Từ Pháp hội chia sẻ qua Internet lần thứ VIII dành cho các học viên tại Trung Quốc

Bài viết của một học viên ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-11-2011] Kính chào Sư Phụ! Kính chào các đồng tu!

Cùng với sự giúp đỡ của gia đình tôi – đều là các học viên, tôi đã biên soạn tờ rơi giảng chân tướng đầu tiên cho địa phương chúng tôi và gửi một phiên bản điện tử của nó tới trang web Minh Huệ (bản Hán ngữ). Nó đã được công bố vài ngày sau. Từ đó tôi đã tiếp tục biên soạn các tờ rơi giảng chân tướng cho địa phương.

Tôi nhớ đến thời điểm mà tôi không biết gì về biên tập và không có ý tưởng nào cho việc biên tập các bài viết. Nếu không có sự bảo hộ từ bi của Sư Phụ, không có những người biên tập của Minh Huệ và những người biên tập ở các lĩnh vực khác đã lặng lẽ hỗ trợ mà không đòi hỏi, nếu không được sự khích lệ ân cần của các học viên địa phương và những lời nhắc nhở hữu ích, tôi sẽ không thể hành động đầy trách nhiệm và bước đi kiên định trên con đường tu luyện của mình. Tôi muốn báo cáo với Sư Phụ và chia sẻ với các đồng tu kinh nghiệm tu luyện của tôi khi biên soạn các tờ rơi giảng chân tướng cho khu vực địa phương chúng tôi.

Sự bảo hộ từ bi của Sư Phụ

Khi tôi bắt đầu biên soạn tài liệu cho các tờ rơi, tôi thậm chí không có một hiểu biết cơ bản cho việc biên tập. Tôi tải về nhiều phiên bản giảng chân tướng từ các khu vực khác qua trang website Minh Huệ. Nhờ sự dẫn dắt từ bi của Sư Phụ, trong khi tải các tài liệu tôi đã tình cờ gặp được một chức năng giúp cho tôi trong việc biên tập. Tôi khám phá ra điều này bằng cách đơn giản là di chuyển chuột và nhấp vào thứ gì đó! Tôi không học cách biên tập một cách cụ thể, nhưng từ lúc đó tôi đã có khả năng biên tập cơ bản.

Tu luyện không đơn giản là làm các việc. Bất kể chúng ta chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh như thế nào, Sư Phụ sẽ an bài mỗi cơ hội cho chúng ta để đề cao bằng cách phơi bày các chấp trước của chúng ta, vậy nên chúng ta có thể tiêu diệt chúng và liên tục đề cao bản thân để chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh một cách hiệu quả. Nguyên lý tu luyện này cũng áp dụng đối với việc biên tập các tài liệu giảng chân tướng.

Sau khi tôi biên soạn vài vấn đề cho các tờ rơi mới của chúng tôi, tôi viết một lá thư đến người biên tập của ấn bản Tuần báo Minh Huệ địa phương, và nhờ họ điểm ra những thiếu sót trong biên tập của tôi. Người học viên chỉ ra vài điều, nhưng với giọng điệu không tôn trọng. Câu trả lời của người học viên như gáo nước lạnh đổ lên đầu tôi, và nó rút hết sự tự tin để tiến lên của tôi. Tôi chuẩn bị từ bỏ hoàn toàn việc biên tập. Rồi Sư Phụ đã an bài để tôi hướng nội. Khi tôi xem xét kĩ lại suy nghĩ của mình, tôi đột nhiên nhận ra rằng tôi có truy cầu mạnh mẽ vào việc được người khác công nhận. Khi nhận ra chấp trước, tôi có thể cảm thấy rằng Sư Phụ đã tiêu diệt xong vấn đề liên quan đến chấp trước này. Cơ thể tôi trở nên rất nhẹ và tâm tôi chứa đầy lòng từ bi. Trong trạng thái chân chính này, tôi đã có thể nhanh chóng tìm thấy bài viết phù hợp để đặt vào tờ rơi. Các bài viết được chọn lọc đã bổ sung cho nhau tốt một cách ngạc nhiên, và tôi sớm hoàn tất việc biên tập các tài liệu. Trước khi minh bạch ra chấp trước của mình, mỗi khi tôi gửi các biên tập viên Minh Huệ bản sao tờ rơi, nó thường không được công bố cho tới tận ba ngày sau. Nhưng lần này nó đã được công bố ngay ngày hôm sau!

