Bài viết của đệ tử Đại Pháp hải ngoại

[MINH HUỆ 13-06-2023] Trong cuốn “Mục đích cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản” có viết: “Bản chất của chủ nghĩa cộng sản là một tà linh, nó do hận và các loại vật chất bại hoại ở tầng thấp cấu thành. Xuất phát từ hận, nó đã giết hơn 100 triệu người, phá hoại văn minh huy hoàng mấy nghìn năm. Xuất phát từ hận, nó làm bại hoại đạo đức nhân loại một cách không kiêng kỵ gì, dẫn dụ con người rời xa Thần và phản bội Thần, để đạt được mục đích cuối cùng là hủy diệt nhân loại.“

Vật chất “hận” thường xuyên xuất hiện trong trường không gian của tôi. Một lần, khi đang tập trung tinh lực để thanh trừ vật chất hận, tôi lại phát hiện ra rằng hầu hết các quan niệm bất hảo, hết thảy tâm chấp trước và dục vọng khi đạt đến một mức độ nhất định thì đều sản sinh ra vật chất hận. Hơn nữa, tôi phát hiện trong trường không gian của mình có một con ma chuyên nhắm vào các tình huống khách quan mà kích động châm ngòi, thêu dệt thị phi, dẫn khởi bất bình. Nó lợi dụng những quan niệm bất hảo đã hình thành ở tôi, cũng như những tâm chấp trước và dục vọng chưa bỏ của tôi mà sản sinh ra vật chất hận, rồi cưỡng ép lên tôi. Chúng chủ yếu biểu hiện dưới hình thức tâm tật đố và tâm oán hận. Vì tầng thứ tu luyện hữu hạn nên nhiều khi chủ ý thức của tôi không thanh tỉnh để kịp thời phát hiện và bài trừ những vật chất hận này.

Thanh trừ tâm tật đố

Tâm tật đố đối với tôi mà nói là cái tâm vô cùng ngoan cố, tâm tật đố rất dễ sinh ra oán hận. Trong suốt hai năm rưỡi tu luyện, tôi vẫn luôn hết sức coi trọng tu bỏ cái tâm này. Chẳng hạn, tôi thường phơi bày nó trong các buổi giao lưu tâm đắc thể hội, thảo luận cùng người nhà, chủ động học hỏi từ những người trong xã hội bình thường mà xét một cách tương đối là không có văn hóa đảng, giao lưu với các đồng tu phương Tây, v.v. Khi tôi không ngừng chủ động muốn thanh trừ nó, Sư phụ cũng thường điểm ngộ cho tôi từ các góc độ khác nhau.

Ghét cái xấu ác như kẻ thù, như hạt cát trong mắt mà không thể dụi – đó chính là một căn nguyên rất lớn của tâm tật đố của tôi. Biểu hiện chủ yếu là, bình thường tôi không thể chịu được những thói xấu sinh ra từ sự tự tư của người khác, như khoe khoang hiển thị, giảo hoạt, a dua nịnh hót, khôn lỏi, v.v…, nhất là khi động chạm đến lợi ích cá nhân của tôi thì tôi không sao bao dung họ được, tôi sẽ dán nhãn cho họ, thành kiến với họ rằng: đó là người ích kỷ, không đáng có được những điều tốt đẹp. Còn có một tình huống nữa do tâm tranh đấu của tôi dẫn khởi, đặc biệt là đối với những người hành xử khiến tôi không ưa, hoặc khi tôi cảm thấy sự việc này cũng không có gì khó, mà qua đó người khác lại gặt hái được lợi ích thì tôi sẽ không phục, không chịu thua, từ đó mà sinh tâm tật đố.

Tôi cảm thấy mình có một quan niệm không đúng, đó là tôi luôn cảm thấy năng lực hiện có cùng nỗ lực, mồ hôi nước mắt, và phẩm hạnh đạo đức của một người sẽ quyết định sự phát triển tốt đẹp của người đó. Nếu một người không có năng lực, không phó xuất nỗ lực, không có phẩm hạnh tốt, tự tư, cơ hội, giảo hoạt thì không đáng có được sự phát triển tốt.

