Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Quý Châu kể lại, đồng tu chỉnh lý

[MINH HUỆ 08-03-2023] Năm nay tôi 74 tuổi, sau khi tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1998, bảy, tám bệnh nặng trong thân đều biến mất, tính cách nóng nảy cũng trở nên bình hòa: Tôi không đi học một ngày nào, sau khi tu luyện Đại Pháp, nhờ học Pháp mà biết chữ.

Tu luyện chính Pháp hơn 20 năm, tôi luôn ở tuyến đầu giảng chân tướng trực diện, và bước đi ổn định. Đặc biệt là trong 9 năm từ 2011 đến 2019, trải nghiệm phát sách “Cửu Bình Cộng sản đảng” và giảng chân tướng cứu người vẫn không thể nào quên! Đó là một hồi ức đáng nhớ, thậm chí là cả những câu chuyện cứu người hữu kinh vô hiểm (mặc dù có kinh động, có đáng sợ nhưng rốt cuộc cũng không xảy ra sự cố tổn thất nguy hiểm).

Tôi biết tất cả những gì mình làm chỉ là đang trợ Sư cứu người, còn cứu người mới là Sư phụ. Tôi chỉ làm được việc kiên trì bước ra, đối diện với từng người hữu duyên mà Sư phụ đẩy đến trước mặt tôi, và tôi mở miệng giảng. Tôi chỉ làm được việc luôn luôn bảo trì tâm trợ Sư cứu người không thay đổi, chính niệm chính hành thực hiện, không buông lơi.

I. Trực tiếp phát ‘cửu bình’, giảng chân tướng trong chín năm không gián đoạn

Đầu năm 2011, sau khi tôi đến nhóm học Pháp để học Pháp, đồng tu làm tài liệu lấy từ trong ba lô ra sách “cửu bình Cộng sản Đảng” và cuốn tài liệu chân tướng nhỏ, v.v., nói rằng bài chia sẻ trên Minh Huệ Net đề cập về việc nên phát lượng lớn tài liệu chân tướng tập trung vào “cửu bình”. Trước đó, khi giảng chân tướng cho đối phương và nếu họ đã tam thoái (thoái khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội của Trung Cộng), tôi sẽ tặng một bùa hộ thân chân tướng Đại Pháp. Ngoài ra, tôi cũng đi dán tấm chân tướng, treo băng rôn chân tướng, v.v., nhưng chưa từng phát “cửu bình”.

Tôi hỏi đồng tu bên cạnh: “Phát ‘cửu bình’ thế nào?”

Đồng tu nói: “Kể từ khi ‘cửu bình’ bắt đầu ở Trung Quốc Đại lục, có cảnh sát mặc thường phục ở khắp mọi nơi bắt giữ các học viên phân phát cửu bình. Người Trung Quốc Đại lục bị đầu độc bởi những lời dối trá của tà đảng, cộng thêm bị cám dỗ bởi tiền của tà đảng, có người có thể sẽ tố báo cơ quan công an. Vì muốn người dân Trung Quốc nhìn rõ tà đảng, trong các đồng tu phát “cửu bình”, có biết bao người đang bị bức hại trong nhà tù. Chị biết đó, mặc thường phục cũng vậy, người tố báo cũng vậy, ai có thể phân biệt được một khi họ đi ngang qua? Vì vậy thông thường sẽ dùng cách ‘đặt’, đó là tránh chính người nhận, nên sẽ đặt ‘cửu bình’ trên bậu cửa sổ và trong sân của mỗi hộ gia đình, trong giỏ xe đạp, trên các phương tiện khác nhau, bên đường có người qua lại, v.v.”

Tôi hỏi: “Đặt ư? Nếu không ai lấy sẽ lãng phí, thật đáng tiếc phải không?”

Đồng tu trả lời: “Sau khi đặt ở đó, sẽ quan sát từ xa, thường đều có người lấy. Rất ít khi không lấy, (nếu không ai lấy) chúng tôi sẽ đi đến lấy ‘cửu bình’ lại, và đó là cách làm.”

Nghe đồng tu nói như vậy, tôi không nói gì, trong tâm nghĩ: Mình cảm thấy mình có thể trực tiếp phát “cửu bình” cho người thế gian; mình có thể kết hợp phát với giảng chân tướng, khuyên tam thoái. Tôi cảm thấy làm như vậy sẽ không có vấn đề gì. Một niệm đầu tiên này đã định lại con đường tu luyện Chính Pháp của tôi trong chín năm sau đó. Tôi chiểu theo yêu cầu của Sư phụ mà bước đi ổn định, và kết quả này là điều mà tôi không nghĩ tới ngay từ đầu. Cảm tạ Sư phụ!