Với các tài liệu liên tục được công bố, tôi phát triển chấp trước mạnh mẽ vào hoan hỉ và hiển thị khi làm việc của mình. Khi tôi có những chấp trước này, tâm trí tôi đương nhiên không thuần tịnh, và các tài liệu tôi gửi đến trang web bị trì hoãn công bố hoặc không được công bố. Khi tôi chính lại bản thân dựa trên Pháp, các tài liệu nhanh chóng được công bố. Điều này minh bạch cho tôi rằng nếu chúng ta không thể tu luyện tốt bản thân, chúng ta sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình cứu độ chúng sinh.

Năm vừa qua đã có những vụ bắt giữ các học viên Pháp Luân Công trên quy mô lớn ở khu vực địa phương tôi. Tôi biết rằng chúng tôi cần khẩn trương công bố các tài liệu giảng chân tướng để phơi bày cuộc bức hại và giải cứu các học viên. Nhưng khi tôi bắt đầu biên soạn tài liệu, tôi không có ý tưởng nào về việc chọn lọc và biên tập chính xác các nội dung cần thiết từ rất nhiều bài viết với khoảng trống có hạn trên tờ rơi như vậy. Tôi nhờ sự trợ giúp từ một học viên có kinh nghiệm biên tập. Tôi hi vọng cô ấy có thể giúp tôi, nhưng cô ấy không đáp lại. Thái độ của cô ấy làm tôi nhận ra chấp trước dựa dẫm vào người khác của tôi. Tôi còn hiểu rằng tôi nên vượt qua khó khăn thay vì mong muốn thoát ra. Tôi ngồi xuống và bắt đầu biên tập các bài viết. Khi tôi biên tập được một nửa, tôi đột nhiên nhận ra rằng rất nhiều bài viết đã công bố trên trang web Minh Huệ đã phơi bày cuộc bắt giữ các học viên, phần lớn tập trung vào việc công an sử dụng bạo lực để bắt họ, và dùng vũ lực để tịch thu tài sản cá nhân của họ ra sao, cũng như các học viên chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn để làm người tốt như thế nào, và bao nhiêu thiệt hại mà các vụ bắt giữ đã gây ra cho gia đình của các học viên. Liệu tôi có thể nắm bắt tất cả các điểm quan trọng từ những bài viết này và biên soạn chúng thành một vài viết tóm tắt để phơi bày tà ác hay không? Nếu tôi có thể, thì tôi có thể phơi bày cuộc bức hại đã gây ra với từng người học viên này. Thêm vào đó, một bài viết tóm tắt sẽ có hiệu quả mạnh mẽ hơn trong việc thuyết phục mọi người các sự kiện có thật về cuộc bức hại. Tôi hoàn thành việc biên tập bài viết và gửi nó tới người biên tập Minh Huệ, nhưng tâm tôi không yên. Tôi hi vọng rằng người biên tập có thể giúp cải thiện bài viết của tôi nếu nó bị coi là không phù hợp. Vài ngày sau, bài viết được công bố. Trước sự ngạc nhiên của tôi, người biên tập đã thay đổi rất ít. Từ đó tôi đã nhận ra rằng tôi có khả năng tổng hợp và biên tập các bài viết, và các kĩ năng của tôi ở lĩnh vực này đã cải thiện rất nhiều.

