Bài viết của Dương Tư Nguyên, phóng viên Minh Huệ tại Thụy Sỹ

(Ghi chú của Ban biên tập: Bài viết này được xuất bản lần đầu bằng tiếng Trung vào ngày 19 tháng 1 năm 2010 và được cập nhật vào ngày 19 tháng 8 năm 2023)

[MINH HUỆ 19-01-2010]

Đối với các bác sỹ phẫu thuật ở Thụy Sỹ hay ở các quốc gia châu Âu khác, việc biết trước khi nào một ca cấy ghép sẽ được thực hiện là điều không thể, vì tiền đề của ca phẫu thuật là ai đó sẽ chết và không ai biết khi nào sẽ có người hiến tạng hoặc liệu gia đình của họ có đồng ý hay không. Các ca phẫu thuật có thể được thực hiện vào ban đêm, cuối tuần hoặc đôi lúc có thể thực hiện hai hoặc ba ca phẫu thuật liên tiếp. Đôi khi sẽ không có ca phẫu thuật nào được tiến hành suốt một thời gian dài. Tuy nhiên, từ năm 2007, bác sỹ Franz Immer, một bác sỹ phẫu thuật tim kiêm chủ tịch của Tổ chức Hiến tặng và Cấy ghép Nội tạng Quốc gia Thụy Sỹ, đã nhận ra một số điều kinh hoàng về hoạt động cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc.

“Năm 2007, tôi được mời tham dự một hội nghị y khoa tại Bắc Kinh, trong thời gian đó, một bệnh viện đã mời chúng tôi đến xem một ca phẫu thuật ghép tim. Đương nhiên, chúng tôi muốn tới thăm các bệnh viện Trung Quốc, nhưng họ hỏi chúng tôi muốn xem ca phẫu thuật vào ngày nào, buổi sáng hay buổi chiều. Tại thời khắc đó, tôi nhận ra rằng điều này có nghĩa là có một ngày cụ thể cho việc cấy ghép tạng, tức là, người cung cấp tạng sẽ chết vào một thời điểm cụ thể, nói cách khác là bị giết.” Trải nghiệm này đã mang đến cho tiến sỹ Franz Immer, một bác sỹ phẫu thuật tim giàu kinh nghiệm, một cái nhìn sâu sắc và đáng sợ về hoạt động cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc.

Bác sỹ Franz Immer đã từ chối lời mời: “Chúng tôi không muốn phạm sai lầm khi ủng hộ hành vi đó.”

Ông thậm chí còn sốc hơn khi thảo luận một số nguyên tắc với các bác sỹ Trung Quốc trong các cuộc gặp sau này. Ông đã cố gắng tìm kiếm các thông tin liên quan trên Internet và tìm ra một số manh mối, nhưng ông không ngờ quy mô thu hoạnh nội tạng lại lớn đến vậy cho tới khi ông gặp ông David Matas và David Kilgour, tác giả của cuốn sách “Thu hoạc đẫm máu: Thu hoạch nội tạng các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc”, và một học viên Pháp Luân Công đã đích thân trải qua cuộc bức hại.

296fe93182c8c82ece4050794e063787.jpg

Bác sỹ Franz Immer, bác sỹ phẫu thuật tim, Chủ tịch Quỹ hiến tặng và Cấy ghép Nội tạng Quốc gia Thụy Sỹ

Tại hội thảo về nạn buôn bán nội tạng và hiến tạng được tổ chức vào ngày 15 tháng 1 năm 2010, bác sỹ Immer cũng đã được nghe trải nghiệm của cô Lưu Nguy (劉巍), một học viên Pháp Luân Công. Trong 16 tháng bị giam giữ bất hợp pháp vì tu luyện Pháp Luân Công, cô đã trải qua 5 lần khám sức khỏe mà không được cho biết lý do. Cuộc kiểm tra đầu tiên là tại Trại giam Đông Thành ở Bắc Kinh. Một số bác sỹ đã tới trại giam và mang theo rất nhiều thiết bị. Tất cả các học viên Pháp Luân Công đều phải trải qua cuộc thăm khám sức khỏe, bao gồm xét nghiệm máu, điện tâm đồ và siêu âm. Sau khi khám sức khỏe, các học viên được khám đều không được thông báo kết quả.

Lời kể của người học viên càng khẳng định nhận định của bác sỹ Immer: “Không chỉ xét nghiệm máu mà còn cả siêu âm, đó là bằng chứng rất rõ ràng. Họ [Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)] không chỉ muốn thu hoạch nội tạng mà còn chú ý tới chất lượng của nội tạng. Họ đánh giá trước cơ quan nội tạng để xem cấu trúc của tim có bình thường không, gan và thận có bình thường không, sau đó lập ra thứ kiểu như danh mục.

“Đây là bằng chứng rõ ràng để những chuyên gia như tôi, một bác sỹ tham gia vào lĩnh vực cấy ghép, hiểu rằng họ đang thu hoạch nội tạng.”