Sau khi trong tâm tôi có sự chắc chắn, tôi đã lấy 20 cuốn “cửu bình Cộng sản Đảng” vào ngày hôm đó. Tôi lấy ra năm cuốn, rời nhóm học Pháp và trực tiếp đi đến con đường sầm uất nhất ở đô thị lớn. Tôi đứng bên cạnh quảng trường, bắt đầu nỗ lực đầu tiên của mình.

Tôi nghĩ, đối với một tác phẩm vĩ đại như “cửu bình”, đầu tiên tôi phải quan sát xem người đó là ai trước khi phát, chỉ bằng cách trao cho những người trông như có tri ​​​​thức văn hóa, có khí chất, mới có thể phát huy tác dụng lớn hơn. Tôi quan sát trong đám đông qua lại, nhìn kỹ mới đưa một quyển, và nói: “Chào ông, tặng ông một quyển ‘sử ký’ xem nhé!” Đối phương giơ tay nhận, sau khi xem xem mấy chữ “cửu bình Cộng sản Đảng” trên bìa sách thì cầm theo sách rời đi. Bốn cuốn liên tiếp đều được phát theo cách này.

Đồng tu đi cùng thấy tôi làm như vậy, bèn lấy một cuốn cuối cùng để phát và cũng nhanh chóng được mọi người tiếp nhận (kể từ đó, đồng tu tăng thêm tín tâm. Bà ấy đã phát lượng lớn, đôi khi mang theo 10 cuốn trong giỏ trên lưng, và bà đã phát suốt mấy năm).

Trong chín năm, đầu tiên tôi phát “cửu bình”, sau đó phát “Mục đích cuối cùng của Chủ nghĩa Cộng sản”, và cuốn chân tướng nhỏ, v.v. Vì phát thuận lợi, nên mỗi tuần trong chín năm, tôi đã thực hiện một cách bình thường và từng bước với những con số và phương pháp như vậy.

Trong chín năm qua, hơn 90% người dân đã chấp nhận chân tướng Đại Pháp. Khi phát “cửu bình”, thông thường số người tiếp nhận là tuyệt đại đa số; cũng bao gồm những trường hợp khi nhận “cửu bình” là chủ động muốn nhận thêm, tâm tình xúc động, từ lâu đã khao khát muốn có, thậm chí có người ban đầu muốn tố báo, sau đó lại nhận và rời đi, v.v. Số người không muốn tiếp nhận chân tướng Đại Pháp chỉ có vài phần trăm.

II. Những câu chuyện xảy ra trong khi giảng chân tướng cứu người

Sư phụ giảng:

“Pháp thân của Sư phụ cũng vậy, các chính Thần cũng vậy, hay trường cự đại do Đại Pháp tại thế gian tạo dựng ra cũng vậy, đều có thể khiến những người có duyên, khiến những người có thể được cứu độ theo các loại hoàn cảnh ấy mà đến trước mặt chư vị, cho họ một cơ hội để biết được chân tướng; nhưng chư vị phải làm, nếu chư vị không làm thì không được.” (Giảng Pháp tại Pháp hội thủ đô Mỹ quốc [2006], Giảng Pháp tại các nơi VII)

Tôi chiểu theo Sư phụ giảng, bước ra đối diện với những người hữu duyên mà Sư phụ đưa đến bên cạnh tôi, và có thể cứu độ, để giảng chân tướng cho họ. Sau đây là từng hồi ức đáng nhớ, thậm chí là những câu chuyện trợ Sư cứu người hữu kinh vô hiểm trong chín năm đó.

Câu chuyện hồi ức đáng nhớ:

Thứ nhất: Hy vọng có được

1. Chủ động nhận sách

Rất nhiều khi phát “cửu bình”, người nhận sách đều là chủ động. Tôi nhớ có lần bên ngoài một khu chợ tổng hợp rộng lớn, tôi vừa đứng ổn định ở lối ra của tầng hầm, liền có một người đi ngang qua bên cạnh, tôi thuận tay phát một cuốn, ông ấy không nhận. Tiếp theo là người thứ hai đi đến, tôi mau chóng phát và cô ấy đã nhận. Tiếp theo là người thứ ba, người thứ tư đến, tôi đều phát, hết người này đến người khác đến lấy sách. Nhìn từ tư thế nhận sách, có thể thấy rất chủ động, họ đều là những người trẻ 20, 30 tuổi. Tình huống như vậy rất nhiều.