Đặc biệt là 2-3 tháng qua, tôi thấy rằng cả khi viết bài hay biên tập các tài liệu, tâm trí tôi mở rộng và tôi liên tục có các ý tưởng mới về cách cứu độ chúng sinh hoặc giúp các đồng tu. Hơn thế nữa, hiệu quả của việc cứu độ chúng sinh hay giúp các đồng tu đã tốt hơn rất nhiều sau khi tạo ra các tài liệu này bằng chính niệm mới của tôi. Từ khi tôi bắt đầu giải quyết các việc trong tu luyện của tôi bằng những quan niệm người thường, tôi nghĩ rằng Sư Phụ đã làm tôi minh bạch thực tế rằng trong giai đoạn cuối cùng của thời Chính Pháp, bất kể chúng ta có khó khăn nào, ngay khi chúng ta có thể đối đãi với từng khó khăn bằng chính niệm, thì sẽ đạt kết quả tốt nhất. Giống như Sư Phụ giảng cho chúng ta rằng:

“Trên thực tế chính là như thế, đều đã được trải thảm [chuẩn bị] tốt cả rồi, chỉ thiếu chư vị dùng chính niệm để làm tốt việc đó mà thôi, vậy mà vẫn chưa có chính niệm ấy.” (“Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC 2011”)

Các biên tập viên Minh Huệ và các học viên từ các khu vực khác âm thầm phó xuất tất cả

Tôi muốn chia sẻ việc các biên tập viên Minh Huệ và các học viên của các khu vực khác đã âm thầm nỗ lực hết mình để giúp cho việc giảng chân tướng ra sao và Sư Phụ đã từ bi bảo hộ chúng ta như thế nào.

Mỗi khi một bài viết của tôi được công bố trên trang web Minh Huệ, tôi tải nó về để xem người biên tập đã thay đổi gì. Nếu có thay đổi nào, tôi so sánh với văn bản ban đầu để hiểu lý do người biên tập đã làm những thay đổi này. Điều này giúp ích cho việc biên tập của tôi về sau.

Một kinh nghiệm trong khi đọc những sự thay đổi này đã để lại một ấn tượng lâu dài với tôi. Tôi đã chọn một bài viết của học viên ở địa phương từ trang web Minh Huệ khi biên soạn một trong các tờ rơi của tôi. Tôi không thể nhớ toàn bộ nội dung bài viết, nhưng tôi nhớ một đoạn đề cập rằng một học viên đã đột nhiên bị bức hại bởi tà ác và trải qua một cơn nghiệp bệnh cấp tính khi đang ở nơi công cộng. Người học viên xin Sư Phụ “gia trì” cho anh, và sau đó anh đã bình phục. Khi tôi thấy cách dùng từ “gia trì”, tôi nghĩ rằng những người không tu luyện có thể không hiểu nghĩa của từ này trong ngữ cảnh đó. Có thể họ sẽ nghĩ rằng người học viên không lí trí, vậy nên tôi nghĩ rằng tôi nên thay đổi thành từ nào đó khác mà có thể khiến bất kể người đọc nào thấy dễ hiểu hơn. Nhưng tôi không thể tìm sự thay thế thích hợp sau khi đã nghĩ đến nó suốt một thời gian dài. Nên tôi chọn ngẫu nhiên và nghĩ rằng mọi người sẽ không hiểu nhầm. Tôi gửi bài viết tới người biên tập, nhưng tâm tôi do dự vì không tìm được một từ phù hợp hơn. Khi bài viết được công bố, tôi đã ngạc nhiên khi nhận ra rằng người biên tập đã thay đổi từ “gia trì” sang từ “bảo hộ”. Tôi đã rất an tâm. Cùng lúc, tôi có một lòng kính trọng sâu sắc tới những người biên tập. Chỉ có một số lượng hạn chế các biên tập viên Minh Huệ và họ cần xuất bản rất nhiều kỳ Tuần báo Minh Huệ, cũng như biên tập và biên soạn các tài liệu giảng chân tướng trên toàn Trung Quốc. Họ hẳn phải có tinh thần trách nhiệm rất lớn để có thể tìm được ngôn từ thích hợp cho các bài viết đặc thù này.

