Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục
[MINH HUỆ 26-03-2023] Gần hai năm qua, thông qua tiếp xúc và giao lưu với các đồng tu ở các tầng thứ khác nhau, tôi đã phát hiện ra một vấn đề – chỉ cần thường ngày có thể chú ý đến nhất ngôn nhất hành của bản thân sao cho phù hợp với Pháp, gặp vấn đề liền tìm thiếu sót ở bản thân, thì những đồng tu này đều không bị đi đường vòng và không bị can nhiễu trong tu luyện. Đặc biệt là trong gia đình, có thể nghiêm túc đối đãi với hết thảy, thời khắc bảo trì đầu não thanh tỉnh – ý thức bản thân không phải là người thường, không thể tranh luận “đúng, sai” với người thường, gặp bất kể việc gì đều không chỉ trích, oán trách người khác, mà tìm ở bản thân, hướng nội vô điều kiện. Như vậy sẽ không bị đi đường vòng, tương đối mà nói hoàn cảnh cũng sẽ thoải mái, cơ bản không hề có can nhiễu.
Ngược lại, có đồng tu ở hoàn cảnh gia đình vốn thân thuộc nhất ấy, đối diện với thân nhân vốn đã hiểu nhau, hơn nữa qua thời gian lâu đối với người nhà đã hình thành quan niệm, gặp mâu thuẫn hoặc sự việc không thuận tâm, lại luôn dùng quan niệm của người thường mà chỉ trích và oán trách một hồi: đừng làm điều này, chớ làm điều kia, việc này không phải như vậy, việc kia không nên làm như thế, giống như một người chỉ huy. Có đồng tu mà con cái cũng không quản được, lớn rồi nhưng không chịu lao động, không chịu kiếm tiền, lại còn luôn gây rắc rối ở bên ngoài.
“Gia đình” là hoàn cảnh tốt để tu luyện và cũng là hoàn cảnh mà mỗi đệ tử Đại Pháp tất phải đối diện. Sư phụ không yêu cầu chúng ta xuất gia, chẳng phải là để bản thân chúng ta tại hoàn cảnh như vậy mà tu xuất lai sao? Người ngoài và hàng xóm không thể khiến những chấp trước vi tế của chúng ta bộc lộ ra để chúng ta tu bỏ chúng. Chỉ có tại hoàn cảnh “gia đình” này, tại nơi mà chúng ta thường không mấy chú ý đến này, mới có thể bộc lộ ra nhân tâm và chấp trước mà người khác không biết.
Sư phụ giảng:
“Chư vị quả thực không hiểu rõ rằng những việc không thuận tâm ấy là để giúp chư vị tu luyện, trừ bỏ nhân tâm của chư vị, trừ bỏ chấp trước của chư vị? Chư vị từ ngày bắt đầu tu luyện ấy, thì đường đời chẳng phải đã được cải biến thành con đường tu luyện rồi sao? Hết thảy những gì chư vị gặp phải đều không hề ngẫu nhiên phải không? Chư vị chẳng đang bước trên con đường thành Thần?” (Gửi Pháp hội Châu Âu [2009])
Mãi gần đây tôi mới thực sự thể hội được rằng tu bản thân trong hoàn cảnh gia đình khó nhường nào. Trước đây, khi giao lưu với các đồng tu bên ngoài, tôi luôn có thể tìm được và còn chỉ ra “thiếu sót” của đồng tu, còn nói với các đồng tu rằng tu thế nào thế nào, làm sao để loại bỏ nhân tâm, làm thế nào để tìm được nhân tâm, làm sao để nói chuyện hòa ái với người nhà, v.v. Nhưng hễ về đến nhà liền biến thành người thường, muốn làm gì liền làm nấy, không còn là người tu luyện nữa. Nào là trách cứ, oán hận người nhà, không hài lòng với mọi cách làm của họ, còn vô cùng tức giận. Trong cơn tức giận thì chỉ muốn ly khai khỏi “hoàn cảnh phức tạp” này, còn nghĩ làm thế nào để chỉnh đốn người nhà. Nhân tâm và tâm tranh đấu trong văn hóa Đảng quá mãnh liệt! Đôi khi cũng biết bản thân không đúng nhưng không muốn “nhận lỗi”, ngay cả một tiếng “xin lỗi” cũng không nguyện ý nói ra. Tựa như nói mình không đúng thì như là bị thua vậy, nói ra ngộ nhỡ họ lại càng lấn tới, càng không làm theo ý mình nữa thì sao?