2. Muốn thêm một cuốn

Ở vị trí đầu cầu, tôi cầm một cuốn “cửu bình” đưa cho một người nam, sau khi anh ấy nhận, xem xem bìa sách. Rồi anh ấy chìa tay ra nói: “Tôi muốn thêm một cuốn! Bác có không?” Tôi lấy ra một quyển từ ba lô và đưa cho anh ấy. Từng có nhiều trường hợp như vậy. Đôi khi nói rằng lấy cho bạn bè, đôi khi nói rằng lấy cho bạn học. Những lúc ấy đều nói rằng, từ lâu đã nghe nói có một cuốn sách như thế này, hôm nay đã được thấy, đã nhận được, thực sự vô cùng cảm ơn!

3. Người đàn ông trung niên: Được cuốn sách này – tôi như được phúc báo!

Gần một trường đại học, tôi gặp một người đàn ông trung niên hơn 40 tuổi. Tôi vừa tiến lên đưa cho ông ấy cuốn sách, vừa nói: “Chào anh, anh muốn xem thử cuốn sách này không?” Sau khi nhận, ông ấy xem xem bìa sách, sau đó lật qua mục lục và nói liên tục nhiều lần: “Cảm ơn! Cảm ơn!”

Nhìn thấy ông ấy vui mừng khi nhận được sách, tôi hỏi: “Trông anh rất thích cuốn sách này nhỉ?”

Ông ấy gật đầu nói: “Đúng rồi.”

Tôi nói: Anh muốn thoái xuất khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội mà anh từng gia nhập không, sẽ có phúc báo lớn hơn!

Anh ấy cầm cuốn “cửu bình” trong tay đắc ý nói: “Tôi đã làm tam thoái rồi. Hôm nay được cuốn sách này, cho thấy rằng tôi đã được phúc báo!” Ông ấy vừa nói vừa rời đi. Đi khá xa còn quay đầu lại hợp thập và nói cảm ơn với tôi!

4. Giáo sư đại học: Cuốn sách này rất hữu dụng với tôi, tôi vẫn luôn tìm kiếm!

Hôm đó, tôi có việc gấp. Trên đường đi ngang qua chỗ dừng đợi tàu, thuận tay phát một cuốn “cửu bình” cho một người trông như phần tử trí thức điển hình. Tôi nói: “Trông anh là người có trí thức, tặng anh một cuốn sử ký xem nhé!” Sau khi ông ấy nhận liền xem bìa sách và nói: “Ồ! Từ lâu đã nghe nói có cuốn sách như vậy, tôi vẫn luôn tìm kiếm, hôm nay nhận được rồi, thật tốt quá!”

Ông ấy nói với tôi: “Tôi là người nghiên cứu lịch sử trong trường đại học, cuốn sách này rất hữu dụng với tôi.”

Tôi nói: Vậy tốt rồi! Giáo sư đại học, lại là người nghiên cứu lịch sử. Anh có biết rằng trước khi “cửu bình” được xuất bản, nhiều học giả và người nổi tiếng trong ngoài nước vẫn luôn nghiên cứu về Trung Cộng, nhưng không ai trong số họ nghiên cứu minh bạch. Cuốn sách “cửu bình” này là lịch sử thực sự về Trung Cộng, bao gồm từ khi thành lập đảng đến khi thành lập chính quyền, ghi chép chân thực về mọi thứ Trung Cộng đã làm, với lượng lớn sự thật lịch sử, chân thật và đáng tin cậy. Đặc biệt là các cuộc vận động sau khi Trung Cộng thành lập: Cải cách ruộng đất, Trấn phản, Tam phản, Ngũ phản, Phản hữu, Nạn đói lớn, “Cách mạng văn hóa”, sự kiện “Lục Tứ” (ngày 4 tháng 6 năm 1989), đàn áp Pháp Luân Công… hãy lấy xem thử nhé!