Sư phụ giảng:

“Thực ra bất kể cá nhân chư vị thông minh thế nào, giảo hoạt ra sao, thì kết cục cũng như thế. Bảo người này thật ngốc, chư vị cho rằng họ thật ngốc, họ thật đơn thuần, người kia thật giảo hoạt, bất kể chư vị bước đi như thế nào trên con đường nhân sinh này, thì kết cục cũng như thế thôi; nhất định không phải vì sự giảo hoạt của con người mà phát sinh biến hoá nào cả, cũng nhất định không phải vì họ đơn thuần mà có thay đổi gì. Giảo hoạt chỉ có thể khiến tự mình trở nên xấu đi, khi tạo nghiệp lại càng khiến người ta trượt xuống; hoàn cảnh chung quanh và bản thân sau khi trở nên căng thẳng sẽ khiến nhân tâm trở nên phức tạp hơn, tư tưởng phức tạp hơn chỉ có thể biến bản thân trở nên xấu tệ hơn thôi.” (Giảng Pháp tại thủ đô Mỹ quốc [2007] – Giảng Pháp tại các nơi VIII)

Pháp của Sư phụ đã giải khai nút thắt trong tâm tôi, tôi phát hiện ra rằng, bên trong tâm tật đố ẩn tàng một tâm lý mạnh mẽ cho rằng việc gì đó là không công bằng, không tương xứng. Chẳng hạn, tôi cho rằng người kia xảo quyệt, cơ hội, mà lại có kết cục tốt đẹp, thì tôi không sao chấp nhận được, rồi có tâm lý bất bình. Đó là tư tưởng vô thần luận do không tín Sư không tín Pháp. Lý của vũ trụ vĩnh viễn là công bình, khi cho là không công bình thì tôi đã hoàn toàn coi bản thân là người thường, vì biểu hiện nơi thế gian thoạt nhìn thì thấy đúng là không công bằng, không tương xứng.

Ở đây cũng phản ánh ra rằng tôi vẫn còn rất nhiều chấp trước vào danh lợi, từ đó mà phán xét thế nào là phát triển tốt, thế nào là phát triển không tốt. Người tu luyện lẽ ra phải là người không cầu được mất nơi thế gian. Mặt khác, tôi thường nhìn thấy khuyết điểm của người khác, lại có tư duy phụ diện, ví như người khác tự tư ở đâu, giảo hoạt ở chỗ nào… rất khó buông. Điều đầu tiên tôi cần làm là hướng nội tìm ở chính mình, nhưng tôi lại thường không có tâm bao dung, mà đi chấp trước vào chấp trước của người khác, rồi dùi vào sừng bò mà không tự thoát ra được.

Tâm tật đố ở tôi còn có một biểu hiện mạnh mẽ nữa, nó sinh ra từ tâm sốt ruột, sợ bị rớt lại, không chịu bị rớt lại. Tôi nghĩ đó cũng là do chịu độc tố của triết học đấu tranh và tư tưởng vô thần luận trong văn hóa đảng.

Tuy tôi không hẳn coi mình là giỏi giang, thậm chí đôi khi còn tự ti rằng năng lực của mình còn kém, nhưng trên thực tế, tôi quả thực thấy tựa như bản thân phấn đấu, nỗ lực thì sẽ đạt được gì đó, và những trải nghiệm này lại lần lượt đẩy tôi vào một cái bẫy: vượt trội hơn người khác liền sinh ra cảm giác khoan khoái; người khác hễ có biểu hiện khiêu khích nào, thì tôi sẽ cuồng vọng tranh đấu, lập tức bùng nổ, muốn tranh đấu không để mình thua kém người khác, mà không hiểu được rằng có rất nhiều việc không thể làm được, hoặc không thể làm ngay được, rồi từ đó sinh ra sốt ruột.

Tôi nghĩ khi bỏ ra rất nhiều nỗ lực rồi có được gì đó, có cảm giác hạnh phúc, vui sướng nơi thế gian, chỉ cần không quá phận, thì cũng không có gì đáng trách. Vấn đề nằm ở chỗ, trong đầu tôi sinh ra một thứ ảo tưởng, huyễn hoặc, cho rằng vì mình vượt trội hơn người khác mà có cái cảm giác khoan khoái đó. Tôi nghĩ mình đã hiểu rõ logic của nó, bước tiếp theo tôi cần làm là dần dần chuyển biến tư tưởng của bản thân.

