Bài viết trong Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện qua Internet lần thứ VIII dành cho học viên ở Trung Quốc

Bài viết của Ngọc Nhi, một đệ tử trẻ đến tử tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 28-11-2011]

Kính chào Sư phụ từ bi vĩ đại!

Xin chào các bạn đồng tu!

Tôi là một đệ tử Đại Pháp 16 tuổi. Mặc dù còn trẻ, tôi đã tu luyện được 13 năm. Cảm ơn trang web Minh Huệ đã cho các học viên ở Trung Quốc đại lục cơ hội này. Trong ba năm qua, được tham dự vào Pháp hội chia sẻ là một vinh dự với tôi. Nhân dịp này, tôi muốn báo cáo với Sư phụ và chia sẻ với các đồng tu những trải nghiệm tu luyện của mình trong năm vừa qua.

Sư phụ đã cứu mạng tôi hai lần trong một ngày

Một ngày tháng Ba năm nay, khi tôi đi học qua đường, một chiếc xe tải hạng nặng đột ngột phanh rất gần chỗ tôi. Tôi nhanh chóng băng qua đường và đi tiếp. Vào buổi chiều, ở cùng một vị trí và cùng hướng, một chiếc xe tải nặng tương tự như chiếc buổi sáng gần như đã chạm vào cặp sách của tôi và đột ngột dừng lại. Lần này, tôi lại nhanh chóng bỏ đi. Khi bố mẹ tôi, những người cũng tu luyện, trở về nhà, tôi kể cho bố mẹ về sự việc. Mẹ tôi nói: “Con nên cảm ơn Sư phụ vì Người đã cứu con hai lần trong một ngày!” Sau đó, tôi nhận ra điều gì đã xảy ra. Sư phụ đã cứu mạng tôi hai lần trong một ngày. Đây là những gì tôi biết, nhưng tôi không biết Sư phụ đã tiêu trừ bao nhiêu nghiệp lực cho mình.

Học Pháp nhiều hơn và loại bỏ chấp trước vào danh và lợi

Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân:

“Tôi nói rằng Trung Quốc có một số điều đang lưu truyền tại dân gian, mà khí cụ chính xác của Tây y không sánh được; thử xem hiệu quả ai tốt hơn, que diêm của vị ấy khêu một cái là được ngay. Tây y nhổ răng trước hết phải tiêm thuốc tê, tiêm chỗ này, tiêm chỗ kia, châm kim đau lắm; đợi thuốc tê có tác dụng, rồi lấy kìm để nhổ. Nhổ cả nửa ngày không khéo chân răng gẫy [còn lại ở trong]. Bèn lấy búa lấy đục để tróc ra, đập làm cho đau đớn kinh khiếp, rồi lại dùng khí cụ chính xác để khoan cho chư vị. Có người bị khoan đau quá chỉ muốn nhảy dựng lên, chảy rất nhiều máu, nhổ ra một búng máu. Chư vị nói xem ai tốt hơn? Chư vị nói xem ai tiên tiến hơn? Chúng ta không thể chỉ coi công cụ bề ngoài, mà cần coi hiệu quả thực tế. Trung y thời Trung Quốc cổ đại rất phát triển, Tây y hiện đại còn phải trải qua bao nhiêu năm nữa mới theo được.”

Tôi hiểu rằng không chỉ Trung y tốt hơn Tây Y nhiều về kỹ thuật và kỹ năng, mà nó còn vượt xa Tây y ở tầng thứ và cảnh giới. Trung Y gần với đặc tính của vũ trụ hơn.

