Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 30-08-2023]

Họ tên: Trâu Tú Cúc (邹秀菊)
Giới tính: Nữ
Tuổi: 63
Thành phố: Đại Liên
Tỉnh: Liêu Ninh
Nghề nghiệp: Nhân viên bán hàng
Ngày mất: Ngày 10 tháng 8 năm 2023
Ngày xảy ra vụ bắt giữ cuối cùng: Ngày 21 tháng 7 năm 2010
Nơi giam cuối cùng: Trung tâm tẩy não thành phố Phủ Thuận

Một người phụ nữ 63 tuổi ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh đã qua đời vào ngày 10 tháng 8 năm 2023, khi đang sống trong cảnh cơ cực để tránh bị cảnh sát bắt giữ vì đức tin của bà tin vào Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSQT) bức hại kể từ tháng 7 năm 1999.

Trước đó, anh trai bà, ông Trâu Văn Chí, đã qua đời ở tuổi 54 vào ngày 16 tháng 10 năm 2000, sau khi bị đánh đập triền miên từ 8 giờ sáng đến khoảng 4 giờ chiều ngày hôm đó bởi nhân viên bảo vệ tại nơi làm việc của ông – Nhà máy sản xuất Alkali của Tập đoàn Đại Liên. Họ nhắm mục tiêu vào ông vì ông không từ bỏ Pháp Luân Công.

Bà Trâu cũng bị tra tấn tàn bạo mỗi lần bị giam cầm chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công, pháp môn tu luyện mà bà tin là đã giúp phục hồi chức năng cho cánh tay phải vốn đã bị tàn tật sau một tai nạn xe hơi. Trong 24 năm của cuộc bức hại, bà đã 2 lần bị kết án lao động cưỡng bức và nhiều lần bị giam ở các cơ sở giam giữ khác nhau. Trong những khoảng thời gian bà không bị giam giữ, cảnh sát địa phương và viên chức khu dân cư đã theo dõi bà và sách nhiễu tại nhà bất cứ lúc nào họ muốn, thậm chí cả vào nửa đêm.

Cảnh sát từng nói với bà: “Bà sẽ là người đầu tiên chúng tôi tìm đến mỗi khi có chỉ tiêu về việc bắt giữ các học viên Pháp Luân Công“.

Bà Trâu bị buộc phải sống xa nhà trong những năm gần đây và qua đời trong cảnh túng thiếu, không có nơi ở ổn định.

Bản án lao động cưỡng bức 1 năm 2 thángtnăm2001đếnnăm2002

Bốn người của Đồn Công an đường Trung Nam đã đột nhập vào nhà bà Trâu vào tháng 4 năm 2001. Họ không xuất trình lệnh khám xét và tịch thu tất cả sách Pháp Luân Công của bà. Họ ra quyết định tạm giam hình sự bà ở trogn Trại tạm giam thành phố Đại Liên.

Vụ bắt giữ bất ngờ này khiến bà Trâu bị suy sụp tinh thần. Trong một thời gian, bà không thể suy nghĩ được gì và khó ngủ vào ban đêm.

Thời điểm đó, hơn một nửa số người bị giam trong trại giam là các học viên Pháp Luân Công bị chính quyền nhắm mục tiêu chỉ vì đức tin của họ. Buồng giam nào cũng chật chội đến nỗi người bị giam chỉ có thể nằm nghiêng người khi ngủ. Những ai đi vệ sinh vào lúc nửa đêm, khi quay lại buồng giam sẽ thấy chỗ ngủ của họ đã bị người khác chiếm mất.

Sau 40 ngày bị giam trong trại, bà Trâu bị Công an thành phố Đại Liên phạt 1 năm lao động cưỡng bức, nhưng bà không phải chấp hành án ngay vì sức khỏe yếu. Cảnh sát lại bắt giữ bà sau 40 ngày cho bà được tạm tha y tế, sau khi có người tố giác bà đang phát tài liệu thông tin Pháp Luân Công. Họ cộng thêm 2 tháng vào bản án lao động cưỡng bức của bà và đưa bà vào Trại Lao động thành phố Đại Liên.