Vì tôi bận đi gặp đồng tu, không có thời gian nói chuyện nhiều hơn với ông ấy. Nhìn từ biểu hiện và lời nói của ông ấy, ông ấy hy vọng sẽ giữ tôi lại thêm một chút, ông ấy muốn thông qua tôi để liễu giải thêm về đề tài liên quan đến “cửu bình”. Tôi rời đi rất nhanh khiến ông ấy hơi thất vọng.

Thứ hai: Tâm trạng xúc động

1. Ông lão thương binh rưng rưng nước mắt

Ông lão thương binh tàn tật đứng đó nhìn ngôi nhà đối diện bị phá bỏ. Tôi đưa “cửu bình”, ông ấy không nhận. Ánh mắt dường như đang đáp lại, nghèo khổ bần cùng như vậy, tâm trạng đâu mà đọc sách! Tôi đã nói rằng khắp Trung Quốc có rất nhiều công trường “loạn phá dỡ, loạn xây dựng” như vậy. Trong kiểu “phá đi xây lại” này, một số ít người trở nên giàu có, nhiều người trở nên nghèo khó, và một số người mất chỗ nương thân. Ông ấy không trả lời.

Sau đó, tôi được biết ông là một người lính nông thôn trở về nhà sau khi bị tàn tật trong chiến tranh Trung-Việt, ông không có trợ cấp nhà cửa, không được sắp xếp công việc, không có tiền thương tật, thứ duy nhất có là “trợ cấp sinh hoạt tối thiểu”, hơn 200 Nhân dân tệ. Tôi bày tỏ sự thông cảm và nói: Làm thế nào ông có thể sống với số tiền ít ỏi này? Năm đó tuổi trẻ ra chiến trường, vào sinh ra tử, cuối cùng tàn phế nhưng không ai quan tâm, không ai hỏi han! Chính phủ này thật bạc bẽo! Ông lão thương binh tàn tật cảm thấy còn có người có thể lý giải, và những giọt nước mắt cảm ơn tuôn rơi từ mắt ông.

Tôi nói mình có một phương thức tốt có thể thay đổi vận mệnh của ông: Một là thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”; một là phải thoái xuất khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội của tà đảng Trung Cộng. Ông ấy nói với tôi rằng, ông ấy đã từng gia nhập đoàn, đội, và đồng ý thoái xuất. Tôi nói từ nay bắt đầu cố gắng niệm chín chữ chân ngôn nhiều nhất có thể, mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn.

Ngay từ lúc tôi nói, ông ấy đã nắm lấy tay tôi không buông, nước mắt lăn dài xuống miệng ông ấy, tôi lấy khăn giấy đưa cho ông, và ông ấy không ngừng nói: “Cảm ơn! Cảm ơn!” Sau khi tôi rời đi rất xa và quay đầu nhìn lại, ông ấy vẫn đang hợp thập cảm ơn tôi!

2. ‘Phát thề độc’ trong hố tai mèo

Một người chạy xe ôm đã lấy “cửu bình”. Ông ấy nói mình từng tham gia “cuộc phản kích tự vệ”. Mặc dù mạo hiểm sinh tử trên chiến trường, hiện nay cũng chẳng có gì, may mà thân thể vẫn còn khỏe mạnh toàn vẹn, chạy xe ôm cũng tạm có thể duy trì cuộc sống qua ngày.

Tôi nói, từng gia nhập đảng, đoàn, đội thì phải thoái xuất nó từ trong tâm. Lúc tôi nói về “tuyên thệ” khi gia nhập là phát thề độc, người cựu binh chạy xe ôm rất xúc động tiếp lời, chao ôi! Những gì bác nói hoàn toàn là thật. Trong chiến tranh Trung-Việt, vào thời khắc quyết định xông pha chiến đấu, hơn 20 chiến hữu chúng tôi được gọi vào “hố tai mèo”. Vào trong rồi mới biết là muốn chúng tôi tuyên thệ gia nhập đảng. Khi đó tôi cảm thấy kỳ lạ, tôi thậm chí không viết đơn xin vào đảng, chỉ đi theo lãnh đạo vào hố tai mèo và nói: “Phải thề chết bảo vệ tổ quốc!” Ồ! Hóa ra thực sự là phát “thề độc”!

Ông ấy rất vui vẻ nói: Tôi thoái đảng, đoàn, đội, tiêu trừ lời thề độc năm đó! Người cựu binh chạy xe ôm đã tam thoái, biểu hiện ra dáng vẻ nhẹ nhõm và vui vẻ. Khi rời đi, ông ấy chủ động bước tới bắt tay tôi, còn liên tiếp nói: “Cảm ơn bác! Cảm ơn bác!”

