Bài viết của Tuyết Liên, một đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc
[MINH HUỆ 13-06-2023] Sau khi Minh Huệ Net công bố bài viết kêu gọi gửi bài chia sẻ kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 2023, tôi đã chia sẻ thể ngộ của mình với các đồng tu cao tuổi ở địa phương, hy vọng mọi người có thể nói ra những kinh nghiệm và thụ ích nhận được từ Đại Pháp, bày tỏ lòng cảm ân đối với Sư phụ Lý (nhà sáng lập Pháp Luân Đại Đại Pháp)
Sau vài ngày, các đồng tu cao tuổi đều lục tục viết xuống những thụ ích và cảm thụ của bản thân trong Đại Pháp. Hôm đó, trong khi đang ở nhà đọc các bài giảng Pháp của Sư phụ ở các nơi, tôi nghe thấy tiếng gõ cửa. Tôi nhìn thấy đó là một đồng tu cao tuổi. Tôi nhanh chóng mở cửa cho bà ấy vào. Bà ấy lấy ra bài viết của mình và đề nghị tôi giúp chỉnh sửa và gửi lên Minh Huệ. Bà ấy nói do không biết cách dùng từ, nên nội dung viết ra cũng chưa được tốt. Tôi nói rằng không sao cả, viết bài là tốt rồi.
Lúc này, tôi đọc bài viết và thấy rằng nó khá lộn xộn. Thậm chí có cả những câu nửa vời chưa diễn đạt đủ ý. Thấy vậy, tôi bảo bà ấy đừng vội rời đi. Tôi đề nghị bà ấy để tôi đánh máy lại, sau đó chúng tôi cùng kiểm tra một chút trước khi chỉnh sửa bài. Bà ấy đồng ý.
Sau đó tôi nhanh chóng đọc cả bài chia sẻ, đồng tu ở bên cạnh không ngừng nói rằng mình viết không tốt. Tôi vừa nghe vừa dùng máy tính gõ từng từ. Sau một lúc gõ máy tính, tôi thở dài, cảm thấy mất kiên nhẫn và nói: “Chị à, chị tới đây chính là để giúp tôi đề cao tâm tính.” Bà ấy cười.
Lúc này trong tâm tôi đã khởi lên một số suy nghĩ. Trong khi vừa đọc vừa gõ máy tính, miệng tôi liên tục nói, trước đây khi tôi đánh máy các bài chia sẻ, tôi chỉ phải sửa một vài từ chỗ này chỗ kia, hoặc đồng tu phải đánh máy xong bài viết và tôi chỉ cần gửi cho Minh Huệ Net. Trong tâm tôi bắt đầu cảm thấy phiền.
Tôi biết rằng mình đã làm điều gì đó sai và phải hướng nội. Tuy nhiên tôi vẫn cảm thấy bế tắc. Tôi tự nhủ, cho dù thế nào, đầu tiên tôi nên đánh máy xong đã. Tôi tiếp tục đánh máy. Vừa làm tôi vừa hỏi bà ấy những câu hỏi như: “Đoạn này viết về điều gì? Có nghĩa gì? Phần này dường như chưa diễn đạt rõ ý.” Sau đó tôi bắt đầu phàn nàn về một số phần không rõ ràng và bắt đầu cảm thấy bực bội. Khi tôi xem kỹ hơn nội dung của bài viết, tôi thậm chí còn nói rằng: “Tại sao lúc ấy chị không làm như thế này?”
Cuối cùng, khó khăn lắm tôi mới đánh máy xong hai bài chia sẻ của bà ấy. Tôi nói: “Chị à, sao chị chưa đặt tiêu đề cho các bài chia sẻ.” Bà ấy nói rằng không biết nên đặt tiêu đề như thế nào.
Tôi hỏi: “Chị đã bao giờ thấy bài chia sẻ nào trên Minh Huệ mà không có tiêu đề chưa? Chúng ta không thể gửi bài chia sẻ mà không có tiêu đề như thế này.” Bà ấy nói: “Đúng, tôi biết nhưng tôi không biết viết tiêu đề như thế nào.” Sau đó tôi giúp bà ấy chọn một tiêu đề và nhận được sự đồng ý của bà ấy.