Để đạt được một “tỷ lệ chuyển hóa” nhất định (tỷ lệ phần trăm học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bị cưỡng chế phải từ bỏ đức tin của họ), lính canh trại lao động đã sử dụng nhiều thủ đoạn tra tấn khác nhau đối với các học viên. Ngoài ra, họ đưa ra các “phần thưởng” như giảm thời hạn giam giữ để xúi giục và khuyến khích các tù nhân hình sự “làm việc” với các học viên.

Bởi bà Trâu vẫn kiên định vào đức tin của mình, lính canh đã biệt giam bà với hai tay còng sau lưng. Họ ra lệnh cho bà phải đứng trong thời gian dài và các tù nhân được giao nhiệm vụ giám sát bà đã đánh vào chân bà mỗi khi bà cử động.

Sau đó lính canh đã ép bà đội mũ đấm bốc và treo bà trong một chiếc lồng kim loại cỡ lơn. Tiếp theo, họ ra lệnh cho hai tù nhân nhấc hai chân của bà lên và kéo để hai chân dạng ra xa nhất có thể nhằm khiến bà đau đớn tột cùng.

Bà Trâu đã tuyệt thực để phản kháng và bị bức thực. Bác sỹ trại lao động đã hướng dẫn hơn 10 tù nhân ghì chặt bà xuống và bịt miệng bà, sau đó nhét một ống truyền thức ăn qua lỗ mũi của bà. Đến khi bà gần tắc thở vì ngạt, các tù nhân mới nới lỏng tay đối với bà. Ngay khi bà có vẻ ổn hơn một chút, các tù nhân lại tiếp tục cố nhét cái ống vào miệng bà. Khi bà nghiến chặt răng, họ cạy miệng và trực tiếp đổ bột ngô vào miệng bà. Lính canh Uyển Linh Nguyệt và Hàn Kiến Mân cũng có mặt để chỉ đạo việc bức thực cùng với bác sĩ của trại lao động.

Lính canh cưỡng ép bà Trâu và các học viên khác phải lao động cường độ cao, chẳng hạn như thêu khăn trải giường, may quần áo bằng vải cotton và buộc nút rong biển cho các công ty thương mại quốc tế.

Thân thể bà Trâu trở nên vô cùng yếu ớt do bị tra tấn và lao động cưỡng bức nặng nhọc.

Bản án 2 năm lao động cưỡng bức từnăm2005 đếnnăm2007

Bà Trâu lại bị bắt vào tháng 4 năm 2005 khi đang phát tài liệu thông tin Pháp Luân Công. Cảnh sát tham gia vào vụ bắt giữ đến từ Đồn Công an khu Mậu dịch miễn thuế Đại Liên (ở quận Cẩm Châu của thành phố) đã đưa bà đến Trại tạm giam Đại Liên. Tại đây, bà từ chối cung cấp mẫu nước tiểu trong quá trình kiểm tra thể chất bắt buộc và một trong những cảnh sát tham gia vụ bắt giữ đã lấy mẫu nước tiểu của anh ta và xem nó thành của bà. Sau khi biết chuyện, bà đã xé tờ giấy xét nghiệm. Cảnh sát túm cổ áo bà và kéo bà vào xe cảnh sát. Sau đó họ đưa bà trở lại Trại tạm giam và giam bà ở đó.

Bị tra tấn ở trong trại tạm giam Đại Liên

Lính canh trại đã còng tay bà Trâu 24/24 vì bà từ chối mặc đồng phục tù nhân. Bà đã tuyệt thực để phản kháng và họ tra tấn bà bằng phương thức “vòng tròn gắn sàn”. Họ bắt bà phải quỳ xuống với hai tay bị còng ra sau lưng và hai chân bị cùm. Còng tay và cùm chân được nối với nhau và gắn vào giường. Khi bà bị bất động ở tư thế này, lính canh yêu cầu các tù nhân khác phải hứng nước tiểu và phân của bà. Họ ghét làm công việc “bẩn thỉu” như vậy nên oán trách bà đã khiến họ đau khổ. Họ trút cơn giận bằng cách lăng mạ và chửi rủa bà.

Trong khi bà Trâu vẫn đang bị tra tấn bằng thủ đoạn “vòng tròn gắn sàn” này, lính canh còn bức thực bà bằng bột ngô lạnh và cố tình để ống truyền thức ăn lại trong dạ dày bà sau mỗi lần bức thực. Kết quả là, bà vô cùng đau đớn vì bị tra tấn bức thực, tay chân bị sưng phù và tê liệt do bị tra tấn bằng thủ đoạn “vòng tròn gắn sàn”.