3. Lão công an: Người chết đói trong Nạn đói lớn là thật

Một ông cụ ngoài 70 tuổi đang ngồi bên đường, sau khi đồng tu đi cùng tôi bước đến nói chuyện, quay lại nói nhỏ với tôi rằng: Ông ấy là công an về hưu. Tôi đi trước và hỏi: “Xin hỏi quý tính của anh?” Sau khi ông ấy trả lời, tôi nói: “Ồ, chồng tôi cùng họ với anh, chúng ta là người một nhà nhỉ, tôi gọi anh là lão ca nhé! Chúng ta gặp nhau chính là duyên phận. Lão ca, trước tiên anh xem thử cuốn sách này nhé.” Tôi thuận tay đưa cuốn “cửu bình”. Khi ông ấy nhận sách và lướt qua, tôi nói: Trong sách có ghi chép về việc người chết đói trong “Nạn đói lớn”, đây là chuyện mà tôi đích thân nhìn thấy. Lão công an đóng sách lại, và lắng nghe những gì tôi nói tiếp theo.

Tôi nói: Khi còn nhỏ, gia đình tôi sống gần huyện Kim Sa, Quý Châu. Trong Nạn đói lớn, những người nông thôn đến thị trấn huyện đã chết ở rìa thành phố trước khi họ đến thành phố, có người ngã phía Đông, có người ngã phía Tây; người chết đói trong thị trấn cũng nhiều; nghe người lớn nói riêng rằng ở vùng nông thôn của huyện Kim Sa, không nói đến khẩu phần lương thực, ngay cả lương thực hạt giống cũng bị chính quyền lục soát và tịch thu, nửa năm nay không có lương thực. Người dân thị trấn đã không được cung cấp khẩu phần lương thực trong ba tháng, người không chết đói mới lạ!

Lão công an xen vào nói: Đúng là có người chết đói trong Nạn đói lớn, và người chết đói ở huyện Kim Sa còn nghiêm trọng hơn.

Tôi nói: Người chết đói trong “Nạn đói lớn” được chính phủ nói là do “thiên tai tự nhiên”. Người thân của tôi ở Cục Lương thực, những gì tôi biết là đảng ủy huyện và chính quyền huyện đã nói với chính quyền trung ương và các tỉnh, thành phố, huyện, rằng họ đã làm thế nào để thu hoạch lương thực ở huyện của mình được bội thu; vậy là các tỉnh, huyện và thành phố xung quanh huyện chúng tôi thiếu lương thực lần lượt đến lấy lương thực, chẳng mấy chốc, kho thóc đã trống rỗng. Sau đó, họ chất rơm vào kho, phủ thóc lên trên và nói: “Kho đầy lương thực”.

Lão công an xen vào bổ sung: “Tôi biết, lúc đó đã kinh động đến chính quyền trung ương, Chu Ân Lai đã đến Quý Châu, chúng tôi đã đi cùng ông ấy đến huyện Kim Sa để tìm hiểu về vấn đề này.”

Tôi nói: Người thân tôi thay mặt Cục Lương thực, đã nhiều lần đề nghị với bí thư huyện ủy rằng kho lúa gần như trống rỗng, không thể thực hiện “cứu trợ lương thực cho người nghèo”, cũng không thể kéo lương thực ra ngoài nữa, vì điều này mà đã bị kết án bảy năm tù. Triệu Quảng Ngọc, bí thư huyện ủy, bị kết án ba năm tù vì có quá nhiều người chết, quần chúng phản đối mạnh mẽ và đề xuất án tử hình, và đã bị xử tử ngay lập tức.

Lão công an ngắt lời và đính chính: Triệu Quảng Ngọc, bí thư huyện ủy của các chị, chưa bao giờ bị kết án tử hình, cũng chưa bao giờ ngồi tù một ngày. Trên thực tế, đã tìm một vật tế thần, đó là tù nhân đã bị kết án tử hình và đang chờ xử bắn.

Tôi nói: Hèn chi! Trước khi nổ súng tại phiên tòa công khai, mọi người đều nghị luận riêng, rằng đâu là Triệu Quảng Ngọc! Quả nhiên là giả.

