Từ Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện qua Internet lần thứ VIII dành cho các học viên ở Trung Quốc
Bài viết của một học viên đến từ Trung Quốc
[MINH HUỆ 20-11-2011]
Kính chào Sư phụ từ bi!
Xin chào các đồng tu trên toàn thế giới!
Hồi tưởng lại kinh nghiệm tu luyện của mình trong những năm gần đây, tôi đã có nhiều đột phá nhờ sự từ bi vô lượng của Sư phụ và uy đức của Đại Pháp. Tôi xin chọn một vài trải nghiệm để đặc biệt chia sẻ với các bạn.
Tháng Ba năm nay – một tuần trước tết Thanh Minh (một dịp truyền thống để thờ cúng và thăm mộ tổ tiên) – chúng tôi thấy một cành phượng hoàng ở ngay trước phòng giữa (nhà cổ Trung Quốc thường có một tầng và gồm nhiều phòng xếp thành hàng) đang nở hoa. Các cây phượng hoàng xung quanh đều không có hoa.
Đầu xuân trời còn rất lạnh, vậy tại sao lại có một cành nở hoa và đối diện thẳng phòng giữa? Điều này có phải tình cờ không? Tôi và các đồng tu đều nghĩ rằng: “Chẳng phải Sư phụ đang điểm hóa, muốn chúng ta tăng cường ngộ tính, đồng hóa với Đại Pháp và đột phá đến tầng cao hơn sao?”
Sau đó, chúng tôi thấy rằng cành cây đó đã nở hoa sớm hơn một tuần so với tất cả các cây phượng hoàng khác.
Từ người không làm được việc cho tới một người có thể làm được mọi việc
Tôi phối hợp với các đồng tu ở một điểm sản xuất tư liệu. Tôi tham gia điểm sản xuất đó quanh năm và chịu trách nhiệm sản xuất tài liệu và hỗ trợ về kỹ thuật. Đôi lúc, tôi phải tự tách mình với thế giới bên ngoài vì vấn đề an toàn. Sau khi các điểm sản xuất tư liệu nở rộ như hoa ở mọi nơi, điểm sản xuất của chúng tôi không còn bận rộn như trước nữa, nhưng trách nhiệm của tôi vẫn như cũ. Để đảm bảo rằng các đồng tu địa phương tu luyện tốt trong khi vẫn đảm nhận được vai trò trong cuộc hành trình và giữ được môi trường mà chúng tôi tạo ra, chúng tôi không nên buông lơi và mất cảnh giác trong tu luyện.
Tuy nhiên, bởi tôi có nhiều thời gian và năng lượng hơn, các chấp trước và sự ích kỷ – những thứ không có cơ hội nổi lên bề mặt trong những lúc bận rộn – đều hiển lộ.
Thực ra, các học viên khác có nhiều việc hơn tôi; tôi chỉ túc trực ở điểm sản xuất để đợi nhận yêu cầu. Tôi sẽ làm bất kể điều gì mà chỉnh thể yêu cầu một cách vô điều kiện. Tôi bắt đầu cảm thấy tôi không giỏi việc gì, vì vậy tâm tôi có cảm giác nặng nề.
Tôi cố gắng để kiểm soát bản thân và theo kịp chất lượng học Pháp, nhưng việc đó khá khó. Đôi lúc, trạng thái của tôi khá hơn của người khác, nhưng vấn đề vẫn không được giải quyết một cách triệt để, và kết quả là, điều đó ảnh hưởng tới các học viên khác ở điểm sản xuất.
Sau một thời gian dài làm việc ở điểm sản xuất tư liệu, các học viên đều nhất trí rằng nếu chúng tôi muốn phát triển điểm sản xuất bền vững, thì việc mỗi người duy trì một trạng thái tu luyện tốt và hình thành một chỉnh thể không còn sự gián cách là rất quan trọng.