Bác sỹ Immer biết rất rõ rằng ở Thụy Sỹ có khoảng 100 người đang chờ được ghép tạng. Với tỷ lệ khoảng 20 người hiến tạng trên 1 triệu người ở mỗi quốc gia, thì chỉ có khoảng 100-150 người hiến tạng. Vì vậy, thường phải mất một thời gian dài mới có được tạng phù hợp.

Nhưng nhiều bệnh viện ở Trung Quốc cho biết thời gian chờ đợi trung bình để có được nội tạng là khoảng hai tuần. Tại Viện Cấy ghép Nội tạng của Bệnh viện Trực thuộc Số 2 của Đại học Quân y số 2 ở Trung Quốc, thời gian chờ đợi trung bình để có được một lá gan là một tuần. Đây cũng là bằng chứng thuyết phục đối với bác sỹ Immer.

“Ở Thụy Sỹ, phải mất gần ba năm chờ đợi mới tìm được một quả thận, tỷ lệ này cũng tương đương với tỷ lệ của châu Âu và các nước khác. Phải mất khoảng 9-12 tháng mới có được một quả tim hay lá gan phù hợp. Nếu bạn có nhóm máu đặc biệt, thời gian chờ đợi sẽ còn lâu hơn nữa. Vì vậy, không thể tìm được người hiến tặng phù hợp trong vòng hai tuần, và ở Trung Quốc cũng không thể [nếu thông qua các biện pháp hợp pháp].”

Tội ác thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ là một thảm họa nhân đạo. Bác sỹ Immer cũng đã nghe nói tới cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Ông nói: “Tôi cực lực lên án họ [ĐCSTQ] vì đã đối xử với người dân như thế này. Tôi hết sức lên án việc đối xử với con người như ngân hàng nội tạng sống. Khi nhắc đến điều này, nước mắt tôi lại trực trào. Tôi rất buồn vì trong xã hội này lại có chuyện như vậy.”

Ông nói rằng mặc dù cuộc bức hại Pháp Luân Công đã được vạch trần, nhưng “Tôi muốn nhấn mạnh rằng, với tư cách là một thành viên của nhân loại, chúng ta cần phải đứng lên và tuyên chiến với mọi hành vi vi phạm nhân quyền.” Ông nói rằng cần có nhiều người hơn nữa biết về tình trạng này và mọi người nên giúp chấm dứt nạn thu hoạch nội tạng sống và chấm dứt cuộc bức hại.

“Chừng nào loại hành vi này còn tồn tại, tôi và gia đình sẽ không đến Trung Quốc. Tôi thấy tiếc cho những người ở đó, bởi vì đó không phải lỗi của họ. Nhưng tôi nghĩ, mỗi người chúng nên bày tỏ lập trường của mình để những người cầm quyền cảm nhận được áp lực phải tôn trọng nhân loại và lãnh đạo đất nước một cách nhân đạo trong tương lai. Tôi nghĩ nếu [Trung Quốc] có thể cải thiện, với kiến thức và tài năng mà họ đang có hiện nay, họ sẽ là đối tác tốt của chúng tôi, nhưng về cơ bản, tính nhân đạo cần phải được tôn trọng.”

Bác sỹ Immer cũng cho biết Quỹ Hiến tặng và Cấy ghép Nội tạng Quốc gia Thụy Sỹ có quan điểm rõ ràng rằng tổ chức này sẽ không chấp nhận hay cung cấp nội tạng bất hợp pháp hoặc nội tạng liên quan đến hành vi buôn bán nội tạng bất hợp pháp. Họ sẽ truyền đạt thông tin này tới những bệnh nhân đang chờ ghép tạng và những người liên quan để có nhiều người biết hơn. Ông hy vọng các chính trị gia có thể gây áp lực lên ĐCSTQ thay vì chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế. “Hiểu biết là một khía cạnh và cần phải hành động. Chúng tôi sẽ luôn liên lạc với mọi người và các chính trị gia đó cũng nên tích cực phản hồi. Về vấn đề này, các yếu tố kinh tế ở Trung Quốc nên được đặt sang một bên và tập trung vào việc tôn trọng nhân loại. Chúng ta không thể thương thảo với một quốc gia chà đạp nhân quyền. Đây là quan điểm của tôi với tư cách một bác sỹ và là một con người.”

Ông cho biết ông lấy làm vinh dự khi được tổ chức một hội thảo chuyên gia với Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế và trao giải thưởng cho hai nhà điều tra về tội ác thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ. “Quỹ Hiến tặng và Cấy ghép Nội tạng Quốc gia Thụy Sỹ là một tổ chức phi chính phủ, một tổ chức nhân đạo. Chúng tôi cần bày tỏ sự phản đối hành vi này [hành động cướp nội tạng của ĐCSTQ], và ai cũng nên bày tỏ điều đó. Đây là một vinh dự đặc biệt đối với tôi. Chúng tôi có thể nói rõ ràng rằng chúng tôi có những nguyên tắc của mình. Nhân phẩm và nhân quyền là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi và chúng tôi luôn có thể đóng góp cho điều đó.”

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2010/1/19/216534.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/8/22/210943.html

Đăng ngày 27-08-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share