Trước đây, tôi luôn nghĩ rằng Đại Pháp là phi thường, nhưng khi ở giữa người thường, chúng ta cũng nên làm việc chăm chỉ. Khi đến kỳ thi, tôi luôn chong đèn để học. Tôi cũng sợ mẹ sẽ chỉ trích mình vì quá chấp trước vào những sự việc người thường và sợ hãi rằng tôi không đạt được kết quả tốt do tà ác lợi dụng chấp trước của mình. Tôi có chấp trước truy cầu và hy vọng đạt kết quả tốt nhờ tu luyện Đại Pháp. Thực ra, Đại Pháp là siêu thường. Chúng ta có thể sử dụng các nguyên lý vượt quá tầng người thường để hoàn thành các việc và không bị hạn chế bởi các pháp lý của người thường, nhưng để làm được điều này chúng ta phải đột phá khỏi các quan niệm của người thường và sử dụng chính niệm. Đây là một biểu hiện của chính tín trong Đại Pháp. Tuy nhiên, nếu chúng ta hạ thấp tầng của bản thân xuống tầng người thường và tìm kiếm việc sử dụng các phương tiện của người thường hoặc thông qua “nỗ lực’ để đạt được kết quả, nó cũng giống như đi theo Tây Y trong việc nhổ răng. Như vậy, chúng ta chỉ có thể đạt được một nửa kết quả với gấp đôi nỗ lực.

Mặc dù tôi hiểu các nguyên lý của Pháp, tôi vẫn cần chính tín và thực tu để nhận ra nhận thức của mình. Do bị lèo lái bởi danh và lợi, tôi vẫn tin rằng miễn là tôi làm việc chăm chỉ, nhất định tôi sẽ đạt kết quả tốt. Trong kỳ vừa qua, tôi ghi nhớ toàn bộ cuốn sách giáo khoa địa lý. Tuy nhiên, tôi chỉ đạt 60 điểm vào cuối kỳ thi. Tôi đã rất ngạc nhiên và nhận ra Sư phụ đã dạy cho mình một bài học sâu sắc. Tôi đã đi con đường nhổ răng của Tây Y. Tôi trao đổi hiểu biết về Pháp với bố mẹ mình và phát hiện ra chấp trước sử dụng Đại Pháp để đạt được kết quả tốt để thỏa mãn các truy cầu về danh và lợi. “Tuy nhiên, với các vị Phật, tâm truy cầu này là dơ bẩn nhất.” (“Giảng Pháp ở Sydney”. tạm dịch) Đây là những chấp trước mà chúng ta phải loại bỏ trong tu luyện, nhưng tôi lại  tìm cách đạt được những điều này qua tu luyện.

Tôi giải quyết được việc loại bỏ những chấp trước này và cầu xin sự giúp đỡ của Sư phụ. Khi những chấp trước vào danh và lợi lại nổi lên bề mặt, tôi buộc lý trí của mình liên tục loại bỏ nó. Khi ngồi làm bài kiểm tra kỳ này, lại một lần nữa, những chấp trước này nổi lên. Tôi phải rất cố gắng để loại bỏ nó, và kết quả là, tôi đã tĩnh tâm hơn trong khi làm bài thi. Tôi học Pháp như thường lệ và phát chính niệm. Cuối cùng, tôi đứng thứ hai. Tôi đã thật sự được trải nghiệm quyền năng của Phật Pháp.

Thuận theo sự thay đổi của tôi, các bạn cùng lớp và các giáo viên quanh tôi cũng thay đổi

Sư phụ giảng trong “Giảng Pháp tại hội nghị Đại Kỷ Nguyên [2009]”:

“Văn hoá nửa-Thần là có nội hàm; ‘tướng do tâm sinh’ cũng có một tầng ý nghĩa như vậy. Vì con người trong hoàn cảnh xã hội là có một phạm vi của tự mình, tâm tình của bản thân mình sẽ ảnh hưởng đến việc của mình. Đệ tử Đại Pháp còn hơn như thế, vì gánh vác sứ mệnh cứu độ chúng sinh, phạm vi là lớn hơn. Đệ tử Đại Pháp toàn thế giới là bao dung toàn bộ thế gian; mỗi cá nhân có một phạm vi. Chư vị gặp gì, tiếp xúc gì, thảy đều là nhân tố trong phạm vi của chư vị. Chư vị có thể chính niệm đầy đủ, thì chư vị có thể là cao lớn trong phạm vi của mình; và trong phạm vi của mình, chư vị đè ép những thứ bất hảo xuống.”

