Từ Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện qua Internet lần thứ VIII dành cho các học viên ở Trung Quốc

Bài viết của Thường Tồn, một đệ tử từ vùng Đông Bắc Trung Quốc

[MINH HUỆ 14-11-2011]

Trích đoạn:

Tôi công tác trong ngành giáo dục. Tháng Năm năm 2010, một học sinh trong lớp tôi mắc bệnh truyền nhiễm và đã lây sang cho các học sinh khác. Lúc đầu, tôi không biết phải xử lý tình huống đó như thế nào bởi các lớp khác không có học sinh nào bị ốm. Việc này chỉ xảy ra ở lớp tôi, nơi có một học viên Pháp Luân Công giảng dạy. Tôi không rõ mình có thể làm gì để xoay chuyển tình thế.

— Từ tác giả

Các Pháp lý đã giúp tôi xoay chuyển tình thế. Là những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, chúng ta có thể vượt qua mọi khó nạn miễn là suy nghĩ của chúng ta đặt vững chắc dựa trên Pháp.

Giảng chân tướng cho các phụ huynh

Tôi công tác trong ngành giáo dục. Tháng Năm năm 2010, một học sinh trong lớp tôi bị mắc bệnh truyền nhiễm và đã lây sang cho những đứa trẻ khác. Để phong tỏa bệnh dịch, những học sinh này được yêu cầu ở nhà và không đến lớp. Điều này nhằm tránh cho toàn trường khỏi bị đóng cửa, nhưng nó lại ảnh hưởng tới danh tiếng của trường và gây ra một vài khó khăn tài chính. Những bậc phụ huynh rất tức giận, và họ dường như muốn đổ lỗi cho tôi. Hiệu trưởng bị chỉ trích gay gắt, và sự chỉ trích đó cũng dồn xuống tôi. Họ đối xử với tôi như thể tôi là nguyên nhân của vấn đề.

Tôi đã tuyệt vọng không biết phải xử lý tình huống này như thế nào. Chỉ các học viên ở lớp tôi, lớp do một học viên Pháp Luân Công giảng dạy bị mắc bệnh. Tôi không chắc mình có thể làm gì để xoay chuyển tình thế này.

Ở nhóm học Pháp, các đồng tu đã chỉ ra rằng là một người tu luyện, tôi cần bảo vệ chúng sinh trong không gian của mình. Vì vậy, một việc như thế này đáng lẽ không nên xảy ra. Họ gợi ý rằng tôi hãy hướng nội để tìm xem chỗ thiếu sót trong suy nghĩ của tôi tại chỗ làm, và sử dụng cơ hội này để giảng chân tướng và tới thăm gia đình những em bị mắc bệnh.

Tôi nhận ra đó là một cách tiếp cận đúng đắn. Trong những chuyến tới thăm gia đình các học sinh, tôi đã sử dụng tiền của chính mình để mua hoa quả cho các em. Tôi nói với các phụ huynh rằng lãnh đạo trường đã nhờ tôi chuyển lời hỏi thăm chia sẻ tới gia đình, và tôi cố gắng nhấn mạnh vào tình hình rộng hơn và nói đó là cách tốt nhất cho những người liên quan.

Tôi cũng giảng chân tướng, nhưng khi làm vậy, tôi nhận thấy mình vẫn hơi lo lắng. Tôi lo rằng các phụ huynh có thể không chấp nhận những gì tôi phải nói, và kết quả là tôi không thể đặt tâm vào việc giảng chân tướng. Sau khi trở về nhà, tôi học Pháp và có thể đề cao suy nghĩ của mình. Từ đó trở đi, tôi có thể tới thăm gia đình các học sinh và nói chuyện với họ với sự từ bi. Tôi nói trôi chảy, tự nhiên và chân thành. Các phụ huynh lắng nghe tôi chăm chú, và tôi có thể trả lời một vài câu hỏi của họ và giúp họ hiểu vấn đề. Kết quả ngày càng khá hơn. Trong quá trình đó, tôi cũng giảng chân tướng và giúp một vài phụ huynh thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tổ chức liên đới của nó. Sau này, khi tôi chuyển lớp, những phụ huynh đã được tôi giảng chân tướng còn gửi tin nhắn cho tôi về những gì họ đã nghe.