Thêm vào đó, tôi khám phá ra một hiện tượng thú vị: mỗi khi tôi có thiếu sót trong việc biên soạn các tài liệu giảng chân tướng, tôi xem qua các bài tâm đắc trên trang web Minh Huệ về chủ đề biên soạn các tài liệu (tôi xem kĩ trang web Minh Huệ hầu như mỗi ngày). Những bài viết này sau đó đã giúp tôi nhận ra thiếu sót của mình. Trên bề mặt, nó biểu hiện rằng tất cả thiếu sót của tôi là kết quả của việc không đủ kĩ năng, nhưng ở mức sâu xa hơn, tôi nhận ra rằng chúng kì thực liên quan đến thiếu sót trong tâm tính của tôi. Dưới đây là vài ví dụ.

Trong giai đoạn đầu của công việc biên soạn, khi tôi tải các tài liệu giảng chân tướng từ các khu vực khác, tôi chọn ra các bài viết và ảnh mà tôi cho là tốt, rồi thêm thông tin về cuộc bức hại ở khu vực địa phương tôi. Tôi kết hợp chúng lại với nhau để tạo một tờ rơi. Sau đó tôi đọc một bài tâm đắc đề cập đến cách chọn ra các bài viết ảnh hưởng tốt tới nhau để tạo ra một tờ rơi mà có hiệu quả trong việc tiếp cận các khu vực địa phương. Nói cách khác, nếu một tờ rơi không phù hợp với một khu vực cụ thể, có thể người đọc sẽ không thể hiểu chân tướng và có thể có những câu hỏi và nghi vấn đối với chân tướng chúng ta trình bày với họ về cuộc bức hại. Nên chúng ta cần giải thích các vấn đề theo cách mà giải quyết được mọi nhầm lẫn hay ngờ vực. Sau khi một người đọc xong tờ rơi, thậm chí nếu chỉ một trong những nghi vấn của anh/cô ấy được giải đáp, nó đã giảng chân tướng cho chủ đề đó. Nếu tất cả các bài được chọn không thích đáng, người đọc có thể vẫn nghi hoặc sau khi đọc nó, và rồi tài liệu sẽ không đạt hiệu quả nào trong việc giảng chân tướng. Sau khi tôi đọc bài viết, tôi có một cái nhìn mới về tờ rơi của tôi và xem xét làm thế nào để nhìn nhận tờ rơi này từ khía cạnh một người không hiểu chân tướng, chú trọng đến bất kì nhầm lẫn hay hiểu lầm mà có thể có. Rồi tôi chọn ra thông tin thích hợp mà ảnh hưởng tốt trong bài viết của mình.

Nguyên nhân mà tôi bắt đầu biên soạn các tài liệu giảng chân tướng là để làm nổi bật các bài viết trên trang web Minh Huệ về bức hại, nhưng không có trong ấn bản Tuần báo Minh Huệ địa phương. Vì vậy từ lúc ban đầu, các tờ rơi của tôi chủ yếu tập trung vào các trường hợp bức hại ở địa phương. Sau đó tôi đọc bài tâm đắc của một học viên đang làm công việc gần giống với tôi. Người học viên này nói rằng anh ấy cũng chỉ sử dụng thông tin từ các nguồn khác, để tập trung vào các trường hợp bức hại ở địa phương. Tuy nhiên, sau khi nhận các tài liệu, người thường thường ném chúng đi. Người học viên hiểu ra rằng nguyên nhân để vạch trần sự bức hại không chỉ là phơi bày chân tướng, mà còn giúp mọi người hiểu chân tướng để họ không tham dự hoặc đồng lõa với cuộc bức hại bằng bất cứ giá nào. Sau khi hiểu ra điểm này, tôi biên soạn các bài viết về bức hại thành hai trang riêng rẽ hoặc đặt chúng vào các kỳ san riêng nếu có quá nhiều. Bằng cách này, các tờ rơi không chỉ hoàn toàn vạch trần bức hại, mà còn giải thích chân tướng về cuộc bức hại dựa trên từng trường hợp đơn lẻ.