Đôi lúc, sau một ngày làm việc mệt nhọc, các học viên muốn tĩnh tâm học các bài giảng Pháp Luân Đại Pháp cùng nhau. Tuy nhiên, do họ lo lắng về trạng thái của tôi, họ phải dành thời gian để nói chuyện với tôi. Họ nói rằng nếu tôi cảm thấy bản thân không còn có thể ở lại điểm sản xuất, tôi nên cân nhắc tới việc rời đi, bởi trạng thái tu luyện của tôi không tốt cho môi trường. Nếu cựu thế lực lợi dụng điều này, nó sẽ mang lại rắc rối và thậm chí cả những tổn thất cho toàn bộ chỉnh thể.
Sau nhiều lần trao đổi dài với các đồng tu, tôi nhận ra rằng Sư phụ từ bi của chúng ta đã điểm hóa cho một đồng tu quan tâm tới trạng thái tu luyện của tôi trong lúc anh ấy đả tọa. Xem trạng thái của tôi như một tấm gương để hướng nội, điều này giúp các đồng tu khác chú ý hơn tới vấn đề này. Họ giúp tôi đào sâu gốc rễ của mọi loại chấp trước, chia sẻ với tôi từ quan điểm của Pháp, nghiêm túc chỉ ra vấn đề của tôi và đưa ra cảnh báo cho tôi.
Trong quá trình lao tâm khổ tứ đối diện và gỡ bỏ mọi chấp trước của mình, tôi lại nhớ lại con đường mà mình đã chọn tại điểm sản xuất tư liệu cùng với các học viên khác trong những thời điểm khó khăn nhất. Những trải nghiệm của chúng tôi tái hiện sống động đến từng chi tiết. Tôi có thể vượt qua thời kỳ rất khó khăn đó, vậy tại sao tôi không thể thoát khỏi cái bẫy về cảm giác mạnh mẽ của tự ngã? Tôi hướng nội tìm câu trả lời. Chẳng phải sự tồn tại của một điểm sản xuất tư liệu Đại Pháp là cần thiết cho việc chính Pháp ở địa phương sao? Tôi rất minh bạch điểm này, vì vậy câu trả lời của tôi có vẻ hợp lý.
Trong những năm qua, sự tồn tại của điểm sản xuất tư liệu Đại Pháp đã phải đối mặt với nhiều thế lực tà ác. Trong suốt những can nhiễu và phá hoại liên tục của cựu thế lực tạo ra cho chỉnh thể của chúng tôi, các học viên ở điểm sản xuất vẫn giữ Pháp và chỉnh thể trong tâm, điều này đã giảm bớt được rất nhiều tổn thất. cựu thế lực không sẵn lòng bị hủy diệt, vì vậy chúng theo dõi chúng tôi ở điểm sản xuất rất chặt chẽ, hy vọng có thể đóng cửa điểm sản xuất. Tuy nhiên, chúng đã không đạt được mục đích. Do vậy, chúng muốn gây ảnh hưởng tới tôi, việc này phản ánh một tình thế rất nguy hiểm. Khi Sư phụ yêu cầu các học viên làm điều gì đó, Người muốn chúng ta hoàn thành nó. Học viên chúng ta khi làm việc với nhau không nên từ bỏ nửa đường, cũng không nên từ bỏ trách nhiệm hay làm suy yếu sứ mệnh của chính chúng ta.
Mặc dù tôi không thể loại bỏ tất cả vật chất xấu ngay lập tức, tôi vẫn quyết tâm đột phá chúng. Tôi biết chỉ cần mình muốn vượt qua khảo nghiệm này, Sư phụ sẽ giúp tôi.
Chúng tôi học Pháp nhiều và đồng thời liên tục chiến đấu chống lại cựu thế lực, trạng thái tu luyện của tôi dần dần được cải thiện. Có lẽ Sư phụ từ bi của chúng ta đã thấy quyết tâm không lay chuyển của tôi và đã điểm hóa cho tôi mở rộng năng lực và sự khoan dung của mình. Sư phụ đã điểm hóa cho tôi trong lúc tôi đang ngồi thiền và cho tôi thấy một trái tim lớn có hai trái tim nhỏ bên trong. Tôi nghĩ Sư phụ muốn nói rằng tôi nửa vời hoặc nông cạn, điều đó đã ngăn cho tôi toàn tâm toàn ý hợp tác với các đồng tu khác.