Trong những chuyến đi thăm của tôi, các phụ huynh đã có thể bình tĩnh và những người mà từng định mang vấn đề này lên gặp hiệu trưởng đã từ bỏ ý định đó. Như một phụ huynh tâm sự: “Thậm chí nếu chúng tôi không hài lòng với trường, chúng tôi cũng rất cảm động bởi sự quan tâm của cô dành cho lũ trẻ. Cô bị mắc kẹt ở giữa, và phải chịu nhiều áp lực, vì thế chúng tôi không truy tố vấn đề này với lãnh đạo của cô nữa bởi chúng tôi không muốn gây phiền phức cho cô.” Căn bệnh truyền nhiễm đã không còn lan rộng thêm, và những người bị nhiễm bệnh không bị ảnh hưởng nghiêm trọng, vì vậy mọi thứ nhanh chóng trở lại bình thường.

Cải thiện kỹ năng chuyên môn cũng là chứng thực Pháp

Tôi là một trong những giáo viên lâu năm ở trường, và đã được bầu chọn danh hiệu Giáo viên ưu tú của tỉnh. Tôi bắt đầu tập Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1996, và ngay lập tức cố gắng phổ biến môn tập với các đồng nghiệp, vì vậy họ đều biết tôi là một học viên Đại Pháp. Vào tháng Bảy năm 1999, khi Pháp Luân Đại Pháp bị bức hại do sự suy đồi của ĐCSTQ, lãnh đạo trường đã ngừng trao tặng danh hiệu hoặc giao cho tôi các nhiệm vụ quan trọng. Thay vào đó, tôi bị phân biệt đối xử, và kết quả là tôi đã ngừng cố gắng phát triển nghiệp vụ cá nhân, và trở nên bằng lòng với vai trò làm một giáo viên bình thường.
Tuy nhiên, tôi vẫn chịu rất nhiều áp lực. Lãnh đạo trường rất khó tính và họ tỏ rõ cho tôi thấy họ không hài lòng như thế nào. Quan hệ của tôi với các lãnh đạo trường rất căng thẳng, và tôi cảm thấy tuyệt vọng vì tôi tin rằng điều này là do tôi có quá nhiều nghiệp lực. Tôi vẫn chịu đựng những điều đó, nhưng tình hình cũng không được cải thiện. Điều này cũng ảnh hưởng tới việc tu luyện của tôi, bởi vì tôi trở nên lười biếng và không có nhiều động lực. Tôi có cảm giác giống một người thường đã ngừng cố gắng để đạt được thành tựu và chỉ sống cho qua ngày tháng.

Sau đó, thông qua việc học Pháp liên tục, tôi nhận ra trong bất kể hoàn cảnh nào, người tu luyện đều phải làm tốt. Nơi làm việc không phải là ngoại lệ, vì vậy, tôi bắt đầu chú ý hơn trong cách cư xử ở trường và tu luyện bản thân tinh tấn hơn.

Tháng Mười năm 2001, trường tôi thực hiện đánh giá các giáo viên, một phần kết quả đánh giá phụ thuộc vào người trực tiếp dự giờ. Một hôm, các lãnh đạo ở Phòng Nghiên cứu Giáo dục của thành phố tới dự giờ lớp tôi. Tôi đã chuẩn bị sẵn giáo án, nhưng tôi nghĩ vẫn còn nhiều vấn đề với tài liệu và tôi muốn thiết kế một chương trình mới. Tuy nhiên, vị hiệu trưởng đã không chia sẻ quan điểm của tôi, và yêu cầu tôi hãy làm theo giáo án cũ. Cô ấy đồng tình rằng giáo án đó có vấn đề, nhưng cô ấy không dám trực tiếp thay đổi, thay vào đó, cô ấy thích lựa chọn giáo án cũ hơn. Vì vậy, tôi đã tiến hành một bài giảng mà tôi không hoàn toàn tin tưởng.