Từ những lần ngắt lời của lão công an, có thể thấy rằng ông ấy biết rất rõ những việc xấu mà tà đảng Trung Cộng đã làm. Tôi nói: Xem ra anh đã có kinh nghiệm cá nhân về những việc xấu mà Đảng Cộng sản làm, vậy anh mang cuốn sách này về xem thử, để liễu giải thêm một bước về bản chất của Trung Cộng. Ông ấy khẽ khẽ gật đầu. Tôi nói tiếp: Sau đây tôi muốn nói với anh một chuyện, đó là tam thoái bảo bình an. Tránh xa Trung Cộng, bản thân bình an thì tốt biết bao!

Xem ra, lão công an không xa lạ với chủ đề tam thoái, cũng không cảm thấy bất ngờ. Đồng tu đi cùng nói: Hay là lấy hóa danh nhé, sẽ an toàn hơn, vậy lấy hóa danh “Phú Quý” nhé?

Lão công an nói: “Được! Tôi chỉ gia nhập đoàn, đảng.” Khi rời đi, ông ấy nói với tôi: “Chị đi bình an nhé!”

Lão công an nhận “cửu bình”, nghe chân tướng, đồng ý tam thoái, tất cả chỉ trong một bước.

Thứ ba: Người dân khát khao chân tướng

1. Một nhóm người giành chân tướng

Đó là một ngày đầu xuân năm 2011, tôi mang đĩa quang chân tướng sự kiện “Lục Tứ”, và tài liệu chân tướng “Tàng Tự Thạch” đến trước cổng công viên. Tôi lấy ra đĩa quang sự kiện “Lục Tứ” và lớn giọng nói: Tôi có đĩa quang sự kiện “Lục Tứ” tặng các vị xem! Vừa dứt lời, một nhóm người lập tức quay sang tôi và lần lượt đưa tay ra, hơn chục đĩa quang và tài liệu về “Tàng Tự Thạch” cùng các tài liệu chân tướng khác đều được lấy hết.

Sau đó, tôi giảng chân tướng xoay quanh nội dung sự kiện “Lục Tứ” và “Tàng Tự Thạch” đã phát, sau dẫn dắt đến chủ đề tam thoái. Đó là nói với mọi người trước mặt tôi về chân tướng trong tay họ là gì? Vì sao phải tam thoái?

Tôi nói: Kể từ khi Trung Cộng thành lập vào năm 1949, 80 triệu người Trung Quốc đã bị giết trong các cuộc vận động khác nhau, nhiều hơn tổng số người chết trong hai cuộc chiến tranh thế giới, và tàn bạo hơn cả Hitler; hình ảnh trên tấm vé ở thị trấn Chưởng Bố, huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu là sự thật, từ lâu đã là một điểm du lịch, và những người có ô tô có thể đến tham quan. Tảng đá đó rơi xuống từ ngọn núi cách đây 500 năm, và được người dân địa phương phát hiện vào năm 2002. Mặt cắt của tảng đá có hiện sáu chữ lớn “Trung Quốc cộng sản đảng vong”, đó là lời cảnh báo từ thiên thượng cho người thế gian. Những ai hễ từng tham gia đảng, đoàn, đội của Trung Cộng, phải nhanh chóng thoái xuất mới có thể được bình an.

Sau đó, tôi đã thoái cho bảy người. Một người trước mặt tôi nói, trước đây từng nghe người khác nói nhưng không thoái. Hôm nay nghe minh bạch rồi, nên sẽ thoái. Ông ấy còn nói rằng con gái cũng thoái. Tôi nói: Con gái anh phải tự thoái mới được. Anh về nhà nói cho cháu nghe, cháu phải đồng ý thoái. Sau đó khi có cơ hội gặp những người như chúng tôi, thì nhờ giúp thoái mới được.

2. Người của ‘Phòng 610’ muốn sách Đại Pháp

Khi tôi phát tài liệu và đĩa quang chân tướng, khuyên nhóm người đó “tam thoái”, có một người đàn ông đứng phía sau tôi ở bên trái, ông ấy không nói, cũng không hỏi tôi tài liệu giảng chân tướng. Sau khi đám đông đó tản đi, tôi quay lại nói với ông ấy: “Trông anh giống cán bộ nhà nước?” Ông ấy ngầm thừa nhận.

Tôi nói: Anh đã nghe những gì tôi vừa giảng, vậy anh tam thoái nhé!

Ông ấy hỏi lại: “Vì sao phải thoái đảng, đoàn, đội?”