Những người chúng ta cố gắng cứu còn bao gồm những người đã tích cực tham gia vào cuộc bức hại. Nên chúng ta cần chú trọng đến ngữ khí và ngôn từ trong các bài viết, và cố gắng tránh viết chúng với tâm lý đầy thù hận và tranh đấu. Chúng ta cần dùng lòng từ bi của người tu luyện để giải thể tà ác điều khiển con người tham dự vào bức hại, để họ có thể được cứu. Khi tôi biên soạn các bài viết, tôi hiếm khi sử dụng các từ thể hiện cảm xúc. Ngay cả khi tôi báo cáo về những người nhận quả báo cho những hành động của họ. Tôi luôn thêm chú thích vào mở đầu hoặc cuối bài viết để nhẹ nhàng nhắc nhở người đọc rằng chúng ta không thích thú khi báo cáo về bất hạnh của người khác, mà cảm thấy buồn cho những trường hợp này và cung cấp thông tin để khuyên mọi người không tham dự vào bức hại.

Các tờ rơi mà tôi tạo ra là phần bổ sung cho ấn bản Tuần báo Minh Huệ ở địa phương. Nên mỗi tuần, tôi đợi tới khi Tuần báo địa phương được xuất bản, và rồi chọn ra các trường hợp bức hại mà không bao gồm trong Tuần báo để cho vào tờ rơi của chúng tôi. Nhưng ấn bản địa phương của tờ rơi chúng tôi phải được công bố sau khi Tuần báo Minh Huệ xuất bản, điều này có thể có lần trì hoãn việc các học viên được giải cứu nhanh chóng. Vì vậy sau đó, tôi không còn đợi đến khi Tuần báo Minh Huệ được công bố nữa. Thay vào đó, khi tôi thấy có tin trên trang Minh Huệ rằng một số học viên đã bị bắt, tôi lập tức bắt đầu biên soạn thông tin, phối hợp cùng những nỗ lực của các học viên khác trong việc giải cứu. Vì có chấp trước hiển thị, tôi không phối hợp tốt với người học viên chịu trách nhiệm với ấn bản địa phương của Tuần báo Minh Huệ. Điều này gây ra sự nhân đôi nỗ lực và gây trở ngại cho hiệu quả của công tác giảng chân tướng của chúng tôi. Một học viên sau đó đăng một bài tâm đắc trên trang web Minh Huệ để giúp thiết lập tầm quan trọng của trang web Minh Huệ và gia tăng hiệu quả của công tác giảng chân tướng. Bài viết giúp tôi nhận ra tầm quan trọng của Tuần báo Minh Huệ cho việc giảng chân tướng. Tôi viết một lá thư đến người biên tập Tuần báo Minh Huệ địa phương và chia sẻ thể ngộ của tôi với anh ấy, và kể cho anh ấy những thiếu sót trong tâm tính của tôi. Tôi cũng bày tỏ mong muốn được phối hợp tốt với anh ấy, dùng Tuần báo Minh Huệ như là nguồn chủ đạo của công tác giảng chân tướng, đồng thời dùng tờ rơi của chúng tôi như phần bổ sung, và phối hợp tốt với nhau để giảng chân tướng tốt hơn. Từ đó chúng tôi làm việc với nhau rất tốt và điều này tiếp diễn cho đến khi người học viên đó rời khỏi khu vực chúng tôi.