Kết quả có thể đoán được. Lãnh đạo trường cũng dự giảng và nhận thấy cùng vấn đề mà tôi quan sát được. Người nghiên cứu thiết kế chương trình cũng ở đó, và lãnh đạo trường bắt đầu tranh luận với ông ấy. Sau tiết học, tôi có thể tham gia đôi chút vào cuộc trao đổi về chương trình giảng dạy và bày tỏ quan điểm của mình về chương trình đó. Tôi không thích sự kiêu ngạo của người nghiên cứu, và khi tôi phản hồi, sự kiêu ngạo đó đã được thể hiện ra. Người nghiên cứu rất tức giận, và nói rằng tôi có cách nhìn nhận tiêu cực. Lãnh đạo trường dường như ủng hộ người nghiên cứu, và đã nói xấu tôi. Vị hiệu trưởng muốn chuộc lỗi và lo rằng điều này có thể ảnh hưởng tới kết quả đánh giá của tôi, vì vậy bà ấy đã cho tôi thêm một cơ hội.

Bề ngoài, tôi trông rất bình tĩnh, nhưng trong tâm tôi lại rất buồn. Tôi cảm thấy mình đã sai. Tôi hướng nội và xem lại lời nói, hành động của mình và nghĩ về những gì Sư phụ dạy chúng ta. Sư phụ bảo chúng ta hãy cứu chúng sinh và giảng chân tướng cho phù hợp với chấp trước của người thường, nhưng không được khuấy động mặt tiêu cực của họ.

Là một người tu luyện, trách nhiệm của tôi là cứu chúng sinh. Khi đó, mọi lời nói và hành động của tôi cần phải mở đường cho mục đích này. Vì vậy, tôi phải từ bi với những người quanh mình và cố gắng không tạo ra thêm khoảng cách giữa chúng tôi. Tuy nhiên, tôi nhận ra rằng khi tôi phản hồi về bài giảng, tôi đã không quan tâm tới cảm xúc của những người khác. Tôi chỉ chú ý vào quan điểm của mình. Tệ hơn nữa, sự khó chịu của tôi với người nghiên cứu đã được thể hiện ra trong lời nói của tôi.

Tôi không chỉ là một giáo viên, mà còn là một đệ tử Đại Pháp. Suy nghĩ và hành động của tôi phải phù hợp với các Pháp lý. Cách tôi đối xử với các học sinh của mình và các chúng sinh khác phải được cân nhắc kỹ lưỡng và không thể mù quáng. Trong công việc, tôi chưa có trách nhiệm bởi vì tôi đã chọn sử dụng giáo án mà tôi biết rõ là có vấn đề. Tôi nhận ra tôi còn chưa là một giáo viên tốt, chứ chưa nói tới việc cứu chúng sinh.

Là một người tu luyện, những gì chúng ta làm nên được đánh giá dựa trên Pháp. Ngược lại, quan điểm của người thường và của thế giới học thuật thường thay đổi theo ý kiến số đông. Làm sao một người tu luyện lại chấp trước vào suy nghĩ như vậy? Người tu luyện cần phải nắm bắt thời gian và làm ba việc tốt. Sự thiếu tự tin đã làm tôi do dự, đó là một chấp trước cần phải loại bỏ.

Khi tôi nhận ra tất cả những vấn đề này, chúng lập tức biến mất. Tôi hiểu ra rằng người tu luyện cần mạnh mẽ về những gì họ tin là đúng chứ không chỉ nên làm theo người khác. Quan niệm này phải được đặt và củng cố dựa trên các Pháp lý.