Tra tấn trên giường chết ở trong trại lao động

Khoảng 20 ngày sau, vào tháng 5 năm 2005, bà Trâu bị kết án 2 năm lao động cưỡng bức và bị chuyển đến Trại Lao động Mã Tam Gia, ở đó bà lại tiếp tục bị tra tấn.

2019-6-16-2013-12-22-sypt-163.jpg

Tranh vẽ minh họa phương thức tra tấn: giường chết

Bà Trâu đã tuyệt thực vào tháng 5 năm 2006 và bị trói vào “giường chết”. Sau đó, lính canh cạy miệng bà bằng một dụng cụ mở miệng và để nhưng vậy 8 tiếng mỗi ngày trong 23 ngày liên tiếp. Khi lính canh Mã Cát Sơn điều chỉnh dụng cụ cạy miệng, anh ta đã làm gãy một chiếc răng của bà Trâu. Máu chảy ra từ miệng bà nhưng anh ta liền bỏ đi. Sau đó, anh ta nói dối rằng bà Trâu đã tự làm gãy răng của mình, trong khi thực tế là bà đã nằm bất động trên giường và không thể dùng tay hay dụng cụ gì để tự làm gãy răng của mình.

Sau đó, bà Trâu kể lại những gì đã xảy ra khi bà nằm trên giường chết và bị bức thực:

“Mã Cát Sơn đã cạy miệng tôi khiến nó mở rộng đến mức tối đa. Tôi cảm thấy như mình sắp chết ngạt. Nhịp tim của tôi trở nên bất thường và tôi cố gắng dùng mũi để tạo ra tiếng động. Một bác sỹ nhận thấy điều đó và kiểm tra mạch của tôi. Anh ta ngay lập tức bảo lính canh tháo dụng cụ mở miệng ra và cứu sống tôi. Tuy nhiên, vài ngày sau, Mã Cát Sơn lại cạy miệng tôi. Tôi đã cắn chặt dụng cụ mở miệng để ngăn anh ta mở nó rộng hơn. Tôi bị hành hạ như vậy 8 tiếng một ngày với dụng cụ mở miệng đang mở và để trong miệng. Tay chân của tôi vẫn bị trói trên giường chết và một chiếc máy ghi âm đang phát các chương trình phỉ báng vu khống Pháp Luân Công ngay cạnh đầu tôi. Các cửa sổ đều được che bằng giấy báo ngoại trừ một lỗ nhỏ để người khác có thể nhìn thấy tôi từ bên ngoài, còn tôi không thể nhìn thấy họ”.

Mã còn nghĩ ra những cách độc ác hơn để tra tấn bà Trâu. Anh ta chỉ bức thực bà bằng một bát nhỏ bột ngô mỗi ngày bằng cách điều chỉnh kích thước của dụng cụ mở miệng lên xuống liên tục để kiểm soát dòng chảy của bột ngô. Với mỗi lần thay đổi kích thước như vậy, bà Trâu lại đau đớn cùng cực.

Bà kể lại: “Việc dụng cụ mở miệng mở ra tối đa có thể khiến người ta bị ngạt thở mà chết, vì cổ họng của người đó sẽ bị tắc hoàn toàn và chỉ có thể thở bằng mũi. Nếu một người có miệng nhỏ, môi của họ sẽ nứt rách ngay khi đưa dụng cụ mở miệng vào. Vì tôi cắn mạnh dụng cụ mở miệng suốt 8 tiếng mỗi ngày để ngăn nó banh ra to hơn nên dây kim loại của dụng cụ mở miệng đã cứa vào miệng tôi. Mỗi ngày tôi chỉ được phép đi vệ sinh một lần với chiếc dụng cụ đó ở trên miệng.”

Sau khi Mã làm gãy răng của bà Trâu, bà phản kháng và lính canh Lưu Dũng đã trách móc bà: “Bà thực sự không biết lớn biết nhỏ khi dám phàn nàn lính canh Mã với giám đốc trại lao động. Anh ta chỉ làm gãy một chiếc răng của bà thôi mà, có đáng gì. Tôi cho bà hay, nếu anh ta có làm gãy 5 hay 10 chiếc răng của bà thì cũng không sao hết. Bà cứ việc đi kiện cáo anh ta nếu muốn. ĐCSTQ là đảng cầm quyền và đảng nói gì thì là thế“.