Khi tôi chấp trước vào danh, tôi nhận ra giáo viên và các bạn cùng lớp quanh tôi cũng rất chấp trước vào danh. Trước đây, trong kỳ thi, vì tôi chấp trước vào danh, tôi đặc biệt căng thẳng và chân tôi liên tục run. Tiếng giầy cao gót của cô giáo tôi liên tục vang dội ngoài hành lang khi cô ấy đi đến từng lớp nhắc nhở học viên trả lời các câu hỏi một cách nghiêm túc. Tôi cũng để ý là các bạn cùng lớp tôi bắt đầu phàn nàn không dứt về việc làm bài không tốt sau khi nộp bài. Trái lại, trong các bài thi gần đây, do tôi đã bỏ được chấp trước vào danh và lợi, tôi không còn nghe thấy tiếng giầy cao gót của cô giáo nữa. Không khí cũng an hòa hơn và các bạn cùng lớp không bao giờ phàn nàn rằng họ làm bài tệ.

Khi kỳ học mới bắt đầu gần đây, tôi quan sát các bạn cùng lớp cư xử tệ hơn bao giờ hết. Một vài người làm tóc rất kỳ và liên tục chửi thề. Trước đây, tôi có thể sẽ quyết liệt chống đối họ, nhưng lần này tôi không ghét họ. Thay vào đó, tôi thấy rất buồn và coi họ như những chúng sinh tội nghiệp. Bởi vì nỗi sợ hãi của tôi, tôi ngại cứu họ và tôi đã để họ trượt ngã. Nước mắt thấm đầy mắt tôi và tôi quyết định dùng lòng từ bi và chính niệm của một đệ tử Đại Pháp để giúp họ. Khi tôi nhìn những việc này từ một góc độ khác, tôi phát hiện ra rằng các bạn học quanh tôi bắt đầu thay đổi. Thậm chí cô giáo cũng nói với giọng điệu nhã nhặn hơn và các học sinh nói chuyện với nhau thân thiện hơn.

Tôi hiểu ra rằng trước đây, chúng sinh có vẻ chấp trước vào danh bởi tôi có chấp trước này. Các quan niệm của tôi phần nào đó chịu trách nhiệm cho sự tha hóa của họ và điều này có thể thay đổi nhờ Đại Pháp. Sư phụ dạy rằng “tướng do tâm sinh” và đó là một biểu hiện của các nguyên lý đó.

Phối hợp như một chỉnh thể và phát chính niệm ở cự ly gần tà ác

Trong những ngày nghỉ hè, tôi tham gia phát chính niệm ở cự ly gần chỗ các học viên bị bức hại. Việc này được các học viên trong quận của tôi tổ chức. Lúc đầu, tôi miễn cưỡng tham gia bởi tôi cảm thấy tâm trí mình không tập trung vào việc phát chính niệm, và do đó như vậy sẽ lãng phí thời gian. Ngoài ra, tôi còn có chấp trước truy cầu an nhàn. Sau đó, thông qua việc chia sẻ với mẹ mình, tôi nhận ra nếu mọi người đều có suy nghĩ như tôi, thì không ai tham gia vào hoạt động này. Nếu bạn không thể phát chính niệm, có nghĩa là có tà ác trong không gian của bạn. Bạn có chấp trước cần loại bỏ. Sư phụ yêu cầu chúng ta phối hợp như một chỉnh thể. Chúng ta phải chính lại bản thân và phối hợp với các đồng tu khác vô điều kiện. Sau khi tôi minh bạch các Pháp lý này, tôi quyết định đi và Sư phụ đã khích lệ tôi. Tôi đã làm tốt trong việc phát chính niệm. Mặc dù lúc cuối, tôi bắt đầu có các suy nghĩ mất tập trung, tôi đã cố gắng để ức chế chúng và cố gắng không có những tư tưởng mà tôi không nên có.