Hai bài chia sẻ giờ đã được đánh máy xong và có tiêu đề. Tôi bắt đầu bình tĩnh trở lại, nhưng vẫn cảm thấy mất kiên nhẫn và không thiện.
Sau khi đánh máy xong bài chia sẻ, tôi nói chuyện với bà ấy một lúc. Trong quá trình đó, tôi không ngừng trách móc bà ấy, chất vấn bà ấy tại sao không làm như thế này hoặc như thế kia. Tôi cũng nói với bà ấy tôi hiểu vấn đề dựa trên thể ngộ của mình vào Pháp ra sao và tôi thậm chí yêu cầu bà ấy đọc các bài chia sẻ kinh nghiệm tu luyện từ các đồng tu khác. Bà ấy nói không biết tại sao không thể diễn đạt được cảm xúc của bản thân.
Sau khi bà ấy rời đi, tôi bắt đầu hướng nội tìm sơ hở trong tâm tính của mình. Tại sao tôi lại cư xử như vậy? Tôi có đang phân biệt đối xử với đồng tu cao tuổi này không? Tôi cảm thấy mình chưa hướng nội đủ sâu. Sau đó tôi nhớ lại đoạn Pháp mà Sư phụ giảng:
“Có lúc chư vị nhìn thấy người nhặt rác kia, lùi về quá khứ, chư vị sẽ phát hiện ông ấy trước đây là một vị Thần cự đại trong vũ trụ, nhưng ở trong mê, trong luân hồi chuyển sinh, ông ấy hoàn toàn mê lạc rồi, mê đến cái gì cũng không còn biết, thậm chí rất nhiều sinh mệnh trong luân hồi rất phẫn nộ bất bình đối với tình cảnh của mình, hoàn toàn không biết sứ mệnh của mình là đến để làm gì.” (Thế nào là đệ tử Đại Pháp, Giảng Pháp tại các nơi XI)
Tôi cảm thấy xấu hổ về bản thân mình. Thực ra tôi đã dùng chất lượng của bài chia sẻ để đánh giá bà ấy. Bà ấy có thể là một sinh mệnh cao tầng hạ thế để tu luyện, và có thể tu luyện Đại Pháp là một vinh diệu lớn lao. Chỉ là trong thế giới phàm trần này, ở lần luân hồi chuyển sinh này, dưới chế độ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bà ấy không có cơ hội được học hành. Vì vậy mỗi đệ tử Đại Pháp có thể diễn đạt bao nhiêu và viết ra được bao nhiêu có thể không giống nhau. Đôi khi, chúng ta có thể hiểu được nguyên lý nhưng lại không thể diễn đạt thành lời. Khi tâm tính của chúng ta đạt tới tầng thứ nhất định, Sư phụ sẽ khai mở trí huệ cho chúng ta. Sư phụ sẽ gia trì cho mỗi đệ tử.
Tôi nghĩ rằng các bài chia sẻ trên Minh Huệ đều diễn đạt và miêu tả chi tiết rất tốt. Đó là bởi vì các học viên đã tu luyện đến tầng thứ đó, hoặc các học viên có một số thiếu sót trong tu luyện có thể hiểu điều đó một cách rõ ràng và có thể giúp họ tìm ra những thiếu sót căn bản của mình. Nhưng tôi lại không thể diễn đạt thành lời hay diễn đạt kinh nghiệm tu luyện của mình trong suốt thời gian qua, tôi đã dần dần hình thành thói quen sử dụng chất lượng các bài chia sẻ của các học viên để đánh giá họ. Tôi cũng không thể diễn đạt bản thân một cách rõ ràng và tôi cũng cảm thấy lo lắng về điều đó. Nhưng tôi vẫn phàn nàn rằng các học viên lớn tuổi không thể làm vậy. Thực ra chỉ có thông qua học Pháp và tu luyện vững chắc thì bản tính tiên thiên của chúng ta mới được bộc lộ.
