Bài viết của Tu Tâm, đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 15-05-2022]

Gần đây, tôi đọc nhiều lần cuốn “Hồng Ngâm VI” – kinh văn mới được công bố của Sư phụ. Tôi đã học thuộc bài thơ đầu tiên “Độ nhân độ kỷ nan”, Sư phụ giảng:

“Thượng sĩ văn nan nhất tiếu giải
Trung sĩ ngộ quan bất thản nhiên
Hạ sĩ nhân tâm khứ bất hoàn” (Độ nhân độ kỷ nan, Hồng Ngâm VI)

Tạm dịch:

“Thượng sỹ gặp việc khó, cười một cái là giải được
Trung sỹ gặp quan không thản nhiên được
Hạ sỹ nhân tâm bỏ không nổi” (Độ nhân độ kỷ nan, Hồng Ngâm VI)

Đối chiếu với Đại Pháp, tôi cảm thấy nhân tâm của bản thân vẫn còn rất nhiều, vậy há chẳng phải là hạ sỹ như lời giảng của Sư phụ hay sao?

Suy ngẫm lại việc tu luyện của bản thân thì thế nào? Đặc biệt là khi gặp quan nạn khó, tôi không những không thể thản đãng vượt qua, mà còn phản ánh ra nhất nhiều nhân tâm, nào tâm đố kỵ, nào tâm tranh đấu, nào tâm oán hận, tâm nóng giận, tâm lợi ích, dục vọng, cầu danh. Sau khi nhìn ra những nhân tâm đó, ngày hôm nay quyết tâm loại bỏ tâm này, ngày mai loại bỏ tâm kia, quả thực là cứ rượt đuổi mãi mà không hết. Cho đến tận bây giờ, những tâm đó vẫn chưa thật sự bị loại bỏ.

Tôi đã tu luyện Đại Pháp được hơn 20 năm, cũng luôn kiên trì học Pháp, luyện công, phát chính niệm; trên phương diện cứu người, làm tài liệu, phát tài liệu giảng chân tướng; trên phương diện chứng thực Pháp, tôi viết bài chia sẻ, giúp đỡ đồng tu hiệu chỉnh bản thảo. Tôi cảm thấy mình cũng theo sát tiến trình Chính Pháp, xét thấy bản thân cũng làm được tốt. Thực tế lại không phải như vậy, bởi vì tôi vẫn chưa thực tu, bị rất nhiều chấp trước gây can nhiễu, vẫn chưa được đắc độ, nói gì đến viên mãn đây? Không phải là rất nguy hiểm rồi sao?!

Vậy thực tu như thế nào? Tôi ngộ ra rằng: Đó là chiểu theo Pháp để yêu cầu nghiêm khắc bản thân. Trước đây tôi làm tài liệu, có một đồng tu trong nhóm nhỏ có tâm sợ hãi rất lớn, có lúc muốn làm, có lúc lại không muốn, còn oán trách tôi không cho anh ấy làm. Tôi vô cùng tức giận, khi đồng tu phàn nàn, tôi lại oán hận anh ấy không tinh tấn. Bây giờ anh ấy nói muốn làm, tôi liền để cho anh ấy làm, không muốn làm tôi cũng rất thản đãng. Tôi dùng tâm từ bi để đối đãi với đồng tu, anh ấy có thể làm được bao nhiêu thì làm bấy nhiêu, không có hành vi phân công việc cứng nhắc.

Trước đây, khi tôi hiệu chỉnh bản thảo cho đồng tu, có những bản thảo viết không đúng mẫu, tôi nhìn mà thấy tâm náo loạn, không thật sự thành tâm hiệu chỉnh, thậm chí tôi còn muốn bỏ đi. Bây giờ khi hiệu chỉnh cho đồng tu, cho dù rời rạc, lộn xộn, lủng củng ra sao, tôi cũng đều có thể tĩnh tâm chỉnh sửa. Tôi cảm thông với đồng tu, cho dù là bài viết chưa thành văn, tôi phải chỉnh sửa lại toàn bộ thì nó cũng đại diện cho tấm lòng thuần thiện muốn chứng thực Đại Pháp của đồng tu, cơ điểm và xuất phát điểm đều là tốt, rất đáng quý. Khi hoán đổi góc độ khác mà nói, nếu bài viết mà đồng tu chấp bút đã đạt yêu cầu rồi, vậy còn cần tìm mình để hiệu chỉnh sao? Chính là vì bài viết vẫn còn có điểm thiếu sót, mới cần đến sự giúp đỡ của tôi.

