Bài viết của Luona

[MINH HUỆ 29-08-2007] Cô Zhang Cuiying, một học viên Pháp Luân Công và hoạ sĩ tại Úc châu, đã nộp một đơn kiện Giang trạch Dân, cựu chủ tịch Trung Quốc mà đã phát khởi cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc, và La Cán, trưởng Phòng 610 trước đây, ngày 15 tháng Chín 2004. Vụ kiện cuối cùng bắt đầu tiến triển gần đây. Bộ Công lý Úc Châu gửi cô Zhang một lá thư chính thức xác nhận đơn kiện của cô đã được giao đến Yan Nan, một nhân viên của Toà Đại sứ Trung Quốc tại Canberra. Penelope Richards, trưởng cố vấn pháp luật của Bộ Ngoại giao Úc Châu, xác nhận rằng Bộ Ngoại giao đã làm xong thủ tục giao đến và thông báo cho Toà Thượng thẩm New South Wales. Ông Adam Slattery, luật sư của cô Zhang, nói rằng nếu họ không được sự trả lời của người bị tố cáo, họ sẽ xin một cuộc xử án vắng mặt.


Nguyên cáo cô Zhang Cuiying và luật sư của cô Ông Adam Slattery

Từ khi đơn kiện được nộp cách nay ba năm, nó đã bị trì trệ vì nhiều lý do. Sự vượt mức gần đây đã gây sự chú ý của thế giới bên ngoài vì sự thay đổi thái độ tế nhị của Bộ Ngoại giao Úc Châu đối với vụ kiện.

Luật sư của nguyên cáo: Sẽ xin xử án vắng mặt nếu như bị cáo không trả lời

Ông Slattery nói rằng họ sẽ xin có một sự xử án vắng mặt nếu như bị cáo không trả lời đơn kiện. Nói chung, một quốc gia không đi kiện vị nguyên thủ của một quốc gia khác vì vấn đề tha miễn ngoại giao. Nhưng, Giang trạch Dân không còn là nguyên thủ quốc gia, vì vậy sự tha miễn không áp dụng trong trường hợp của y. Vả lại, đó sự tha miễn ngoại giao còn đang được đặt ra xem nó có áp dụng trong trường hợp tội diệt chủng không. Ông Slattery nói rằng phần đông người ta sẽ công phẫn rằng nếu có ai nói rằng Hitler không thể bị kiện vì tội diệt chủng bởi vì y được hưởng quyền tha miễn ngoại giao. Ông Slattery tin rằng trường hợp của cô Zhang liên hệ đến nhiều vấn đề, nhưng cuối cùng là một công dân Úc châu đã bị bắt bất hợp pháp và bị tra tấn tại Trung Quốc vì khiếu nại một cách hoà bình.

Chính phủ Úc Châu càng cẩn thận với vụ kiện chống Giang trạch Dân sau khi Bộ trưởng bộ Ngoại giao Downer bị xử có tội đã cấm các học viên cái quyền phản đối

Trần Dụng Lâm, một nhà cựu ngoại giao Trung Quốc đã rời bỏ hàng ngũ trong sứ quán Trung Quốc tại Sydney, nghĩ rằng Bộ Ngoại giao Úc Châu hiện đang đối diện với áp lực lớn, nhất là từ Bộ trưởng Ngoại giao Alexander Downer. Downer đã thua một vụ kiện chống ông bởi các học viên Pháp Luân Công và đã bị xử có tội vì cấm các học viên cái quyền phản đối bất bạo động của họ trước toà sứ quán Trung Quốc. Từ đó, chính phủ Úc Châu càng cẩn thận hơn vợi vụ kiện chống Giang. Chen gợi ý rằng chính phủ biết rằng họ phải đi theo các thủ tục một cách nghiêm nhặt, và họ không thể cố bỏ qua một bên vụ kiện để làm vừa lòng Bắc Kinh, như họ đã cố làm như vậy trước đây.