Khi bắt đầu sinh ra những cảm giác như sốt ruột, ganh đua, phấn đấu, thì tôi đã bị hãm vào một tiền đề sai lầm, đó là cho rằng tất cả mọi người đang đi theo cùng một hướng, đang chạy cùng một đường, làm cùng một việc, đang hoàn thành cùng một nhiệm vụ, hơn nữa là mạnh ai nấy làm. Nhưng thực ra, mỗi người có một con đường khác nhau, nếu tôi có thể nhìn được, tôi tin rằng chúng nhất định là khác nhau rất xa, mặc dù nhìn bề ngoài không có khác biệt gì lớn. Khi khởi tâm tranh đấu, tôi cần bình tĩnh suy nghĩ một chút xem mình có đi chệch khỏi con đường của mình và chạy sang con đường của người khác hay không.

Ở tầng thứ hiện tại, tôi cho rằng, với một sự việc, nếu càng nghĩ nhiều thì áp lực càng lớn, càng nghĩ càng rối, thế thì nhất định là tôi đã dùng quan niệm người thường mà suy xét rồi. Người tu luyện khi đứng trên cơ điểm của Pháp để xem xét vấn đề thì luôn có cảm giác như đường càng đi càng rộng. Đương nhiên, còn cần phải có thể xả, cần phải có tâm đại nhẫn.

Trước đây, tôi từng có dịp cùng một đồng tu giảng chân tướng cho người Trung Quốc Đại lục, hai chúng tôi vốn không quen biết nhau, tiếng Trung của anh ấy cũng không được tốt lắm. Tôi rất ngạc nhiên vì thoáng chốc mà anh ấy đã có thể cởi mở giao lưu với tôi. Anh ấy nói với tôi rằng anh ấy có chút tâm tư bởi người Đại lục luôn có thái độ không tốt với anh, bởi anh ấy đố kỵ với tôi vì tôi làm tốt. Tôi nói với anh ấy rằng tôi làm không tốt như anh ấy tưởng đâu, những gì anh ấy thấy có thể là chút giả tướng thôi, tâm tật đố sẽ khiến người ta nhìn thấy giả tướng. Tôi kinh ngạc vì đây lại là lời tôi nói để an ủi người khác, tôi cảm thấy chính là Sư phụ cấp cho tôi cơ hội này để xem xét tâm tật đố từ một góc độ khác, là Sư phụ đang chỉ cho tôi đạo lý này. Đương nhiên, qua đó, tôi cũng có được khải thị cực kỳ then chốt khác: đó là mở rộng tấm lòng và trao đổi nhiều hơn có thể hóa giải và tiêu trừ gián cách cực kỳ hiệu quả, bởi vì tôi cho rằng gián cách và nghi kỵ là mảnh đất màu cho tâm tật đố sinh trưởng.

Về việc thanh trừ tâm tật đố, tôi nghĩ mình sẽ tiếp tục mang đủ tín tâm và quyết tâm để tu bỏ nó, nhắc nhở bản thân phải cởi mở hơn, trao đổi nhiều hơn, và tôn trọng người khác.

Loại bỏ tâm oán hận

Tôi thường có thói quen nắm bắt tiến triển của sự việc, với bất kỳ sự việc nào cũng có tâm lý kỳ vọng, một khi hiện thực không được như kỳ vọng thì liền cảm thấy không vừa ý, oán giận, hướng ngoại tìm, tìm ở người khác, rồi sinh ra tật đố, hận, hay chán ghét vì cho rằng sự việc lẽ ra phải như tôi nghĩ thế này thế này, thế mà bạn lại khiến sự việc thành ra như vậy.

Tôi thường dựa vào cảm thụ hoặc tâm tình của mình mà phản ứng tương ứng với sự việc. Vì bị tình dẫn động nên gặp việc tốt liền khởi tâm hoan hỉ; tương tự, gặp việc không như ý thì oán hận. Những lúc như thế, con ma chuyên kích động châm ngòi kia trong trường không gian của tôi sẽ thừa cơ lợi dụng cái cảm thụ sinh ra từ tình ấy mà tạo ra vật chất hận. Đương nhiên, nó sẽ trộn với nghiệp tư tưởng và ân oán sinh ra từ quan hệ nhân duyên mà cưỡng ép lên tôi.