Ngày trước, với những đồng tu tôi cảm thấy không mấy coi trọng, tôi sẽ luôn tự cho rằng mình là đúng trong các buổi chia sẻ, phát biểu ý kiến của mình một cách hùng hồn không kiêng nể. Bây giờ, khi các đồng tu xuất hiện vấn đề, tôi cũng dè dặt thận trọng khi bày tỏ quan điểm của bản thân, để nhường khoảng không gian cho đồng tu ngộ ra vấn đề. Khi tôi tiếp xúc với các đồng tu, tôi nhìn vào ưu điểm của đồng tu nhiều hơn, dùng điểm mạnh của đồng tu để bù đắp cho khuyết điểm của họ.

Trên phương diện mối quan hệ trong gia đình, chồng tôi thường đi làm quanh năm, tan làm anh trở về nhà, thì toàn thân bụi bặm, gương mặt đen bẩn. Trước đây, tôi chê bai anh ấy, bắt anh ấy phải chú ý vệ sinh, điều này thường khiến chồng tôi nổi cơn thịnh nộ. Bây giờ tôi suy xét lại, thấy chồng tôi thật vất vả, một người đàn ông đã 60, 70 tuổi vẫn phải làm việc cả ngày, thật không dễ dàng chút nào. Vì vậy, khi ông ấy trở về nhà sau giờ làm việc, tôi chủ động nói ông ấy nên nằm xuống giường nghỉ ngơi trước, và điều này khiến ông ấy vô cùng cảm động.

Theo lẽ thường tình, tôi nên làm điều này từ lâu mới phải. Trước đây, sức khỏe của tôi không tốt, đều là nhờ chồng tôi chăm sóc. Sau khi tu luyện Đại Pháp, chồng tôi rất ủng hộ tôi tu luyện. Khi tôi bị bức hại, ông ấy chưa bao giờ nói một từ “không” với tôi, ông đã vì tôi mà chịu đựng rất nhiều. Trong việc chứng thực Pháp, ông ấy ủng hộ tôi cứu người, đặc biệt là ủng hộ công việc viết lách của tôi mà công việc này vốn chiếm rất nhiều thời gian, ông ấy cũng không chút phàn nàn oán trách. Chồng tôi là một người tốt, các đồng tu cũng đều tán thưởng ông ấy. Trong xã hội người thường, có rất nhiều người vợ tốt, người mẹ thảo, huống hồ tôi đã là một người tu luyện, vậy tôi càng nên là một người hiền thê lương mẫu mới phải.

Hiện tại, khi tôi bận rộn công việc viết lách mà chồng tôi ngỏ ý cần tôi giúp đỡ, tôi cũng lập tức đặt bút xuống, giúp đỡ ông ấy xong tôi lại tiếp tục công việc của mình. Đây cũng là một khía cạnh trong việc chứng thực Đại Pháp.

Thông qua học Pháp, tôi ngộ ra tính trọng yếu của việc thực tu, nhất định phải nắm vững cơ điểm học Pháp cho thật tốt, nghiêm khắc chiểu theo Pháp để yêu cầu bản thân.

Một chút thiển ngộ của bản thân gần đây, khó tránh khỏi sai sót, kính mong đồng tu từ bi chỉ chính.

Bản quyền các tác phẩm đăng trên Minh Huệ Net thuộc sở hữu của Minh Huệ Net. Nếu đăng lại phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở phía trước tác phẩm (“Theo Minh Huệ Net đưa tin, …”), sau đó ghi chú đường dẫn đến bản gốc của Minh Huệ Net. Nếu đăng lại cho mục đích thương mại, vui lòng trao đổi với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/5/15/443597.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/4/8/207995.html

Đăng ngày 10-06-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share