Tháng Bảy năm 2011, nhóm nghiên cứu đó tổ chức cuộc thi giáo viên giỏi cấp thành phố. Các giáo viên ở trường tôi đã rút khỏi cuộc thi với đủ các lý do. Lãnh đạo trường tới đề nghị tôi tham gia vào vị trí còn khuyết và tôi đã đồng ý. Vào thời khắc then chốt, người tu luyện phải bước lên và làm tốt nhiệm vụ của mình. Sư phụ đang cho tôi cơ hội chứng thực Pháp và thiết lập uy đức của bản thân.

Tôi nghiên cứu cách tiếp cận vấn đề một cách rất thấu đáo, và chọn cách tiếp cận có thể tránh được các vấn đề của giáo án gốc. Tôi nghĩ về mọi khía cạnh của giáo án, và cẩn thận lồng ghép các bài giảng đạo đức vào giáo án. Mục đích của tôi là đề cao nhân cách cho các học sinh, đồng thời dạy chúng các môn học ở trường như toán và khoa học.

Khi lãnh đạo trường đăng ký cho tôi tham gia cuộc thi, người phụ trách nghiên cứu đào tạo ở trường tôi phát hiện ra và đã phản đối việc này. Lãnh đạo trường đã cam đoan rằng tôi sẽ làm tốt. Tôi đã có thể bình tĩnh và không bị dao động bởi phản ứng của cô ấy. Tôi chỉ đơn giản là tập trung làm tốt việc giảng dạy, và có trách nhiệm với các học sinh, là coi thử thách này như một cơ hội để tu luyện. Kết quả là, bài giảng của tôi đã diễn ra suôn sẻ. Dưới sự hướng dẫn của tôi, các học sinh đã rất tập trung vào bài giảng. Các giáo viên tới dự giờ có vẻ rất hài lòng.

Sau khi tôi kết thúc bài giảng của mình, người nghiên cứu phụ trách cuộc thi nói rằng cô ấy có thể thấy tôi đã bỏ ra nhiều chất xám vào việc thiết kế giáo án như thế nào, và cho rằng nó rất sáng tạo. Cô ấy cũng nói rằng sự nhiệt tình trong nghiên cứu của tôi và tinh thần cao của tôi trên lớp là những gì mà các giáo viên khác có thể học hỏi. Lãnh đạo trường nói với mọi người rằng tôi là một học viên Pháp Luân Công. Khi các đồng nghiệp kể lại điều này với tôi, tôi rất vui. Tôi đã giành giải nhất thành phố.

Không chỉ làm tốt ở lớp của mình, tôi còn giúp các đồng nghiệp khác khi họ trao đổi với tôi vấn đề họ đang gặp phải. Giáo viên các trường khác cũng bắt đầu tới dự lớp của tôi, lãnh đạo trường đề nghị tôi góp ý kiến, và tôi luôn cố gắng hết sức để giúp.

Họ cũng muốn tôi tham gia vào cuộc thi giáo viên dạy giỏi quốc gia và đề nghị tôi phụ trách một dự án nghiên cứu cấp quốc gia. Thành phố tôi đang sống có một cuộc thi về cải cách phương pháp dạy học. Những người phụ trách dự án nghiên cứu đó dự định dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực giáo dục. Tôi tập trung hơn cho các phương pháp dạy học đang được sử dụng, và làm hết sức để lựa chọn kỹ lưỡng cách tiếp cận của mình dựa trên những nghiên cứu xác đáng.

Miễn là người tu luyện bước đi cho chính, mọi thứ đều có thể được sử dụng để tu luyện và chứng thực Pháp. Tôi tiếp tục giúp các đồng nghiệp hết sức có thể. Mỗi khi họ gặp vấn đề nào đó, tôi sẽ cố gắng giúp họ mạnh mẽ hơn để vượt qua bằng cách sử dụng các Pháp lý, và chia sẻ với họ cách nhìn nhận mà các đồng tu từng chia sẻ. Các giáo viên thường nói: “Chị có một niềm tin vững chắc, và chư vị là một người tốt, vì vậy chúng tôi thấy thật sự may mắn vì có chị.”

