Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại hải ngoại
[MINH HUỆ 24-01-2023] Cách đây một thời gian, tôi lấy chiếc xe ô tô ở nhà đưa cho con trai dùng, trước khi giao cho con, tôi đã kiểm tra lại toàn bộ xe và chỗ nào có vấn đề tôi đều đã sửa lại hết.
Nhưng con trai tôi lái xe chưa được bao lâu thì đèn phanh, đèn báo của hệ thống chống bó phanh ABS và đèn chống trượt đều đồng thời bật sáng. Bất cứ ai lái ô tô đều biết khi đèn trên bảng điều khiển sáng là dấu hiệu báo có thể có vấn đề. Cũng chính là nói, ba bộ phận quan trọng đó rất có thể có vấn đề và có thể gây nguy hiểm khi lái xe.
Vì vậy, tôi lại đến đại lý ô tô để kiểm tra toàn diện, tốn rất nhiều tiền nhưng lại không tìm ra vấn đề. Chuyện gì xảy ra vậy?
Lúc đó khi học thuộc Pháp, vừa hay tôi học đến mục “Tâm nhất định phải chính”:
“Chư vị kiểm tra đi, không có mầm bệnh, chư vị chỉ thấy khó chịu thôi. Chúng ta còn có học viên đến bệnh viện làm cong mấy cái kim tiêm, cuối cùng ống thuốc cũng phụt ra ngoài, không có vào [thân thể]. Anh ta hiểu ra: ‘Ái chà, mình là người luyện công kia mà, mình không tiêm nữa’.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)
Lời thoại trong đoạn Pháp trên khiến tôi chợt nghĩ ra, tôi chẳng phải cũng thừa nhận chiếc xe có vấn đề nên mới đưa đi kiểm tra sao? Nhưng lại quên rằng mình là người tu luyện. Vậy tôi cần tu gì ở đó đây? Lẽ nào tôi cần chú ý đến vấn đề của con trai ư? Rõ ràng là con trai tôi có rất nhiều vấn đề, và vấn đề của chiếc xe xác thực là mới xuất hiện sau khi tôi đưa cho con sử dụng.
Cũng trong thời gian này, cống thoát nước ở bồn rửa bát nhà tôi cũng xuất hiện tình trạng ứ tắc, tình trạng này xảy ra đã lâu nhưng vì bận quá nên chưa có thời gian để tâm đến việc đó. Mãi cho đến khi nó trực tiếp ảnh hưởng đến việc rửa bát và rửa rau, tôi mới nhận ra: mọi thứ trong trường không gian của bản thân đều liên quan trực tiếp đến trạng thái tu luyện và tư tưởng của tôi. Cống thoát nước bị ứ tắc, nhất định là vấn đề ở tôi, do sự sao nhãng của tôi mà vấn đề trở nên nghiêm trọng.
Sau khi tôi bắt đầu hướng nội, một niệm đầu xuất hiện: “Lẽ nào chiếc xe ô tô cũng phản ánh vấn đề của tôi? Vì mình vẫn chưa ý thức ra được nên vấn đề mới chưa giải quyết được?” Vậy là, tôi bắt đầu nghiêm túc tra xét lại việc tu luyện của bản thân trong khoảng thời gian này.
Ở nơi người thường, tôi đã dưỡng thành một thói quen khiến trong tu luyện mỗi khi gặp mâu thuẫn, đặc biệt là khi nhìn thấy vấn đề ở đối phương, tôi sẽ dễ dàng cho rằng nhận thức của mình là đúng, việc này là để mình giúp người đó tu, chứ không phải là để mình tu, hoàn toàn quên mất bản thân là người tu luyện.
Tôi chỉ thấy con trai có rất nhiều vấn đề, thêm nữa là xe xuất hiện vấn đề sau khi tôi đưa cho con sử dụng, nên tôi càng không nghĩ đến rằng thông qua việc đó, tôi cần phải hướng nội vô điều kiện và tìm ở bản thân mình. Sau khi hạ quyết tâm hướng nội sâu vào bản thân mình, tôi đã thấy được rất nhiều chấp trước ở bản thân.
