Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Slovakia

[MINH HUỆ 13-08-2023] Ngày 5 tháng 8 năm 2023, học viên từ khắp châu Âu đã tổ chức diễu hành và mít-tinh ở Bratislava, Slovakia nhằm kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại suốt 24 năm qua của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công). Sự kiện diễn ra trên Quảng trường Hviezdoslav với sự tham gia của các học viên đến từ Slovakia, Cộng hòa Séc, Hungary, Áo, Ba Lan, Đức, Thụy Sỹ và các quốc gia châu Âu khác.

Ông František Mikloško, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Cộng hòa Slovakia và ông Peter Osuský, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Cộng hòa Slovakia, đã đến để bày tỏ sự ủng hộ và có bài phát biểu.

Cuộc diễu hành xuất phát từ Quảng trường Hviezdoslav, đi qua Khu phố Cổ dọc theo các phố Panská, Ventúrská và Michalská, sau đó đi qua Quảng trường Hlavné và Rybné, rồi quay trở lại Quảng trường Hviezdoslav.

54d80538b2412353805d8e01fdde30b6.jpg

0782c1130e234c249fd6a9c5aa2b95b0.jpg

4bd72a64c25d9497e2cb5e9bcd91f0c6.jpg

821e4aa533c551860d23914feb48d9f9.jpg

a5ed8645aa620ae54f25317ef2e81566.jpg

74cecf46c892b14d11cee63dd22ee7e4.jpg

79cfcfff60edbba2a6409fa50950a8c7.jpg

Học viên từ khắp châu Âu tổ chức diễu hành và mít-tinh ở Bratislava, Slovakia nhằm kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Đại Pháp hôm 5 tháng 8.

Dẫn đầu đoàn diễu hành là Đoàn nhạc Tian Guo gồm các học viên đến từ hơn 10 quốc gia châu Âu. Chủ điểm tiếp theo là hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp và nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Chủ điểm thứ ba là phơi bày cuộc bức hại và tưởng niệm các học viên đã bị bức hại đến chết ở Trung Quốc. Chủ điểm cuối cùng là chúc mừng hơn 400 triệu người Trung Quốc đã lựa chọn thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó. Cuối đoàn là đội múa rồng, tượng trưng cho lòng dũng cảm của người dân Trung Quốc.

Nguyên Chủ tịch Hội đồng Quốc gia: Pháp Luân Công sẽ mang lại hòa bình và hy vọng cho một Trung Quốc mới

Ông František Mikloško, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Cộng hòa Slovakia và là một người bất đồng chính kiến trong chế độ Cộng sản Tiệp Khắc cũ.

fa971c460eb9f8ceb07c3103ce86897b.jpg

Ông František Mikloško, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Cộng hòa Slovakia.

Ông Mikloško đã liên tưởng các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc với các nữ tu sỹ thời Cộng sản Tiệp Khắc cũng bị bức hại vì đức tin của họ. Mặc dù các nữ tu sỹ đã bị bức hại hơn 30 năm ròng, nhưng cuối cùng họ đã giành lại được chỗ đứng xứng đáng. Ông Mikloško hy vọng các học viên Pháp Luân Đại Pháp sẽ đạt được thành công tương tự ở Trung Quốc.

Ông Mikloško nói trong bài phát biểu: “Ngày nay, [ĐCSTQ] tự hào về thành quả kinh tế lớn lao của mình. Nhưng tôi tin rằng một ngày nào đó Trung Quốc [ĐCSTQ] sẽ hiểu ra rằng tất cả quyền lực này, toàn bộ chủ nghĩa tiêu dùng này và hết thảy của cải này đều là hư không và sẽ phải được lấp đầy bằng những yếu tố tinh thần và hòa bình.

“Chúng ta hãy hy vọng rằng Pháp Luân Công sẽ trường tồn và Pháp Luân Công sẽ là một trong những [nhóm] mang lại hòa bình và hy vọng cho một Trung Quốc mới không còn dựa trên vật chất, bạo lực và sự giàu có nữa.”

Ông Miklosko bày tỏ tình đoàn kết với các học viên ở Trung Quốc và những người ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp. Ông bày tỏ quyết tâm tiếp tục sát cánh cùng Pháp Luân Đại Pháp và phổ biến cho mọi người ở Slovakia về cuộc bức hại. Ông cũng kêu gọi đồng bào của mình ở Slovakia cũng làm như vậy.

Ông nhấn mạnh: “Chúng ta phải đoàn kết với những người anh em của chúng ta, những người phải chịu đựng thống khổ chỉ vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tự do [tín ngưỡng] là không thể thương lượng. Pháp Luân Công mang lại hòa bình và sự hòa giải. Thật không thể hiểu nổi tại sao ĐCSTQ lại bức hại những người hoàn toàn vô tội và chính trực này.”

Nghị sỹ Quốc hội: Chân-Thiện-Nhẫn là những giá trị mà tất cả mọi người nên hướng tới

8dbc21051b104f5f14d47c408f2d3ab3.jpg

Ông Peter Osusky, Nghị sỹ Quốc hội tại Hội đồng Quốc gia Cộng hòa Slovakia

Ông Peter Osusky, Nghị sỹ Hội đồng Quốc gia Cộng hòa Slovakia, phụ trách giám sát các vấn đề chính sách đối ngoại với nhiệm kỳ kéo dài một thập kỷ. Cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp đã là một vấn đề nổi cộm. Trong bài phát biểu của mình, ông nói với người dân Slovakia: “Con người chúng ta có nghĩa vụ quan tâm đến cả những điều tưởng chừng xa xôi.”

