Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 13-06-2023] Trong cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp kéo dài 24 năm qua ở Trung Quốc, Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang được chỉ định là nơi giam giữ các nữ học viên của tỉnh.

Hầu hết học viên bị giam giữ tại khu 8, khu 9 và khu huấn luyện tăng cường. Lính sẽ canh tra tấn họ cho đến khi họ suy sụp và từ bỏ đức tin của mình. Những hình thức tra tấn bao gồm ngồi bất động trên một chiếc ghế đẩu nhỏ trong nhiều giờ đồng hồ, đánh đập tàn nhẫn và kéo dài thời hạn giam giữ một cách tùy tiện. Thậm chí, lính canh vẫn tiếp tục những người đã đồng ý từ bỏ đức tin sau khi không thể chịu đựng được sự tra tấn thể chất lẫn tinh thần.

Những học viên hiện đang bị giam trong khu 9 gồm bà Ngô Lệ Hoa, bà Lưu Huy, bà Tả Thành Hoa, bà Trương Tú Anh, bà Thạch Thành Kiệt, bà Lưu Diễm Vĩ (ở thành phố Phú Cẩm), bà Cảnh Ngọc Hoa (ở thành phố Giai Mộc Tư), bà Hồ Thanh Tồn (ở thành phố Cáp Nhĩ Tân) và bà Thôi Phượng Lan (bị kết án 15 năm tù). Hiện vẫn chưa có thông tin về danh tính của những học viên khác. Bởi lính canh hạn chế giao tiếp giữa các học viên nên rất khó để thu thập thông tin về họ.

Lính canh không chỉ là người duy nhất tra tấn học viên ở trong nhà tù. Nhiều tù nhân, còn được gọi là cộng tác viên, đã cùng với lính canh tra tấn học viên để được đối xử tốt hơn hoặc được trả tự do sớm hơn. Tiêu Thục Phân, phó trưởng khu 9 từng nói rằng tra tấn các học viên là “hợp lý và hợp pháp”.

Những học viên bị giam giữ tại khu 9 trong vài năm qua gồm bà Lưu Ngọc Mai, bà Hoàng Đào, bà Tô Khôn, bà Lưu Diễm Nhất, bà Lý Xuân Huy, bà Hạ Lệ Anh, bà Hầu Hiểu Diễm, bà Dương Thục Cầm, bà Lý Hương Lan, bà Trương Khuê Hoa, bà Hạ Thái Vân, bà Dương Lệ Mai, bà Hác Hồng Vân và bà Hác Minh Mỵ.

Sau đây là một phần trong số những dụng cụ dùng để tra tấn các học viên trong khu 9 của nhà tù.

1. Ngồi bất động trên ghế đẩu nhỏ trong thời gian dài

Một học viên từ chối ký tên vào tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Đại Pháp sẽ phải ngồi bất động trên ghế đẩu nhựa nhỏ suốt cả ngày. Hai chân của học viên phải khép sát vào nhau, lưng thẳng và hai tay đặt trên đầu gối. Tay của học viên không được phép vươn ra ngoài chu vi của một viên gạch hình vuông.

Sự tra tấn này khiến cho học viên bị căng cơ cực độ. Xương hông của bà Đàm Ngọc Nhị bị tổn thương bởi sự tra tấn này. Bà không thể đi lại bình thường và không kiểm soát được việc đại tiểu tiện. Bà Lưu Huy phải ngồi trên ghế đẩu từ 4h tới 22h mỗi ngày. Bởi bà không được phép nghỉ ngơi, các cộng tác viên đã giám sát bà cả ngày lẫn đêm, điều này càng khiến họ ngược đãi bà nghiêm trọng hơn. Sau đó, bà đã bị tăng huyết áp vì căng cơ.