Dần dần, tôi nhận thức được rằng mình quá dễ bị cảm xúc dẫn động, khi tâm tình dao động, tôi sẽ cố gắng trấn tĩnh lại để suy xét một chút xem tại sao mình lại sinh tâm hoan hỉ, oán hận, lo lắng, sợ hãi, v.v.. Khi truy đến bản chất của những cái tâm đó thì sẽ phát hiện ra mình đã xem mình là người thường rồi, không xem xét vấn đề như người tu luyện.

Tôi ý thức được rằng mình có tâm oán hận rất mạnh mẽ, tôi đã nỗ lực xem bản thân là người tu luyện để yêu cầu chính mình, và không ngừng ra sức bài xích nó. Trong mấy tháng qua, tôi đã trải qua hai lần buông bỏ tâm oán hận khá rõ ràng: một lần là sau khi công việc kết thúc, một trưởng nhóm trong nhóm nói bóng nói gió chỉ trích tôi; một lần nữa là khi tâm tính tôi không tốt, khi giảng chân tướng liên tục bị người dân Đại lục nhục mạ. Dù sau đó ngẫm lại thấy không là gì cả, đều là chuyện nhỏ, nhưng lúc đó cứ như vô duyên vô cớ bị hành hung một trận vậy, vật chất hận khiến tôi hận đối phương. Tôi đã cố nhớ lại Pháp lý, lúc đầu thì nén nhịn không tức giận, sau đó là nhẫn được vững mà không hận đối phương, nghiệp tư tư tưởng nổi lên như cỏ dại, còn ngăn không để tôi học Pháp. Cảm ơn các đồng tu xung quanh đã luôn khích lệ tôi đọc Pháp. Trong quá trình này, tôi có thể cảm nhận được rất rõ ma tính bộc phát mãnh liệt trong tâm, trong tư tưởng. Ban đầu, khi đọc Pháp thì tâm phiền ý loạn, tôi ra sức khắc chế nó, trong lúc đó, nước mắt tôi không ngừng lăn dài. Dần dần một số câu trong sách mà trước đây tôi không chú ý đã phát ra năng lượng chính cường đại. Tôi có thể từng bước cảm nhận được rõ ràng vật chất ma tính này, đại khái nó chỉ lớn hơn nắm đấm một chút. Nó còn tiếp tục phát ra một số cảm xúc phụ diện, có lúc là hận, có lúc là ủy khuất. Tôi nhân cơ hội này bài xích nó, tiêu diệt nó. Khi tiếp tục đọc Pháp, tôi đột nhiên thấy thông suốt, khoáng đạt, khối vật chất này đã bị thanh trừ triệt để rồi. Tâm tôi lúc này khoan khoái vô cùng, nhưng vẫn không cầm được nước mắt. Tôi nghĩ hẳn là do phía minh bạch của tôi đã nhìn thấy quá trình Sư phụ giúp tôi gỡ bỏ vật chất hận này.

Một ví dụ chính diện gần đây là, trước khi chuyện tương tự xảy ra, tôi đã có dự cảm mình sẽ nghe thấy những lời không thuận tai, hình như con ma châm ngòi kích động kia lại sắp phát tác, và tôi đã kịp thời chú ý đến nó, bởi vì tôi muốn tu tốt bản thân. Tôi rất mong được người khác chỉ ra những vấn đề mà tôi chưa nhận ra, nhưng điều đó trong tu luyện chỉ có thể gặp, chứ không thể cầu.

Lời kết

Cảm tạ Sư tôn đã từ bi cứu độ. Tôi nhận thấy những phương diện nào tôi chưa tu tốt thì tôi luôn có thể tìm được đáp án trong Pháp, hoặc trong những sự việc cụ thể, hoặc ở đồng tu hay người thường mà tôi gặp, hoặc ở những sự việc khác. Tôi không thể tùy ý để tâm tình và sở thích của mình bị dẫn động, tôi cần trân quý hết thảy những người, những sự việc khiến tâm tình tôi dao động để phủ định an bài của cựu thế lực, mở rộng tấm lòng, tôn trọng người khác, và bước đi trên con đường trợ Sư chính Pháp bằng chính niệm!

Con xin cảm tạ Sư tôn!

Cảm ơn các đồng tu!

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/6/13/461893.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/8/11/210756.html

Đăng ngày 22-08-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share