Bản thân tại sao không hướng nội tìm? Bản thân thực sự làm đúng rồi sao? Bản thân đã nghe lời Sư phụ chưa? Sao cứ mãi dùng tranh đấu, áp đặt, bực bội của người thường để “giải quyết vấn đề”. Đó chẳng phải hoàn toàn là hành xử theo văn hóa Đảng sao?
Dần dần, khi học Pháp nhiều hơn thì ngày càng hiểu rõ hơn về Pháp lý “hướng nội tìm“ và cũng biết áp dụng. Tuy nhiên, ban đầu khi bắt đầu hướng nội, thường có tâm lý không phục và còn khó chịu. Dần dần, cứ thử hướng nội, rồi sau lại tiếp tục hướng nội, sẽ thấy không khó chịu như vậy nữa. Khi gặp những việc mà trước đây làm không được thì hiện giờ đã có thể nhận thức ra, cũng không để chúng trong tâm nữa.
Tôi thể hội sâu sắc rằng trong hoàn cảnh gia đình mà có thể nhận thức được từng chút từng chút một để tu chính mình là vô cùng trọng yếu, đó cũng là quá trình vô cùng oan tâm thấu cốt. Bằng không, bất tri bất giác sẽ tích lại rất nhiều những thứ bất hảo và việc loại bỏ chúng thật không dễ dàng. Mà không loại bỏ được những chấp trước nhỏ kia, dần dần sẽ hình thành vật chất màu đen, và theo thời gian sẽ dung dưỡng chúng lớn mạnh thêm, cuối cùng tạo thành đại quan đại nạn (hoặc quan nghiệp bệnh hoặc ma nạn gia đình).
Một số đồng tu nhìn bên ngoài thấy tu được rất tốt, ba việc cũng không buông lơi. Nhưng một khi về đến gia đình hoặc đối với những người thân thiết nhất lại không tu tâm, thường nổi cơn tam bành tranh biện đúng sai, không thì lại nuông chiều con cái, thấm đẫm trong tình mà không tự biết, còn cho rằng mình không sai, vấn đề đều là ở họ. Một lần, hai lần không vượt qua được quan tâm tính, khiến thân thể chỗ này chỗ kia xuất hiện bất thường, cảm giác thân thể xuất hiện vấn đề, cũng không nghĩ đến rằng do quan tâm tính bản thân chưa vượt qua, cứ ôm giữ quan niệm của bản thân mà không buông, trì hoãn hết lần này đến lần khác. Cho đến khi thân thể xuất hiện vấn đề nghiêm trọng, không có biện pháp gì, đành đến bệnh viện để “giảm nhẹ, giảm nhẹ”, mà khi đến đó thì thực sự là “một đi không trở lại”, cuối cùng bị tà ác dùi vào sơ hở, lấy đi nhục thân. Bài học giáo huấn như vậy quá nhiều rồi.
Hy vọng những đồng tu đang gặp ma nạn, đang trong quan gia đình có thể thanh tỉnh nhận thức được rằng: bản thân đã xem mình là người tu luyện chưa? Thân nhân trong nhà là người thường, người thân trong nhà mà bạn thấy “phiền” nhất lại chính là người có thể giúp bạn loại bỏ nhân tâm, cũng là người bạn cần từ bi nhất với họ. Chúng ta nhất định cần phát hiện ra vấn đề ngay từ ban đầu, kịp thời nhận thức ra được, học Pháp thật nhiều, chân chính lý giải Pháp. Từ trong Pháp mà đề cao lên trên, cải biến quan niệm, từng chút từng chút một tu tốt bản thân, không được để tà ác dùi vào sơ hở!
Trên đây là chia sẻ cá nhân, có điều gì không phù hợp với Pháp, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.
(Phụ trách biên tập: Lâm Nhất Bình)
Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/3/26/458103.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/8/10/210733.html
Đăng ngày 22-08-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.