Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Cát Lâm, Trung Quốc

[MINH HUỆ 11-08-2023] Ông Nhạc Nãi Lượng, 63 tuổi, ở thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm, đã bị kết án 7 năm tù vào cuối tháng 7 năm 2023 vì đức tin vào Pháp Luân Công, môn tu luyện đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại từ tháng 7 năm 1999.

Ông Nhạc Nãi Lượng bị đưa vào Nhà tù Công Chủ Lĩnh, nơi em trai ông, ông Nhạc Nãi Minh, 60 tuổi, đã từng thụ án bản án 3,5 năm sau khi ông ấy bị bắt vào năm 2018, cũng bởi tu luyện Pháp Luân Công. Vốn là người nghiện rượu nặng, nhưng em trai của ông đã nhanh chóng bỏ rượu sau khi tu luyện Pháp Luân Công. Nhờ tu luyện Pháp Luân Công, ông Nãi Minh đã trở thành người tốt và biết quan tâm đến người khác, nhưng ông ấy lại liên tục bị bức hại vì kiên định với đức tin của mình.

Ngoài người em trai, vợ của ông Nhạc Nãi Lượng, bà Tiêu Tú Bình, cũng bị bức hại vì tu luyện Pháp Luân Công. Bà đã bị kết án hai năm lao động cưỡng bức sau khi bị bắt vào năm 2001.

Lần bị bắt gần đây nhất của ông Nhạc

Ông Nhạc bị bắt tại nhà mẹ ông vào ngày 14 tháng 2 năm 2022. Các viên chức bắt giữ đến từ Đồn Cảnh sát Đường Hoa Sơn nói với ông rằng “lý do” để bắt ông là vì ông đã dán các câu đối, tranh Tết và các chữ chúc phúc với nội dung “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo“ tại nhà mẹ ông.

Trước mặt người mẹ 83 tuổi của ông Nhạc, cảnh sát đã đánh ông một cách thậm tệ và liên tục tát vào mặt ông. Ông Nhạc phải tự mình chăm sóc mẹ già vì bà không thể tự mình nấu ăn, trong khi em trai của ông vẫn bị cầm tù vì tu luyện Pháp Luân Công. Việc cả hai người con đều bị bắt đã khiến bà không ngừng khóc.

Cảnh sát đã giữ ông Nhạc ở một nơi không xác định trong 15 ngày trước khi đưa ông đến Trại tạm giam Khẩu Tiền. Sau đó, ông bị chuyển đến trại tạm giam Thành phố Cát Lâm và bị giam giữ ở đó 18 tháng. Đến đầu tháng 8 năm 2023, ông bị chuyển đến Nhà tù Công Chủ Lĩnh.

Bức hại trước đây đối với ông Nhạc và vợ

Ông Nhạc bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 1 năm 1999; sáu tháng 6, vợ ông, bà Tiêu, cũng bước vào tu luyện cùng ông. Trong 24 năm qua, hai vợ chồng ông đã nhiều lần bị bức hại vì kiên định đức tin của mình.

Cả hai cùng bị bắt vào năm 2000 khi đến Bắc Kinh thỉnh nguyện

Đầu năm 2000, hai vợ chồng ông tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công và đã bị bắt bên ngoài Văn phòng Kháng cáo Quốc gia. Họ bị đưa về thành phố Cát Lâm và bị giam giữ tại nhiều cơ sở khác nhau.

Sau một khoảng thời gian bị giam giữ trong trại tạm giam Thành phố Cát Lâm, ông Nhạc bị đưa đến một trung tâm tẩy não và bị giam giữ ở đó trong hơn một tháng. Ông còn bị tống tiền hơn 1.000 Nhân dân tệ trước khi ông được thả về nhà.

Bà Tiêu bị giam giữ trái phép tại một nơi không rõ địa điểm trong vòng 15 ngày trước khi bà bị chuyển đến văn phòng ủy ban khu phố nơi bà bị giam khoảng một tuần. Sau đó, bà bị đưa đến cùng một trung tâm tẩy não nơi chồng bà đang bị giam giữ. Sau hơn một tháng bị giam giữ và bị tống tiền1.800 Nhân dân tệ (1.000 Nhân dân tệ cho trung tâm tẩy não và 800 Nhân dân tệ cho ủy ban khu phố), bà đã được thả.

Người vợ bị phạt hơn hai năm lao động cưỡng bức sau khi bị bắt vào năm 2001

Tháng 12 năm 2001, bà Tiêu lại một mình đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Bà bị bắt trên Quảng trường Thiên An Môn và bị nhốt trong lồng sắt. Sau khi bị đưa đến trại tạm giam Thành phố Cát Lâm, bà bị giam ở đó trong 45 ngày rồi bị chuyển đển Trại Lao động Hắc Chủy Tử ở Trường Xuân (thủ phủ của tỉnh Cát Lâm) để thụ án lao động cưỡng bức hai năm.

Khi bà Tiêu bị giam giữ trong trại tạm giam, viên chức Đỗ Hưng Trạch đã tra tấn bà để lấy lời khai, anh ta trói và còng tay bà vào một chiếc ghế sắt rồi tát vào mặt bà, đồng thời còn túm tóc bà và đập đầu bà vào một chiếc bàn sắt.

Bà Tiêu cho biết bà đã bị tra tấn dã man trong trại lao động vì bà không chịu từ bỏ đức tin. Các lính canh Lưu Liên Anh và Lang (không rõ tên) đã sốc điện đồng thời vào các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể bà bằng hai dùi cui điện và không cho bà ngủ.

Những lúc bà Tiêu không bị tra tấn, bà bị ép phải lao động nặng nhọc không công, thức dậy từ 4 giờ sáng và làm việc không ngừng nghỉ cho đến 10 giờ tối. Sau đó, bà bị buộc phải đứng đến quá nửa đêm.

Sau khi đã mãn hạn hai năm, chính quyền đã kéo dài phi pháp thời hạn giam giữ bà Tiêu thêm 185 ngày vì bà không chịu từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công.

Cuối cùng, khi bà Tiêu được thả vào ngày 29 tháng 5 năm 2003, Công ty dịch vụ Làm vườn, nơi bà làm việc, đã sa thải bà.

Cảnh sát bắt người chồng khi không tìm thấy vợ

Ngày 16 tháng 9 năm 2003, chỉ vài tháng sau khi bà Tiêu được thả, hơn 20 cảnh sát đã xông vào nhà bà định bắt bà lần nữa. Vì không bắt được bà, cảnh sát đã bắt cóc ông Nhạc và chỉ thả ông ra sau khi mẹ và chị dâu của ông đến để yêu cầu trả tự do cho ông vào ngày hôm sau.

Trước lần bắt giữ năm 2003, ông Nhạc cũng đã bị bắt cóc vào tháng 3 năm 2002 và bị đưa đến một lớp tẩy não trong hơn 50 ngày.

Các bài viết liên quan bằng tiếng Việt:

Vì giữ vững đức tin giúp mình bỏ rượu, một người đàn ông ở Cát Lâm bị kết án ba năm rưỡi tù

Từng liên tục bị bức hại tàn bạo, cư dân Cát Lâm lại bị bắt đến trại tạm giam

Các bài viết liên quan bằng tiếng Anh:

Mr. Yue Naiming Missing, Police Take DNA Samples from His Home

Mr. Yue Naiming Tortured in Custody, Harassed After Release

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/8/11/464045.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/8/18/210872.html

Đăng ngày 05-10-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share