có rất nhiều ý tưởng, nhưng rất ít trong số đó đã có thể biến thành hiện thực. Tôi hướng nội và nhận ra đó là nghiệp tư tưởng. cựu thế lực đã lợi dụng điều đó để can nhiễu đến tu luyện của tôi. Nghiệp tư tưởng hay khởi xuất trong khi tôi học Pháp, phát chính niệm, hay luyện công. Kết quả là, tôi không thể định lại được. Khi tôi chuẩn bị làm ba việc thì nó nổi lên và khiến tôi sợ hãi. Trong một thời gian rất dài, tôi đã không nhận ra cựu thế lực đang lợi dụng điều này để bức hại tôi. Tôi nghĩ đó hoàn toàn là nghiệp tư tưởng. Lần này Sư phụ đã chỉ nó ra để cho tôi cơ hội ngộ ra điều này. cựu thế lực đã lợi dụng quan hệ tiền duyên giữa tôi và chị tôi để kéo tôi xuống và hủy hoại sự tu luyện của tôi.

Sư phụ giảng,

“Tất nhiên, chúng ta không thừa nhận hết thảy những gì mà cựu thế lực an bài; tôi, là Sư phụ, cũng không thừa nhận, các đệ tử Đại Pháp đương nhiên cũng đều không thừa nhận.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Chicago năm 2004”)

Nói là một chuyện, làm lại là một chuyện khác. Tôi nhận ra mình phải buông bỏ bản thân và bước đi trên con đường mà Sư phụ đã an bài. Khi tôi quyết định đi giảng chân tướng và phát DVD Thần Vận, Sư phụ đã khích lệ tôi. Khi tôi đọc đến phần “Ai luyện công thì đắc công” trong Bài giảng thứ 8 trong cuốn Chuyển Pháp Luân, Sư phụ đã triển hiện một trạng thái siêu thường cho tôi thấy. Lúc đó đầu tôi không suy nghĩ gì. Tôi cảm thấy có năng lượng cường đại vây quanh, như thể tôi không còn ở không gian này nữa. Cảm giác đó từ ngữ không thể diễn tả nổi. Sư phụ đã giảng,

“Lã Động Tân có câu: ‘Ta thà độ động vật còn hơn độ nhân’. Thực ra con người rất khó ngộ; bởi vì người thường chịu nhận chỗ mê của xã hội người thường.” (“Ai luyện công thì đắc công” Bài giảng thứ 8 trong Chuyển Pháp Luân)

Từ đáy lòng, tôi cảm thấy lòng từ bi vô hạn của Sư phụ. Sư phụ đã phó xuất rất lớn để cứu độ những chúng sinh đang bị mê mờ. Từ ngữ không thể diễn tả cảm giác và lòng biết ơn của tôi. Tôi không thể cầm được nước mắt cho đến khi đọc xong đoạn Pháp đó. Từ đó, tôi không bao giờ cảm thấy sợ nữa. Tôi cảm thấy chắc hẳn Sư phụ đã trừ bỏ yếu tố gây sợ hãi. Trong khi viết đoạn chia sẻ này, nước mắt đang chảy trên má tôi, xin cám ơn đại từ đại bi của Sư phụ.

Tôi vẫn còn nhiều chấp trước cần phải vứt bỏ. Tôi cảm thấy mình vẫn cần cố gắng hơn trong việc trợ Sư cứu chúng sinh, tôi sẽ cố gắng hơn nữa. Tôi sẽ dụng tâm học Pháp và làm ba việc để không làm Sư phụ phải lo lắng. Tôi muốn cùng Sư phụ trở về nhà thật sự của mình. Sư phụ đã cứu tôi nhiều lần khỏi sự nguy hiểm. Xin một lần nữa cảm tạ Sư phụ!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/11/29/明慧法会–做三件事中实修心性-249201.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/12/10/130013.html
Đăng ngày 11-2-2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share