Có rất nhiều ví dụ khác nhưng tôi không thể liệt kê ra tất cả. Tất cả điều này biểu hiện ra các hình thức khác nhau trên bề mặt, nhưng tất cả chúng thể hiện những thiếu sót giống nhau trong tâm tính của tôi. Đó là, tôi không thể nhìn từ quan điểm của những người chưa biết chân tướng và tôi không thể xem xét các vấn đề từ bối cảnh lớn hơn. Sư Phụ dùng trải nghiệm của chúng ta như là những cơ hội để chúng ta tu luyện bản thân và “tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã.”(“Phật tính vô lậu”, tríchTinh tấn yếu chỉ)

Khi trạng thái tu luyện của tôi không tốt, tâm trí tôi trở nên bế tắc, và tôi không thể suy nghĩ rạch ròi cách biên tập. Khi chuyện này xảy ra, tôi dùng tài liệu từ các khu vực khác, thêm vào các bài viết về những trường hợp bức hại ở địa phương, sửa đổi chúng một chút, và đưa cho các học viên mà có thể sử dụng chúng có ích. Những người biên tập từ các khu vực khác đôi khi dùng nội dung từ các tờ rơi tôi biên tập, nên chúng tôi thực sự làm việc cùng nhau như một chỉnh thể.

Sự khích lệ ân cần và những lời nhắc nhở hữu ích từ các học viên địa phương

Để giữ an toàn cho các đồng tu, tôi không thể tiết lộ quá nhiều về công tác biên soạn tờ rơi của mình. Tôi chỉ có thể chia sẻ kinh nghiệm với hai hay ba học viên. Tất cả họ đều giúp đỡ tôi vô tư vô ngã mỗi khi tôi cần.

Người học viên mà tôi đề cập đến là có kinh nghiệm trong biên tập, đã giúp tôi mỗi lần và tự bản thân gánh vác việc xử lý các vấn đề. Sau đó, cô ấy không còn giải quyết mọi vấn đề cho tôi, và chỉ đưa ra hướng dẫn cách tôi nên tự mình xử lí tình huống ra sao. Ban đầu, tôi đã phàn nàn một chút. Nhưng sau đó tôi thấy rằng sau khi cô ấy bỏ tôi lại với các thiết bị của mình, năng lực viết và biên tập của tôi liên tục được cải thiện. Nếu cô ấy tiếp tục giúp tôi giải quyết mọi khó khăn, tôi có thể vẫn ở mức kĩ năng như khi tôi mới bắt đầu.

Khi kĩ năng biên tập của tôi được cải thiện, cùng với lời tán dương từ các đồng tu, chấp trước vào chứng thực bản thân trở nên mạnh mẽ hơn. Một lần có một học viên yêu cầu tôi sản xuất một tờ rơi tự dính để giúp giải cứu các đồng tu. Sau khi tôi hoàn thành nó và gửi cho anh ấy, anh ấy chỉ ra một vài vấn đề và bảo tôi làm lại. Chấp trước của tôi lập tức bộc lộ. Tôi khăng khăng rằng cách tôi làm có hiệu quả tốt hơn, và tôi không bằng lòng thay đổi nó. Người học viên ân cần nhắc nhở tôi rằng chúng tôi nên phóng hạ tự ngã và phối hợp với nhau cho tốt. Anh ấy đã đúng. Chúng ta nên chứng thực Pháp, chứ không phải bản thân chúng ta.

Đây là kinh nghiệm tu luyện của tôi khi biên soạn các tờ rơi giảng chân tướng. Tôi vẫn còn nhiều thiếu sót trong sự tu luyện. Ví dụ như, sự lười biếng của tôi đã ngăn tôi dành nhiều thời gian hơn trong việc cải thiện kĩ năng biên tập. Tôi đã không tu luyện bản thân một cách vững vàng, tâm tính của tôi đề cao tương đối chậm, và tôi đã không tu luyện bản thân để có từ bi vĩ đại hơn. Tất cả những thiếu sót này đã trực tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả cứu độ chúng sinh của tôi. Tôi muốn dùng Pháp hội này như một cơ hội để thúc đẩy tinh tấn hơn trong tương lai và trợ Sư Chính Pháp và cứu độ chúng sinh với thành công lớn hơn.
________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/11/18/明慧法会–编辑真相材料的修炼体会-249398.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/12/8/129911.html
Đăng ngày 30-01-2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share