615018030724d316cd076f882c061de0.jpg

Minh họa tra tấn: Ngồi bất động trên ghế đẩu nhỏ

2. Lính canh phê chuẩn cho các cộng tác viên tra tấn học viên

Gia đình các cộng tác viên đã mua chuộc chức trách nhà tù để họ được đối xử đặc biệt. Họ không phải lao động cường độ cao trong nhà xưởng giống như các tù nhân khác. Công việc duy nhất của họ là tìm cơ hội được trả tự do sớm hơn bằng cách giám sát và tra tấn học viên Pháp Luân Đại Pháp.

Cộng tác viên có thể tùy ý kéo dài thời gian ngồi trên ghế đẩu nhỏ cho học viên. Khi một học viên lên tiếng phải đối tra tấn, cộng tác viên đôi khi còn bắt học viên ngồi từ 4h tới nửa đêm.

Cộng tác viên còn cấm học viên nói chuyện với hay nhìn các học viên khác. Nếu học viên làm điều đó, cộng tác viên sẽ lăng mạ họ.

Khi bà Ngô Lệ Hoa bị mất kiểm soát đại tiểu tiện do bị tra tấn, cộng tác viên Vu Huy đã hạn chế số lần đi vệ sinh của bà bằng cách yêu cầu bà ăn uống ít đi.

Vu còn đánh đập bà Diêm Hỷ Hoa (ngoài 70 tuổi, người thành phố Song Áp Sơn) và véo mặt của bà.

Các cộng tác viên đánh đập bà Lý Xuân Diễm nhiều lần trong 1 ngày vì bà từ chối ký tuyên bố từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Một số cố tình đánh vào xương chày của bà. Một cộng tác viên còn từng dùng móc áo đánh vào mu bàn tay của bà mạnh đến mức khiến mắc áo bị gãy.

Cộng tác viên đánh đập và tra tấn bà Đàm Ngọc Nhị trong căn phòng không có camera giám sát. Sự đánh đập tàn bạo tới mức khiến bà Đàm bị co giật và bất tỉnh.

3. Câu kết với thẩm phán địa phương

Các chức trách nhà tù đã câu kết với một tòa án địa phương để bức hại bà Lưu Diễm Hoa ở thành phố Đại Khánh. Theo dự kiến bà Lưu sẽ được về nhà vào tháng 4 năm 2023, nhưng ngay trước đó bà đã nhận được thông báo về việc phạt bổ sung của Tòa án thành phố Đại Khánh, trong đó nói rằng án tù của bà bị kéo dài hơn 2 năm.

4. Kéo dài việc tra tấn đối với các học viên từ bỏ đức tin trái với mong muốn của họ

Cộng tác viên tra tấn học viên và nói với họ rằng nếu họ từ bỏ đức tin, họ sẽ được đối xử tốt hơn. Tuy nhiên, điều này không luôn luôn đúng. Những học viên ký tuyên bố từ bỏ vẫn phải ngồi yên trên ghế đẩu nhỏ suốt cả ngày, ngoại trừ việc họ được phép duỗi chân và nghỉ ngơi vào buổi trưa và trong các ngày lễ. Những học viên này vẫn không thể đi nhà vệ sinh mà không báo cáo với lính canh và vẫn không thoát khỏi bị đánh đập.

Những học viên ký tên vào tuyên bố bất luyện sẽ bị người của Phòng 610 “sát hạch” một lần nữa. Họ hỏi các học viên có thực sự từ bỏ đức tin của mình hay không. Nếu học viên nói rằng họ buộc phải ký tuyên bố bất luyện vì bị tra tấn, họ sẽ chịu thêm một đợt trả thù tàn ác khác.

Ngay trước khi được trả tự do, bà Lưu Hiểu Ảnh đã viết một bản “Nghiêm Chính Thanh Minh” để vô hiệu hóa những cam kết mà bà đã ký và tuyên bố rằng bà sẽ tiếp tục tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Khi bà chuyển bản Nghiêm chính thanh minh cho lính canh, họ đã ngay lập áp dụng quản lý nghiêm ngặt đối với bà và đánh đập bà.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/6/13/461925.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/6/27/210065.html

Đăng ngày 16-07-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share