Buổi tối, trong khi đang luyện bài công pháp thứ hai, tôi lại nghĩ đến vấn đề này. Tôi cảm thấy mình chưa hướng nội đủ sâu. Vì thế tôi đã đào sâu hơn vào chi tiết và phát hiện ra mình còn có những chấp trước khác nữa, ví dụ như phân biệt đối xử với những người khác nhau, coi thường người khác, sợ gặp rắc rối, phàn nàn, và cười nhạo người khác. Khi nói chuyện, tôi thường nói về bản thân mình, luôn cố gắng thuyết phục người khác đồng ý với thể ngộ của bản thân về các Pháp lý. Tôi thường hỏi người khác để thấy được điều đó dễ như thế nào và tôi đã diễn đạt thể ngộ của mình rõ ràng ra sao, đều là để chứng thực bản thân. Tôi cũng còn nhiều chấp trước, ví dụ như tâm hiển thị. Còn có những chấp trước khác mà tôi còn chưa phát hiện ra.
Tôi bắt đầu thực sự thấy xấu hổ về bản thân mình. Tôi là một người tu luyện, làm sao tôi có thể nói với một đồng tu lớn tuổi như vậy, chỉ trích và phàn nàn về bà ấy? Từ quan điểm của một người tu luyện, chẳng phải chúng ta cần biết nghĩ cho người khác sao? Tôi thực sự cảm thấy mình luôn nói muốn tu luyện tốt, nhưng bản thân lại tu luyện không vững chắc. Tôi luôn luôn hướng ngoại một cách vô thức khi có vấn đề phát sinh.
Càng suy nghĩ về điều này tôi càng thấy mình đã sai. Vì vậy tôi thầm nói với Sư phụ: “Con đã sai rồi.” Nghĩ về quá trình đồng tu lớn tuổi viết xuống về việc bà ấy vượt qua ma nạn, nếu tôi ở trong tình huống đó, có lẽ tôi sẽ nổi nóng và tranh đấu với tất cả mọi người. Tuy nhiên, đồng tu lớn tuổi không làm như vậy. Bà ấy đã đối đãi với sự việc một cách hoà ái.
Bà ấy nhờ tôi giúp đỡ để hoàn thành bài chia sẻ bởi vì bà ấy không biết diễn đạt và miêu tả như thế nào cho đầy đủ. Càng nghĩ tôi càng thấy mình thiếu sự bao dung và tôi đã không cư xử như một người tu luyện. Bà ấy rất bối rối, nhưng để chứng thực Pháp bà ấy vẫn lấy hết can đảm để viết xuống về việc bản thân đã vượt qua những thiếu sót và đề cao vẻ đẹp của việc chứng thực Pháp. Cho dù bà ấy viết tốt hay viết dở như thế nào, tôi cũng nên động viên bà ấy, giúp bà ấy sửa chữa những thiếu sót trong bài chia sẻ một cách từ bi để hai chúng tôi đều có thể tinh tấn trong tu luyện và đề cao tâm tính cùng nhau. Tôi không nên khiến cho bà ấy cảm thấy bối rối vì phải nhờ tôi giúp.
Nghĩ tới những điều này, hai mắt tôi ngấn lệ. Tôi nghĩ rằng tôi nên xin lỗi đồng tu lớn tuổi và nói với bà ấy không nên cảm thấy nản chí. Mỗi học viên mà tôi gặp đều có những điểm sáng riêng của họ.
Trong tu luyện không có việc gì là quá nhỏ. Sau những ngày tôi tập trung học Pháp, Sư phụ đã để đồng tu cao tuổi đó tới để giúp tôi phát hiện ra những nhân tâm của mình, kịp thời phơi bày nó ra và xả bỏ nó. Hôm nay quả thực tôi phải cảm tạ vị đồng tu lớn tuổi.
Con xin cảm tạ an bài của Sư phụ!
Nếu có điều gì chưa phù hợp, xin các đồng tu từ bi chỉ ra.
Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/4/3/458370.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/6/13/209860.html
Đăng ngày 29-08-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.