Chen cũng nghĩ rằng cách làm hiện nay của bộ Ngoại giao cho thấy rằng chính phủ đã có một bước lớn về hướng quân bình giữa các quyền lợi kinh tế và nhân quyền. Khi đối đãi với một quốc gia mà vi phạm các nhân quyền, Úc Châu nắm vững niềm tin của nó nơi các tự do dân chủ và một nền luật pháp độc lập, mà phù hợp với các quyền lợi lâu dài của quốc gia Úc Châu.

Úc Châu đang thay đổi chính sách ngoại giao của nó đối với Trung Quốc

Wu Fan, một nhà phê bình và chính chủ nhiệm của báo điện tử “Các vấn đề Trung Quốc”, nói rằng Bộ trưởng Downer là rất thân Trung Quốc và ông có lẽ đã bị dưới áp lực của Bắc Kinh. Downer đã ký một tài liệu hạn chế quyền của các học viên Pháp Luân Công để phản đối trước sứ quán Trung Quốc tại Úc Châu, và đã tái tục nó hằng tháng. Các học viên kiện Downer và Downer bị thua kiện. Wu tin rằng thái độ của vụ kiện của cô Zhang cho thấy chính sách Trung Quốc của Úc Châu đang thay đổi. Ông cảm thấy có nhiều điều mà ảnh hưởng thái độ của Úc Châu đối với Pháp Luân Công, kể cả ảnh hưởng gia tăng của Pháp Luân Công trên toàn thế giới. Dân chúng cảm tình với các học viên Pháp Luân Công mà đang chịu đựng cuộc bức hại tàn bạo. Lại nữa, môi trường của Trung Quốc đang thay đổi.

Các vụ kiện chống Giang có ảnh hưởng rất lớn

Hu Ping, phê bình gia và chủ nhiệm chính trị của tờ Mùa Xuân Bắc Kinh, nói rằng thái độ của Úc Châu đối với vụ kiện chống Giang trạch Dân đang thay đổi một phần do vì các cố gắng trường kỳ của nguyên cáo. Sự tiến triển của vụ kiện tại Úc Châu giúp các vụ tương tự tại các quốc gia khác tiến tới. Vụ kiện này đã lôi cuốn sự chú ý khá nhiều của các kênh thông tin và làm chấn động các lãnh tụ ĐCSTQ tại Bắc Kinh. Nó có thể cảnh cáo và ngưng các cá nhân mà tham gia đích thân vào sự tra tấn các học viên.

Nội dung của vụ kiện chống Giang

Năm 2000, học viên cô Zhang Cuiying đi Bắc Kinh để khiếu nại cho Pháp Luân Công và bị bắt giam và bị tra tấn tại Trung Quốc trong tám tháng. Chính phủ Úc và các học viên Pháp Luân Công đã làm việc cùng nhau và cứu cô trở lại Úc Châu vào tháng mười một 2000. Ngày 15 tháng chín 2004, cô Zhang nộp một đơn kiện chống Giang trạch Dân, cựu chủ tịch của ĐCSTQ, tại Toà Thượng thẩm New South Wales vì tội diệt chủng và tra tấn. Khi cô Zhang bị cầm tù tại Bắc Kinh, La Cán đích thân tra vấn cô. Vì La Cán là một nhân vật chính mà đã thúc đẩy cuộc bức hại Pháp Luân Công, La Cán bị lên danh sách như một người bị cáo khác trong vụ kiện ngày 5 tháng ba 2007.

Thể theo Theresa Chu, giám đốc ban chấp hành của Hiệp hội Nhân quyền Washington DC chi nhánh Châu Á, có tối thiểu 50 vụ kiện chống các viên chức ĐCSTQ nộp bởi các học viên Pháp Luân Công từ 2002 đến 2007. Có tối thiểu 30 quốc gia và hơn 70 luật sư đang giúp các học viên với các vụ kiện. Phần đông các vụ kiện này, kể cả trường hợp hộ và hình, là chống Giang Trạch Dân (15 quốc gia).

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/8/29/161739.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/8/30/89071.html

Đăng ngày 09-09-2007; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share