Một hôm sau khi in xong sách cho các học viên ở một vùng, tôi đã phải rất vất vả để chuyển thiết bị về chỗ cũ. Một suy nghĩ lóe lên trong đầu tôi–di chuyển thiết bị tới lui thế thật phiền phức, vì vậy tôi tùy tiện nói: “Lần tới khi gặp các học viên ở vùng đó, xin hãy bảo họ rằng nếu họ cần tài liệu, họ cần cho chúng ta biết họ cần bao nhiêu luôn một lần. Nếu sau đó họ lại muốn thêm, chúng ta sẽ không làm giúp họ.” Tôi ngạc nhiên khi thấy mình nói vậy. Tôi đang làm công tác Đại Pháp, hay tôi đang giống một người thường lo lắng về được mất cá nhân và muốn thương lượng? Một học viên làm việc gần tôi nói: “Anh vừa nói gì cơ? Đó có phải là một chấp trước người thường không?”
Tôi chợt nhận ra đúng là tôi đã thể hiện sự ích kỷ trong suốt thời gian đó. Bất cứ ai gây ảnh hưởng hay làm phiền tôi đều làm tôi không vui. Họ đều muốn ra ngoài để làm công tác Đại Pháp, nhưng để tôi lại để đợi các yêu cầu. Đó chẳng phải là một tổn thất lớn cho tôi sao? “Tôi định học Pháp, nhưng anh lại muốn tôi in tài liệu, làm hỏng hết kế hoạch của tôi?” Đó không phải là chấp trước đã gây ra tất cả những phiền phức này cho tôi và làm tôi bị tách rời chỉnh thể và thậm chí cả Pháp sao? Điều này dẫn tới việc tôi tin rằng mình không liên quan gì tới các công việc Đại Pháp và có vẻ như tôi đang làm việc cho người khác. Còn gì nữa? Nó cũng sản sinh nhiều chấp trước xấu khác. Trong đó, nổi bật nhất là tâm tật đố.
Sư phụ giảng:
“Một khi họ thấy người khác xuất hiện công năng, thì họ rất sốt ruột.” (Chuyển Pháp Luân)
Cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn chưa dừng lại. Khi các đệ tử Đại Pháp phối hợp tốt như một chỉnh thể, họ đôi lúc cần sự hỗ trợ mạnh mẽ. Lấy ví dụ về việc những người xếp thành hình kim tự tháp – khi kim tự tháp cao hơn, chẳng phải những người ở dưới cùng thậm chí còn quan trọng hơn và thật sự không thể thay thế được sao?
Sư phụ muốn chúng ta cân nhắc tới những người khác trước tiên để chân chính ngộ ra được thế nào là ích kỷ và lòng vị tha. Nếu các học viên đều thể hiện ích kỷ trong quá trình phối hợp, khi đó sự khác nhau giữa các học viên và cựu thế lực là gì? Điều này thậm chí không đạt được yêu cầu của tân vũ trụ, nói gì tới việc trợ Sư Chính Pháp và cứu độ chúng sinh, cũng như hình thành một chỉnh thể. Tôi nhẩm đi nhẩm lại đoạn Pháp này trong đầu, và minh bạch hơn về con đường mình cần đi.
Hồi tưởng lại quá trình làm tài liệu Đại Pháp, đôi lúc, chúng tôi làm việc bận rộn như một cái máy, vì thế có một vài trạng thái bất thuần nổi lên và rất khó để phát hiện ra chúng, kết quả là, một vài chấp trước đã bị che khuất đi. Thực ra, các học viên ở điểm sản xuất nhiều lần nhắc tôi rằng, mặc dù chúng tôi làm cùng một việc, nhưng mức độ tâm huyết là khác nhau. Tuy nhiên, tôi đã không đề cao bản thân được trong khía cạnh này. Khi môi trường buông lỏng, nhiều điểm yếu trong việc tu luyện của tôi đã bị phơi bày. Nếu tôi không quyết tâm loại bỏ chúng thì có thể sẽ rất nguy hiểm.