Trong mâu thuẫn, tôi có thói quen nhìn nhận từ góc độ phụ diện đối với người, sự việc hay sự vật, lấy quan niệm chủ quan của mình mà đánh giá người khác. Khi thấy vấn đề của chiếc xe ô tô, quan niệm của tôi về con trai đã khiến tôi trước tiên nghĩ đến vấn đề là ở con chứ không phải là vấn đề của mình. Tôi nhận ra rằng khi không có mâu thuẫn với các đồng tu và không mang theo quan niệm về nhau thì mọi việc rất đều tốt, nhưng một khi mâu thuẫn nảy sinh hoặc đã hình thành quan niệm rồi, thì một cách không tự biết, quan niệm đó sẽ nhảy ra chi phối sự việc. Mà loại quan niệm này có thể đến từ kinh nghiệm và sự tổng kết lâu năm của tôi trong khi giao thiệp với mọi người, cũng có thể đến từ sự quan sát của tôi về đồng tu, hoặc cũng có thể đến từ sự đánh giá của người khác về đồng tu hay khi nghe bình luận của đồng tu, tuy tôi không hẳn là tán đồng, nhưng cũng không kịp thời bài trừ, nên chủng quan niệm này vẫn tồn tại trong trường không gian của bản thân, và khi mâu thuẫn xuất hiện, tự nhiên quan niệm kia sẽ khởi tác dụng. Mà hết thảy những điều này đều không dựa trên Pháp. Những tổng kết của bản thân có lẽ chính là kinh nghiệm cá nhân và những bài học phụ diện cần tu bỏ, bình luận của đồng tu có lẽ chính là khảo nghiệm đối với tôi, là để đo lường tâm tôi, còn cái gọi là quan sát ấy rất có thể cũng là giả tướng nhằm làm trầm trọng thêm những quan niệm cố hữu ở tôi.
Khi lại đào sâu hơn nữa, tôi thấy rằng đối với những đồng tu xung quanh mình, ít nhiều tôi đều ôm giữ chủng quan niệm nào đó về họ, kể cả quan niệm về chính mình. Tôi cảm thấy người này làm việc không nghiêm túc, người kia là người hiền lành, người này rất có năng lực, người kia thích buôn chuyện, người này hay gây rối, người kia rất có ảnh hưởng, còn người nọ tranh cường háo thắng …
Chính lúc đó, tôi mới phát hiện ra những quan niệm này rất không thiện, không chỉ khiến tôi nhìn nhận đồng tu từ góc nhìn phụ diện, mà còn coi bộ phận không phù hợp với Chân-Thiện-Nhẫn của đồng tu là chủ thể hành vi của họ. Cũng chính là nói, cho dù đồng tu thực sự có vấn đề, thì vấn đề cũng không phải là chủ thể của đồng tu, chủ thể của đồng tu đã tu tốt và đã được cách khai rồi, và một bộ phận không phù hợp với Pháp còn lưu lại đều đang trong quá trình tu luyện, làm sao có thể đem đồng tu cố định vào quan niệm và nhận thức của mình được?
Mà tôi cũng có nhiều quan niệm không thiện về chính mình, còn có những cách làm miễn cưỡng, bề mặt là vì để làm các việc Đại Pháp được hiệu quả hơn và tinh tấn hơn trong tu luyện mà cưỡng ép bản thân thân phải đột phá, dùng những phương thức không phù hợp với Chân-Thiện-Nhẫn, đồng thời cũng thiếu thiện ý, nhẫn nại và sự khích lệ.
Sau khi nhận ra những vấn đề này, tôi đã nghiêm túc nhìn nhận lại những đồng tu xung quanh, và điều tôi thấy là: người này không tranh giành không tính toán, người kia can đảm nhận trách nhiệm, người này giỏi giao tiếp, người kia luôn phó xuất và nghĩ cho người khác, người nọ chủ ý thức mạnh và không bị trôi theo dòng …
Sư phụ giảng:
“Quan niệm hình thành hậu thiên ấy, nhân tố phụ diện, nó không phải là một nhân tố đơn giản đâu, đằng sau nó là có [những thứ] của tà linh —Satan cũng vậy, tà linh của tà đảng cộng sản cũng vậy— nó đang thống trị thế giới, nó đang lợi dụng những sinh mệnh tà ác của nó để khống chế con người.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York kỷ niệm 25 năm Đại Pháp hồng truyền [2017])
Tôi nhận ra rằng, hiện nay, những nhân tố phụ diện hoàn toàn là do tà linh khống chế, nếu chúng ta không loại bỏ phương thức tư duy và tư tưởng phụ diện, mà vẫn mang theo quan niệm phụ diện thì chúng ta sẽ tu đến đâu đây?
Sau khi tìm ra một vài vấn đề lớn ở bản thân (ở đây tôi không đi chi tiết vào các vấn đề khác), những vấn đề với chiếc xe ô tô đã nhanh chóng được sửa chữa, những thứ bẩn két lại trong đường cống của nhà bếp đã được làm sạch.
Sau khi chia sẻ những vấn đề này với các đồng tu trong nhóm, tôi cảm thấy toàn bộ không gian của bản thân đã kiền tịnh hơn rất nhiều, thân thể cũng nhẹ nhàng.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/1/24/455166.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/2/2/207167.html
Đăng ngày 26-10-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.