Ông nói với các học viên tham dự sự kiện: “Những từ mà các bạn in trên lưng áo của mình [Chân-Thiện-Nhẫn] là những giá trị mà mọi con người nên hướng tới. Ngay cả những người không phải là học viên cũng có thể hiểu được đây [Chân-Thiện-Nhẫn] là một thế giới mỹ hảo hơn. Mọi người đều có nghĩa vụ quan tâm đến những người ở thế giới mỹ hảo hơn này [khi họ] bị kẻ ác vây khốn.”

Ông Osusky còn bày tỏ lo lắng cho hàng chục triệu học viên hiện vẫn đang ở Trung Quốc. Ông nói: “Tôi quan tâm nhiều hơn tới số phận của những người đang bị giam cầm và tra tấn có chủ đích, và trong những trường hợp cực đoan, họ còn bị cưỡng bức mổ lấy nội tạng bởi một chính quyền tội phạm.”

Ông Osusky cho rằng việc cúi đầu trước các quốc gia vi phạm nhân quyền chỉ vì tổng sản phẩm quốc nội, như tài liệu ghi nhận về Đệ tam Đế chế thời Đức Quốc xã, thế giới dân chủ đang nuôi dưỡng một kẻ thù nguy hiểm nhất trong ĐCSTQ. Ông cũng cho rằng các chính trị gia dân chủ nên nhớ nhắc nhở các quốc gia khác về mối nguy hiểm của việc tăng cường giao thương với các quốc gia phi đạo đức này.

Kết thúc bài phát biểu, ông Osusky quả quyết rằng cần phải tiếp tục ủng hộ những người tốt như các học viên Pháp Luân Đại Pháp.

Con trai kêu gọi giúp đỡ giải cứu cho người cha bị bức hại ở Trung Quốc

Ông Marek Tatarko, đại diện của Hiệp hội Pháp Luân Công tại Slovakia, giải thích về căn nguyên của cuộc bức hại ở Trung Quốc.

Ông nói: “Đã 24 năm trôi qua kể từ khi Pháp Luân Công, môn tu luyện thiền định dựa trên nguyên lý phổ quát Chân-Thiện-Nhẫn, bắt đầu bị ĐCSTQ bức hại vào ngày 20 tháng 7 năm 1999. Theo một cuộc khảo sát thống kê của chính phủ Trung Quốc, vào thời điểm đó, có khoảng 100 triệu người tu luyện Pháp Luân Công, nhiều hơn số đảng viên của ĐCSTQ. Điều này khiến lãnh đạo ĐCSTQ coi đây là mối đe dọa, và vì đố kỵ, ông ta đã quyết định tiêu diệt Pháp Luân Công.”

091f9a6de99ac529db20e71e69f8b357.jpg

Anh Đinh Lạc Bân (bên trái) phát biểu tại sự kiện.

Anh Đinh Lạc Bân, một học viên Pháp Luân Đại Pháp đến từ Berlin, Đức, kể về cuộc bức hại gần đây đối với cha mẹ anh ở Trung Quốc. Sáng ngày 12 tháng 5 năm 2023, cha mẹ của anh Đinh đã bị bắt giữ phi pháp khi đang làm việc trên cánh đồng chè của nhà. Mẹ anh, bà Mã Thụy Mai, hiện đã được tại ngoại. Còn cha anh, ông Đinh Nguyên Đức, vẫn đang bị cầm tù.

Anh Đinh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thông tin cho mọi người về tình hình nhân quyền ở Trung Quốc, những hành động như vậy có thể giúp cải thiện tình hình của những người bị bức hại và giành lại tự do cho họ.

Anh Đinh kêu gọi xã hội quốc tế: “Xin hãy giúp giải cứu các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc.”

Diễu hành nâng cao nhận thức về cuộc bức hại và sự ủng hộ của công chúng

0daea7b0d7cc5470ebd06e6840e61a00.jpg

Các học viên trình diễn các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp trên Quảng trường Hviezdoslav

b4827f43fcdb41bab653451d03be6d02.jpg

Người dân ký đơn thỉnh nguyện nhằm kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại

Sau cuộc diễu hành, các học viên đã trình diễn các bài công pháp trên Quảng trường Hviezdoslav, giảng chân tướng và thu thập chữ ký thỉnh nguyện nhằm kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại. Nhiều người bày tỏ sự ủng hộ trước những nỗ lực của các học viên.

Một người đàn ông ghé qua sự kiện đã chúc các học viên thành công. Ông nhấn mạnh rằng những gì các học viên đang làm có ý nghĩa “hết sức quan trọng” và rằng họ nên kiên trì phổ biến cho thế giới về cuộc bức hại này.

Hai du khách đến từ Hà Lan hỏi thăm các học viên về sự kiện. Sau khi biết về cuộc đàn áp của ĐCSTQ, một trong số họ nói rằng các học viên đang “làm điều tốt” và hy vọng những nỗ lực của họ sẽ thành công.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/8/13/464131.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/8/17/210856.html

Đăng ngày 22-08-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share