Khi chân ngã của tôi thức tỉnh, các nhân tố xấu bị tiêu diệt, tôi có thể tập trung học Pháp, hòa mình vào chỉnh thể và đồng tâm với các học viên khác. Gốc rễ của sự ích kỷ đã bị tiêu diệt, vì vậy cảm giác rằng không có gì có thể thỏa mãn tôi cũng biến mất. Giờ đây, tôi có thể xử lý bất kỳ tình huống nào.
Khi mọi người trong nhóm đồng hóa với Pháp và phối hợp cùng nhau với tâm thuần tịnh thì sẽ tạo thành sức mạnh rất lớn. Trong khi cùng thực hiện công việc, chúng tôi có cảm giác như thể chúng tôi đang có đà rất mạnh để tiến về phía trước và đạt được năng suất gấp đôi chỉ với một nửa nỗ lực bỏ ra. Cùng lúc đó, sự tự tin của chúng tôi cũng mạnh mẽ hơn. Tôi cảm thấy mọi thứ rất dễ dàng, thiên thượng sáng tỏ, thiên thể trong suốt, và vũ trụ được chính lại.
Đối đãi với môi trường xung quanh bằng chính niệm
Trong quá trình quan hệ với những người hàng xóm, tôi đã gặp các vấn đề mà từ đó tôi nhận ra chúng ta cần chú ý tới các niệm đầu của mình mọi lúc và tu luyện bản thân cho tốt.
Liên quan tới sự việc đầu tiên, địa điểm mà chúng tôi thuê và ngôi nhà ở sân trước đều thuộc về một người chủ. Có hai ngôi nhà mái bằng cạnh nhau. Cầu thang dẫn lên mái nhà được xây ở sân trước. Có lẽ lúc xây ngôi nhà này, người chủ muốn thuận tiện phơi đồ trên các mái nhà cạnh nhau.
Sau khi chúng tôi chuyển tới, người dân sống ở sân trước thường trèo lên mái nhà của chúng tôi để phơi đồ. Lúc đầu, tôi và các đồng tu không để ý tới điều đó, nghĩ rằng, là học viên, chúng ta không nên ích kỷ với hàng xóm. Thêm vào đó, cầu thang ở phía bên họ và họ dễ dàng trèo lên. Sau đó, họ trèo lên mái nhà của chúng tôi nhiều hơn, có khi vài lần một ngày. Những lần khác, họ thậm chí còn tản bộ như thể đó là nhà của họ. Chúng tôi cảm thấy bất tiện, bởi họ có thể nhìn thấy mọi thứ trong phần sân của chúng tôi. Điểm sản xuất tư liệu yêu cầu chúng tôi phải mang vật tư ra vào. Do vậy, việc để hàng xóm của chúng tôi leo lên mái nhà là không an toàn.
Lúc đầu, chúng tôi chỉ đơn giản phát chính niệm để loại trừ cựu thế lực đang dùng họ để gây can nhiễu. Tuy nhiên, tình hình vẫn không cải thiện, vì vậy chúng tôi đã cố gắng trực tiếp ngăn họ trèo lên mái nhà. Chúng tôi thậm chí tới gặp người chủ và hy vọng rằng ông ấy có thể giải quyết vấn đề này cho chúng tôi. Tuy nhiên, người chủ không tới và những người hàng xóm vẫn dùng mái nhà của chúng tôi để phơi phóng.
Tại sao chính niệm của chúng tôi không có tác dụng? Tại sao chúng tôi không thể ngăn nổi người thường? Sau đó, chúng tôi hướng nội và có chung quan điểm: “Để họ sử dụng mái nhà của chúng ta là không đúng. Nếu cựu thế lực lợi dụng họ và điểm sản xuất của chúng ta bị phá hủy, họ có thể phạm tội.” Tuy nhiên, tâm tính của chúng tôi không thuần tịnh và chúng tôi thậm chí còn định dựa vào người chủ nhà – vốn không phải là một học viên để giải quyết vấn đề. Ví dụ, khi họ phơi đồ, chúng tôi không bao giờ chào họ. Điều này có phải thể hiện sự oán giận không? Chúng tôi đã thật sự nghĩ cho sự an toàn của chúng sinh với lòng từ bi hoặc nói chuyện với họ một cách từ bi chưa?