Giống như Sư phụ giảng trong “Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp”:

“Chư vị biết chăng? Thứ phát ra ấy hình thành ở toàn cầu một thứ dinh dính như hồ, rất ít tà ác liền có thể can nhiễu chư vị, nhưng chư vị lại thanh lý không được [thứ ấy], trực tiếp cản trở các đệ tử Đại Pháp bán vé, và các đệ tử Đại Pháp phát chính niệm chân chính, thanh lý không được nữa rồi. Tà ác đến làm loạn, chư vị phát chính niệm thì lập tức thanh lý, và tiêu diệt chúng, làm chúng sợ quá và bỏ chạy; nhưng các đệ tử Đại Pháp thì [chư vị] lại không thể tiêu diệt. Một niệm sai kém của họ, ở vấn đề này họ vẫn chưa nhận thức được đầy đủ, thế thì chư vị có biện pháp gì? Không biện pháp, ngay cả Sư phụ cũng không có biện pháp, là vì tôi phải đợi những học viên chư vị vốn đã tu được tốt thông qua cơ hội này mà tu tốt hơn, và đi trọn vẹn đoạn đường ấy.”

Giảng chân tướng và cứu chúng sinh

Sau khi tham gia vào Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm trên mạng lần trước, trong nửa tháng, tôi trở nên tinh tấn hơn. Đặc biệt trong việc cứu người, tôi đã có đột phá lớn. Trong những ngày đó, mỗi khi có cơ hội, tôi sẽ giảng chân tướng về cuộc bức hại cho bất kỳ ai tôi gặp. Đôi lúc sau giờ học, mặc dù đã khá muộn, tôi vẫn kiên trì cứu chúng sinh trên đường đi học về. Một lần, tôi gặp một người đàn ông lớn tuổi trên đường đi học về. Ông ấy sống ở xa và tôi đi bộ cùng ông ấy. Trên đường đi, tôi giảng chân tướng về Đại Pháp và “phong trào thoái Đảng” cho ông. Tôi cũng chỉ cho ông cách truyền những thông tin này tới bạn bè và người thân. Ông ấy liên tục cảm ơn tôi và lúc đó tôi rất xúc động. Tôi biết rằng Sư phụ đang khích lệ mình. Mặc dù hơi mệt, tôi vẫn nghĩ như vậy thật đáng công sức. Tôi đi cùng ông về tận nhà. Trước lúc đó, trời đã tối và tôi không biết đi về nhà như thế nào. Trong tâm tôi cầu sự trợ giúp của Sư phụ. Tôi không sợ hãi và đột nhiên, tôi gặp bạn cùng lớp. Cô ấy biết đường và đưa tôi về. Tôi giảng chân tướng cho cô ấy, nhưng cô ấy vẫn hơi do dự về việc thoái Đảng Cộng sản. Do vậy, tôi đi bộ một quãng đường dài cùng cô ấy và cuối cùng cô ấy cũng đồng ý thoái đảng. Mặc dù tôi về nhà muộn, nhưng tôi vẫn rất vui vì đã cứu chúng sinh.

Có lần tôi giảng chân tướng cho một bà già. Bà ấy rất ủng hộ Đại Pháp và không phải là thành viên của bất kỳ tổ chức nào của Đảng. Tuy nhiên, bà ấy nhờ tôi giúp người chồng quá cố của bà thoái Đảng. Tiếc là, tôi đã không kiên trì giảng chân tướng. Chủ yếu là do tôi theo đuổi việc học hành của mình và không học Pháp đủ. Trong một thời gian dài, tôi không làm gì nhiều để cứu người. Một hôm, trên đường trở về nhà từ nhóm học Pháp, tôi thấy các chúng sinh mà tôi từng cứu trước đó. Từng người một đi qua tôi. Tôi biết rằng Sư phụ đang khích lệ mình. Sư phụ giảng trong “Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp”: “sinh mệnh chính là ‘tài phú’

Tôi vẫn còn nhiều chấp trước phải loại bỏ trên con đường tu luyện của mình. Tôi tin rằng thông qua nỗ lực học Pháp, tôi chắc chắn sẽ loại bỏ được những chấp trước này.

Con cảm tạ Sư phụ! Cảm ơn các bạn đồng tu!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/11/28/明慧法会–在师父的呵护下成长-249411.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/12/12/130053.html
Đăng ngày 31-1-2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share