Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Đức

[MINH HUỆ 05-09-2023] Ngày 16 tháng 6 năm 2000, Sư phụ đã công bố Kinh văn “Tiến đến viên mãn”. Đây là bài kinh văn thứ hai được Sư phụ công bố sau khi cuộc bức hại bắt đầu. Tôi cảm thấy bài kinh văn này hẳn rất quan trọng đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp và liên quan đến việc họ có thể viên mãn hay không. Đây là lần đầu tiên Sư phụ đề cập đến “chấp trước căn bản”.

Theo thể ngộ của tôi, chấp trước căn bản là gốc rễ của mọi chấp trước của chúng ta. Chính Pháp sắp kết thúc rồi. Mỗi học viên Pháp Luân Đại Pháp chúng ta đã nhận ra được những chấp trước căn bản của mình chưa?

Đối với chấp trước căn bản, Sư phụ giảng:

“Có người cho rằng Đại Pháp phù hợp với quan niệm khoa học của mình, có người cho rằng [nó] phù hợp với đạo lý làm người của mình, có người cho rằng [nó] phù hợp với bất mãn chính trị của mình, có người cho rằng Đại Pháp có thể cứu vãn đạo đức bại hoại của nhân loại, có người cho rằng Đại Pháp có thể trị khỏi bệnh của mình, có người cho rằng Đại Pháp và Sư phụ là chính phái, v.v.” (Tiến đến viên mãn, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Trước khi một số học viên địa phương qua đời, tôi hỏi họ liệu họ đã tìm ra được chấp trước căn bản của mình chưa. Một học viên nói rằng anh ấy thậm chí không nghĩ về điều đó. Những người khác nói rằng họ không tìm ra được. Một số người lại coi những chấp trước thông thường là chấp trước căn bản. Ví dụ, một học viên nói rằng chấp trước căn bản của anh ấy là tâm tranh đấu. Anh ấy bước vào tu luyện vì Đại Pháp phù hợp với tâm tranh đấu của anh ấy chăng? Điều đó nghe có vẻ không đúng. Còn có người nói rằng những chấp trước căn bản của họ là tâm an dật hoặc tâm sắc dục, v.v..

Khi một người đang trải qua khảo nghiệm sinh tử thì thực sự rất khó nhìn thấy chấp trước căn bản của họ. Hoặc từ cơ điểm của người tu luyện, cựu thế lực đã an bài những khảo nghiệm sinh tử này để xem liệu các học viên có thể tìm ra chấp trước căn bản của họ hay không.

Tôi đã tìm ra được những chấp trước căn bản của mình sau khi trải qua khảo nghiệm sinh tử vô cùng khó khăn. Chấp trước căn bản của tôi là, Pháp Luân Đại Pháp phù hợp với đạo lý làm người của tôi, đó là trung nghĩa, điều mà tôi trân quý hơn cả sinh mạng của mình.

Các học viên đều biết rằng chúng ta được phép tu luyện vì chúng ta đã ký thệ ước “Trợ Sư Chính Pháp và cứu độ chúng sinh”. Sư phụ đã chịu đựng vô số gian khổ để tìm chúng ta và an bài những cơ hội để chúng ta thực hiện thệ ước tiền sử. Đắc được Đại Pháp vũ trụ là cơ duyên của chúng ta.

Có vô số người quý trọng phẩm chất trung nghĩa. Tại sao họ không phải là các học viên?

Chúng ta là những sinh mệnh thời kỳ mạt hậu. Bất kể cảnh giới đạo đức của chúng ta cao bao nhiêu, cho dù chúng ta tuân theo những nguyên tắc đạo đức và đạo lý con người cao cỡ nào, thậm chí cả tiêu chuẩn của chúng ta trong việc đánh giá Đại Pháp và Sư phụ, tất cả đều chỉ là tiêu chuẩn vào thời kỳ mạt Pháp, hoàn toàn khác biệt so với tiêu chuẩn của vũ trụ mới.

Sư phụ đã không xét việc chúng ta đã bất thuần như thế nào qua đời đời kiếp kiếp và cho phép chúng ta đắc Pháp. Tuy nhiên, Ngài cũng đã nghiêm khắc cảnh báo chúng ta trong bài viết “Tiến đến viên mãn”:

“Con người tại thế gian mang những tâm theo đuổi truy cầu và nguyện vọng tốt đẹp như thế thì không có sai; nhưng là người tu luyện thì tất nhiên không thể được. Tuy rằng chư vị có thể từ tác dụng của những tư tưởng như thế mà nhập môn Đại Pháp, nhưng rồi trong quá trình tu luyện cần phải tự coi mình là người tu luyện; sau khi tinh tấn đọc sách và học Pháp thì nhận rõ được suy nghĩ nào của bản thân đã đưa đến tu luyện Đại Pháp vào lúc bản thân mình nhập môn Đại Pháp6. Sau khi tu luyện một [giai] đoạn thời gian rồi, thì phải chăng vẫn còn là những suy nghĩ ban đầu, phải chăng là cái tâm ấy của con người vẫn lưu bản thân tại đó? Nếu như thế, thì không thể tính là đệ tử của tôi; chính vì tâm chấp trước căn bản kia chưa vứt bỏ, không thể ngay từ Pháp mà nhận thức Pháp. Những gì bị đào thải trong khảo nghiệm tà ác mà Đại Pháp tại Trung Quốc gặp phải đều là những ai chưa bỏ được tâm chấp trước như thế, đồng thời cũng gây ra một số ảnh hưởng phản diện.” (Tiến đến viên mãn, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Sư phụ đang lo lắng cho chúng ta. Tôi xin đề nghị những học viên nào chưa tìm ra chấp trước căn bản của mình hoặc chưa từng hướng nội về điều đó, hãy đọc bài kinh văn “Tiến đến viên mãn”.

Nếu có bất cứ điều gì không phù hợp, mong các đồng tu từ bi chỉ rõ.

[Ban biên tập: Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm của tác giả tại trạng thái tu luyện hiện tại của họ nhằm mục đích chia sẻ giữa các học viên để chúng ta có thể “Tỷ học tỷ tu.” (“Thực tu” Hồng Ngâm)]

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/9/5/464972.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/9/6/211195.html

Đăng ngày 16-10-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share