Sau khi chia sẻ, chúng tôi quyết định: “Nếu chúng ta tiếp tục cố gắng ngăn họ thì cũng không thay đổi được gì. Thay vì đó, chúng ta nên làm việc chăm chỉ hơn và đề cao tâm tính và đối đãi với chúng sinh một cách từ bi. Chúng ta không nên để lại bất kỳ sơ hở nào cho tà ác lợi dụng và cho phép họ bức hại chúng sinh.”
Tôi phát hiện ra nhiều chấp trước của mình được chôn rất sâu. Lúc đầu, tôi hơi sợ bởi vì tôi e rằng sẽ xúc phạm hàng xóm. Đó là bởi hàng xóm của chúng tôi từng trình báo chúng tôi một lần. Nhờ sự chăm sóc từ bi của Sư phụ, chúng tôi đã vượt qua khó nạn này và không gặp tổn thất nào. Tuy nhiên, kinh nghiệm đó để lại cho tôi cái bóng của sự ngờ vực mà tôi không thể buông bỏ. Kết quả là, tôi cảm thấy thù địch với môi trường và không hòa giải được với họ. Tôi phải nhân cơ hội này để chính lại từng niệm đầu của mình.
Có điều gì là ngẫu nhiên không? Có thể điều này đã được an bài từ cách đó rất lâu. Tất nhiên, cựu thế lực có ý định gây can nhiễu và bức hại chúng sinh. Sư phụ sử dụng mọi sự kiện để cung cấp cho chúng tôi cơ hội đề cao bản thân. Nếu chúng tôi làm không tốt, thì chúng tôi đã cho cựu thế lực lý do để làm hại chúng tôi và những người hàng xóm.
Tôi không dám lơi là cảnh giác với những niệm đầu của mình để có thể tiêu trừ mọi tư tưởng bất chính ngay lập tức. Tôi nghĩ: “Chúng ta là đệ tử của Sư phụ Lý Hồng Chí và không chấp nhận sự an bài của bất kỳ người nào khác.”
Quá trình này giúp tôi học được rất nhiều và tiêu diệt được nhiều chấp trước người thường khó phát hiện. Bởi những chấp trước này đến và đi như một tia chớp, tôi không thể phát hiện ra chúng, nhưng giờ đây chúng đã lần lượt bị phơi bày. Tôi kiên quyết loại bỏ chúng, tôi cảm thấy chính niệm của mình mạnh mẽ hơn. Tôi đọc bình chú của Sư phụ về bài: “Thế nào là Thiện chân chính?” và nhận ra ý nghĩa của nó. Đó là kết quả tự nhiên trong cảnh giới của người tu luyện.
Trong quá trình chúng tôi hướng nội, tâm tính của chúng tôi đề cao và những người hàng xóm cũng thay đổi. Dần dần, số lần họ trèo lên mái nhà đã giảm. Thậm chí khi họ trèo lên, họ cũng đi lại nhẹ nhàng. Mỗi lần họ đi qua, không kể học viên nào gặp họ, chúng tôi đều từ bi và nghiêm túc nói chuyện với họ. Để loại trừ mọi sơ hở cho cựu thế lực lợi dụng, chúng tôi kiên quyết ngăn họ tiếp tục leo lên mái nhà. Không có tranh cãi, nhưng cuối cùng thế lực tà ác cũng bị giải thể. Những người hàng xóm cảm động trước sự từ bi của các học viên, và không còn trèo lên mái nhà nữa.
Một việc khác là một người hàng xóm của chúng tôi thường mở TV rất to, gây ra nhiều can nhiễu cho chúng tôi.
Ông ấy không xem TV khi chúng tôi bận rộn, nhưng ông ấy bật TV mỗi khi chúng tôi muốn tĩnh tâm học Pháp. Thậm chí khi chúng tôi bắt đầu luyện công vào buổi sáng hoặc phát chính niệm, ông ấy cũng bật TV. Chúng tôi phát chính niệm hàng giờ trong nhiều năm để làm sạch môi trường. Chúng tôi cũng phát chính niệm thêm để nhắm vào sự can nhiễu của người hàng xóm này. Tuy nhiên, kết quả không cố định; thỉnh thoảng tốt và thỉnh thoảng không tốt. Chúng tôi không hoàn toàn tiêu diệt được can nhiễu xuất phát từ ông ấy.