Lưu Dũng thậm chí còn quát bà trước mặt hơn 20 học viên khác: “Bà Trâu Tú Cúc, để tôi kể cho bà nghe về Lý Bảo Kiệt. Cô ta đã chết sau khi bị bức thực và gia đình cô ta đã thuê luật sư để nói lý lẽ với chúng tôi. Đoán xem? Tôi mới nói được vài câu thì luật sư đó đã sợ hãi mà bỏ đi. Đánh chết thì cũng chỉ tính là tự sát, bà hiểu không? Lần này chưa đánh chết ai trong số các bà, thì cũng xem như là các bà có phước rồi đó!”

Cô Lý bảo Kiệt là một học viên Pháp Luân Công. Cô bị bức thực ở trong trại lao động này vào ngày 7 tháng 4 năm 2005. Cô bất tỉnh sau khi bị nghẹn và được đưa đến bệnh viện. Trại lao động thông báo cho gia đình đến đón cô vào ngày hôm sau. Cô Lý đã chết trên đường về nhà, khi mới 33 tuổi.

Mùa hè năm 2006, bà Trâu và ba học viên khác đã từ chối lao động cưỡng bức hoặc mặc đồng phục tù nhân. Lính canh Mã trói họ vào giường chết trong nhiều ngày với miệng bị mở ra bằng dụng cụ mở miệng. Anh ta cưỡng chế họ uống nước ba lần một ngày nhưng không cho họ đi vệ sinh.

Các hình thức tra tấn khác ở trong trại lao động

Lính canh Vương Thụ Chính có lần đã đẩy bà Trâu vào gầm giường với hai tay bị còng. Anh ta không cho phép bà sử dụng nhà vệ sinh hoặc thay đổi tư thế. Anh ta đánh bà rất mạnh khiến mặt bà sưng tấy trong nhiều ngày. Hơn nữa, bà không được cho ăn bất cứ thứ gì trong thời gian đó.

Bà Trâu từng bị treo lên hơn 40 ngày, từ hơn 5 giờ sáng đến 3 giờ sáng hàng ngày. Bà không được phép đánh răng, tắm rửa hay thay quần áo trước khi bị treo lên.

Ngày 9 tháng 1 năm 2006, bà Trâu đi ngủ muộn hơn một chút so với yêu cầu và bị lính canh Bùi Phượng gọi ra hành lang. Người này ra lệnh cho bà nghe đoạn ghi âm vu khống Pháp Luân Công. Bà Trâu từ chối làm theo và trở về buồng giam của mình. Sau đó, Bùi ra lệnh cho các tù nhân Trương Mai và Cao Ngọc Trân kéo bà tới một phòng chứa đồ, bắt bà ngồi trên một chiếc ghế kim loại trong 4 ngày. Lính canh cũng liên tục phát các đoạn ghi âm bôi nhọ Pháp Luân Công ở cạnh bà. Bà cũng không được uống nước hay nói chuyện với bất cứ ai.

Hơn 1tháng ở trong trung tâm tẩy não vào năm 2010

Ngày 21 tháng 7 năm 2010, bà Trâu bị công an Triệu của Đồn Công an Hoa Trung (ở quận Cam tỉnh Tử, thành phố Đại Liên) bắt giữ. Anh ta đưa bà đến Trung tâm Tẩy não thành phố Phủ Thuận và bà bị giam ở đó cho đến ngày 27 tháng 8 cùng năm.

Bài liên quan bằng tiếng Anh:

Snapshot of Lawsuits Against Jiang Zemin Received by Minghui on August 5, 2015

Police Torture Practitioner Zou Wenzhi from Dalian City to Death; Officials Try to Buy His Family Members’ Silence

Mr. Zou Wenzhi, Employee of Dalian City Chemical Factory, Beaten to Death by Factory Security Guards for Practicing Falun Dafa

AI: CHINA: TORTURE AND DEATHS CONTINUE

Three Practitioners Were Persecuted to Death in Dalian, Liaoning

AFP: Six Falungong members reported dead in Chinese police detention

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/8/30/464739.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/9/1/211113.html

Đăng ngày 23-09-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share