Nhờ việc học Pháp tinh tấn và sử dụng mọi cơ hội để tu luyện, trong chưa đầy một năm tôi đã thoát ra khỏi đám sương mù đã vây quanh tôi trong hơn 10 năm. Tôi đã thay đổi từ một người luôn phải phải nhận phê bình của cấp trên thành một người tu luyện có khả năng đối mặt với mọi việc một cách cao thượng và đầy chính niệm. Lãnh đạo và đồng nghiệp ở trường tôn trọng tôi, đặc biệt là các đồng nghiệp đã thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó. Họ đối xử với tôi như chị em gái.

Giờ đây, tôi nhận ra làm một người tu luyện là điều mà các chúng thần ở mọi tầng trong vũ trụ đều ngưỡng mộ. Tuy nhiên, nếu chúng ta không làm tốt, những sinh mệnh đó có thể sẽ không dung thứ cho chúng ta. Đó là bởi vì sự cứu độ của họ phụ thuộc vào việc chúng ta tu luyện thành công. Như Sư phụ giảng:

“Vậy họ bèn để chư vị vấp ngã, chịu khổ, trừ bỏ chấp trước của chư vị, sau đó khiến uy đức chư vị được kiến lập, chư vị tu luyện đến tầng thứ nào đó rồi, chư vị mới có thể cứu họ được, [họ] đều làm như thế cả.” (“Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp- Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC 2011”)

Đó là để nói, chỉ khi chúng ta làm các việc phù hợp với các Pháp lý ở các tầng khác nhau, chúng ta mới được kính trọng. Người tu luyện chỉ có thể trở thành Vua trong thế giới của họ nếu họ làm theo những yêu cầu của Sư phụ.

Giải thể sự can thiệp của ĐCSTQ

ĐCSTQ hủ bại có một lễ kỷ niệm lớn nhân 90 năm ngày thành lập vào tháng Bảy năm 2011. Các lãnh đạo đứng đầu đảng đã chỉ thị cho tất cả mọi người trong ngành giáo dục tổ chức lễ chào mừng long trọng. Khi biết tin này, tôi trở nên rất lo lắng. Tôi có thể làm gì? Nhiều người bị buộc phải tuyên truyền những lời dối trá của ĐCSTQ hủ bại.

Tôi đưa vấn đề này ra trong nhóm học Pháp của chúng tôi, và các đồng tu giúp tôi đề cao cách nhìn nhận. Chúng tôi giải quyết việc giải thể kế hoạch của ĐCSTQ bằng cách phát chính niệm. Tôi thu thập số điện thoại và địa chỉ email của tất cả các đơn vị giáo dục và dịch vụ cộng đồng. Sau đó, chúng tôi gọi điện cho từng người một, gửi tin nhắn hoặc thư giảng chân tướng và để mọi người biết động cơ thực sự phía sau của ĐCSTQ.

Ở trường tôi, mọi giáo viên được yêu cầu tham dự Triển lãm Hội họa và Thư pháp, nơi cảm hứng sáng tác của chúng tôi phải được lấy từ đảng. Tôi bắt đầu phát chính niệm với mục đích giải thể tà đảng suy đồi. Trong lúc làm việc đó, tôi nói với tà đảng rằng tôi là một người tu luyện, và tôi sẽ không bao giờ làm theo nó cả. Tôi nói với tà đảng rằng nếu nó cần có tác phẩm của tôi, tôi sẽ vẽ bức “Cửu kiếm trảm xích long.”

Khi trường tôi bắt đầu thu thập các tác phẩm, không ai tới tìm tôi và không ai nói điều gì.

Sau đó, trường tôi chuẩn bị cho cuộc thi giáo viên xuất sắc, đó là cuộc thi đòi hỏi nhiều loại kỹ năng. Lãnh đạo trường đề nghị tôi tham dự cuộc thi hát, và tôi đồng ý. Tôi muốn để cho một trong các bài hát của Đại Pháp được vang lên trong nhiều không gian. Tôi là người cuối cùng hát, và hầu hết những người đã hát xong đều đã rời đi. Tôi thấy nhiều học viên tới vì có các cuộc thi tiếp theo. Nhiều đồng nghiệp của tôi cũng tới để cổ vũ. Hội trường mà tôi đứng lúc đó bỗng nhiên trở lên rất sống động.