Trong quá trình hướng nội, tôi nhận ra bất cứ khi nào TV của người hàng xóm này bật, tôi cảm thấy hơi lo lắng. Lúc phát chính niệm, tôi nghĩ về việc vặn nhỏ TV xuống. Tôi cảm thấy ghét người hàng xóm này và hy vọng ông ấy sẽ chuyển đi. Do chấp trước của tôi, cựu thế lực thậm chí còn cho tôi thấy dấu hiệu người hàng xóm này sắp chuyển đi, nhưng cuối cùng lại không phải vậy.
Tôi nhớ về lời giảng của Sư phụ:
“Nhưng thông thường biểu hiện của tâm rất tĩnh là đối diện với rất nhiều can nhiễu nhưng vẫn rất tĩnh, không có cái kích động và không bình thản của người thường, mà là bình tĩnh phi thường, không ảnh hưởng đến việc thực hiện những điều đệ tử Đại Pháp cần làm.” (“Giảng Pháp tại San Francisco 2005”)
Tôi biết mình đã không giữ được tâm bất động hoặc tĩnh tâm khi đối diện với can nhiễu. Thay vào đó, can nhiễu lại làm cho chấp trước người thường của tôi liên tục nổi lên bề mặt.
Sư phụ giảng:
“Bởi vì độ nhân không nói điều kiện, không tính công, không kể thưởng, cũng không kể danh tiếng; so với những nhân vật mẫu mực nơi người thường thì cao hơn hẳn; nó hoàn toàn phát xuất từ tâm từ bi.” (Chuyển Pháp Luân)
Không phải những người đó trở thành hàng xóm của các học viên là do nhân duyên sao? Chúng ta đều đến vì Pháp. Nếu tôi không vui về can nhiễu, tôi có thể không đối xử với ông ấy như chúng sinh được. Chẳng phải thế lực tà ác sẽ can nhiễu hoặc bức hại ông ấy sao?
Tôi nhận ra các thiếu sót trong việc tu luyện của mình cũng như các chấp trước người thường, và nó rất khó bị tiêu diệt. Khi chúng tôi đề cao, sự can nhiễu của người hàng xóm cũng dừng lại.
Hai sự việc trên để lại một ấn tượng sâu sắc cho tôi. Chúng tôi đã thất bại trong việc phát chính niệm bởi chúng tôi quên hướng nội. Sư phụ đã liên tục nhắc chúng ta hướng nội khi gặp vấn đề. Tuy nhiên, trong tình huống thực tế, chúng ta lại quên mất Pháp của Sư phụ và sao nhãng việc tu luyện của chính mình, do vậy đã kéo dài thời gian giải quyết vấn đề.
Đột phá trong việc học Pháp
Tôi có một sơ hở rất lớn trong việc học Pháp trong suốt nhiều năm, khi học những bài kinh văn mới của Sư phụ, chúng nhắm thẳng vào tâm tôi, nhưng tôi không có cảm nhận đó khi học Chuyển Pháp Luân. Theo chu kỳ, tôi có thể ngộ ra một vài Pháp lý, nhưng vẫn còn cách quá xa so với yêu cầu của Sư phụ. Sau đó, tôi bắt đầu ghi nhớ Pháp và trạng thái của tôi được cải thiện rất nhiều. Sau này, tôi có thể trôi chảy học thuộc Pháp, nhưng tâm tôi vẫn bị sao nhãng.
Khi còn học tiểu học, khi ở trên lớp hoặc khi làm bài tập về nhà, tôi thường lơ đãng. Hầu như toàn bộ cuộc đời học sinh của tôi là như vậy, vì vậy tôi cảm thấy rất khó để giữ cho cho đầu óc mình được tập trung.
Sau đó, tôi nhận ra rằng mọi thứ được an bài bởi cựu thế lực, vì vậy tôi không nên thừa nhận chúng. Tôi không thể tiếp tục như vậy, đặc biệt sau khi đọc bài viết trên Minh Huệ: “Tĩnh tâm học Pháp.” Nếu tôi không thể theo kịp việc học Pháp, sự tu luyện của tôi sẽ bị rớt lại phía sau, tôi sẽ không thể đáp ứng các yêu cầu, không theo kịp chính Pháp và do đó sẽ không có năng lực làm công việc sản xuất tài liệu. Điều này có thể gây ảnh hưởng cho các học viên khác. Đại Pháp có năng lực vô biên, vì thế có thể giúp tôi có những chuyển biến căn bản.
Tôi chú ý cách mà mình học Pháp. Tôi bắt đầu bằng việc kính trọng Sư phụ và Pháp và ngồi thẳng lưng trong lúc học Pháp. Tôi cố gắng hết sức để ngồi ở thế song bàn hoặc đơn bàn khi không thể ngồi ở thế song bàn thêm nữa.
Dần dần, tôi nhận ra lý do quan trọng nhất mà tôi không thể tĩnh tâm học Pháp là do một loại nhân tố xấu gây ra, có thể là nghiệp lực. Tôi luôn vội vàng khi học Pháp và đọc rất nhanh. Tôi cảm thấy không thoải mái nếu đọc chậm lại. Vì vậy, tôi cố gắng giảm tốc độ đọc và đọc từng chữ rõ ràng. Nhờ việc giảm tốc độ, tôi có thể chú ý mỗi khi tâm trí lơ đễnh và bắt kịp bản thân. Tôi kiểm tra từng ý niệm để xác định chấp trước. Sau đó, tôi nghĩ rằng, là một đệ tử, tôi không nên có những nhân tố xấu này và tiêu diệt nó ngay lập tức. Đôi lúc, tôi có thể ngừng đọc, phát chính niệm và nghĩ rằng những nhân tố đó sẽ bị tiêu hủy, và sau đó lại tiếp tục đọc. Trong quá trình đó, tôi đảm bảo chống lại tâm sợ khó. Đôi lúc khi tới giờ học Pháp, tôi bắt đầu tăng trưởng tâm sợ hãi và cảm thấy khó khăn, vì vậy tôi không muốn đọc nữa. Tôi biết có khá nhiều học viên có cái tâm này, vì vậy tôi quyết tâm không để mình bị dọa dẫm và sai khiến. Thực ra, tư tưởng đó không phải của tôi. Làm sao học Pháp lại khó khăn được? Học Pháp và đồng hóa với Pháp là việc hạnh phúc nhất trong cuộc đời của chúng ta. Tôi chỉ thúc mình tiến lên và không để bất kể điều gì ngăn trở mình, và do vậy đã đạt được sự đột phá.
Trước kia khi học Pháp, nếu không có chiếc thẻ đánh dấu, tôi không thể tìm ra được đoạn mà lần trước mình đang đọc dở. Giờ đây, việc đó đã hoàn toàn thanh đổi, những gì tôi đọc đều đã nhập tâm.
Dưới sự chăm lo từ bi của Sư phụ và sự chỉ dẫn của Pháp trong những năm qua, tôi thật sự cảm nhận được tôi đang ở trong tu luyện mọi lúc, và mọi ý niệm của tôi là một phần của quá trình đề cao. Nghĩ về cành cây phượng hoàng nở hoa, tôi càng hiểu hơn về sự kỳ diệu vô biên của Phật.
Chính Pháp của Sư phụ đang tiến gần hơn tới bề mặt của thân thể con người, vì vậy sự tu luyện của chúng ta cũng tiến gần hơn tới bề mặt. Các học viên từ các điểm sản xuất tư liệu và tôi biết rõ ràng rằng càng về cuối, chúng ta càng nên thận trọng. Lúc này, chúng ta cần làm theo các bài giảng của Sư phụ và tinh tấn hơn nữa. Chúng ta cần thực hiện sứ mệnh của mình cho tới cùng để hoàn thành thệ ước trọng đại của chúng ta.
________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/11/20/明慧法会–抓住自己的一思一念修-249100.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/12/9/129988.html
Đăng ngày 3-2-2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.