Tôi đã hát bài “Nghĩ về cố quốc”, một ca khúc do các đệ tử Pháp Luân Công sáng tác. Khi tôi hát: “Trời xanh từ bi trong thời khắc hiểm nguy, Đại Pháp chấn động nhân gian tới mang lại thiện tâm cho chúng sinh, Chân-Thiện-Nhẫn trở lại, các giá trị cổ xưa lại được trân quý”, các đồng nghiệp của tôi ngẫu nhiên đứng nắm tay nhau và đung đưa theo điệu nhạc phía sau ban giám khảo. Lãnh đạo và ban giám khảo ngạc nhiên bởi cảnh tượng đó và thể hiện sự trân trọng của họ bằng tiếng vỗ tay nồng ấm. Sau đó, các giáo viên dạy dưới tôi hai lớp nói: “Chúng tôi đều nghe bài hát của chị, nó rất hay. Chúng tôi đã đợi nghe xong trước khi bắt đầu vào lớp dạy.”

Thời gian trôi qua, các lãnh đạo đảng lại muốn tổ chức một sự kiện quy mô lớn khác, và yêu cầu mọi người tổ chức theo nhóm và làm theo cách thức của họ. Tôi đã từ chối tham dự bất kỳ nhóm nào.

Với sự hợp tác của các đồng tu, chúng tôi đã làm suy yếu sự kìm kẹp của ĐCSTQ với người dân Trung Quốc và giải thể một vài lễ chào mừng của nó.

Điều ước của tôi thành hiện thực

Lúc rảnh rỗi, tôi thường dùng điện thoại di động để gửi tin nhắn hoặc gọi điện với nội dung đã được ghi âm trước về chân tướng của cuộc bức hại. Mùa đông rất lạnh, và khi làm việc này tay tôi thường lạnh cóng. Tôi thường nghĩ rằng đi xe buýt của trường có thể là một ý tưởng tốt hơn.
Một vài ngày sau, trường gọi điện cho tôi và nói rằng giáo viên quản lý xe buýt của trường bị ốm và họ đề nghị tôi thay thế vị trí của cô ấy. Tất nhiên, không khó để đoán được câu trả lời của tôi.

Tôi đi xe buýt của trường khắp thành phố hai giờ mỗi ngày. Tôi ghi lại nội dung và thời lượng của mỗi tin nhắn thoại mà tôi để lại. Những người mà tôi không nối máy được, tôi sẽ cố gắng thử lại. Nếu có người nghe toàn bộ một tin nhắn, tôi sẽ chọn một tin khác và thử lại. Nếu có người gác máy trước khi nghe xong, tôi sẽ gửi họ một tin nhắn nói cho họ mục đích của mình, sau đó tôi thử gửi lại một tin nhắn thoại với giọng khác. Tôi cố gắng không bỏ sót một chúng sinh nào.

Sau khi làm xong việc, tôi thường ở lại trường để học Pháp. Cuối ngày khi tôi ra về, hành lang và các cầu thang hầu như đã tối om vì trường đang cố gắng tiết kiệm điện bằng cách tắt các bóng đèn. Tôi phải dùng tay để cảm nhận được lối đi phía trước. Nhưng một ngày, lãnh đạo trường đã đổi ý và để bảo vệ bật đèn muộn hơn. Tôi luôn thấy cảm tạ Sư phụ mỗi khi tôi bước qua những hành lang sáng đèn và đi xuống cầu thang.

Mỗi bước trong sự tu luyện của tôi là kết quả của những an bài từ bi của Sư phụ, cũng như sự giúp đỡ và động viên của các đồng tu.

Con cảm tạ Sư phụ! Cảm ơn các bạn đồng tu!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/11/14/明慧法会–为家长师生讲真相-249020.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/12/5/129868.html
Đăng ngày 9-1-2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share