Tôi nói: Ở thế gian này, ai cũng biết xuống địa ngục là bất hảo. Nhưng rất nhiều người Trung Quốc nói rằng “đi gặp Marx sau khi chết”, điều này có liên quan đến lời tuyên thệ khi gia nhập đảng, đoàn, đội – “phải hiến dâng cuộc đời mình cho Đảng Cộng sản”, đó là “lời thề độc”, và phải được thực hiện sau khi chết. Khi đã “tam thoái”, nó không thể quản anh, lời thề độc cũng tiêu mất! Và có được tương lai tốt đẹp.

Ông ấy nói: “Tôi có 30 năm tuổi đảng. Tôi từng bức hại Pháp Luân Công các vị.”

Tôi nói: Anh biết sai thì tốt rồi.

Ông ấy nói tên thật của mình và thoái xuất khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội. Tiếp theo, ông ấy đề xuất muốn xem sách Đại Pháp. Khi đó tôi sững người một lúc rồi nói: Anh nói mình từng bức hại Pháp Luân Công, nhưng vẫn không có sách sao?

Ông ấy trả lời: Chị nghĩ có thể tùy tiện lấy ư?

Hôm đó là ngày cuối tuần và ông ấy hy vọng sẽ nhận được sách vào thứ Hai tới. Tôi nói: Sách Đại Pháp rất túng thiếu, tôi còn phải đi khắp nơi hỏi thăm, đi khắp nơi tìm kiếm. Tôi nói thời gian này và địa điểm này vào ngày thứ Ba thì thế nào? Ông ấy đã đồng ý.

Câu chuyện hữu kinh vô hiểm

Thứ nhất: Bảo hộ đệ tử Đại Pháp

1. Cảnh sát: ‘Bác ơi, đừng phát ở đây.’

Một lần, tại một nơi sôi động náo nhiệt và đông người tụ tập qua lại trong công viên, khi một phụ nữ trẻ khoảng 40 tuổi lấy “cửu bình” từ tôi và rời đi, tôi thuận tay lấy ra một cuốn khác từ ba lô của mình, ai đó vỗ nhẹ vào cánh tay trái của tôi. Khi tôi nhìn lại, hóa ra đó là một cảnh sát mặc cảnh phục, với còi báo động và bộ đàm trong túi áo ở ngực.

Cậu ấy nói với tôi nhỏ nhẹ và ôn hòa: “Bác ơi, đừng phát ở đây.”

Tôi trả lời một cách tự nhiên: “Được, cảm ơn cậu!”

Sau sự việc lần đó, tôi cảm thấy nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều hơn là sự khen ngợi người cảnh sát từ tận trong tâm, cậu ấy dùng cách này để bảo hộ đệ tử Đại Pháp, chính là dùng hành động của bản thân để lựa chọn một tương lai tốt đẹp.

2. Người đàn ông: Cẩn thận!

Nhìn thấy một người đàn ông ở đầu cầu, tôi bước đến và đưa cho ông ấy cuốn “cửu bình” và nói: “Tặng anh một cuốn xem thử!”

Ông ấy nhận, vừa xem thì nghiêm khắc hỏi: “Cuốn sách này từ đâu vậy?” Ông ấy nói tiếp: Bác có biết đây là sách gì không? Cuốn sách như vậy nếu bị phát hiện sẽ bị kết án bỏ tù, bác có biết điều đó không?

Tôi nói: “Cảm ơn anh quan tâm.”

Người đàn ông cũng dùng cách của bản thân để bảo hộ đệ tử Đại Pháp. Biểu hiện của họ là biểu hiện của việc đã minh bạch chân tướng Đại Pháp.

Thứ hai: Thấy ‘cửu bình’ liền muốn tố báo, sau khi nghe chân tướng đã lấy ‘cửu bình’ và rời đi

1. Lão tiên sinh: Tôi lấy về xem thử

Một ngày hè năm 2015, tôi đang đi bộ xuống núi từ hồ nước trên đỉnh núi của công viên, có một ông lão trông có vẻ hiểu biết, và có hàm dưỡng đang ngồi bên bậc thang đá.

Tôi bước đến hỏi: “Lão tiên sinh, ông thích sách không?”

Ông ấy trả lời: “Thích chứ!”

Tôi đưa cho ông ấy một cuốn “cửu bình” cuối cùng còn lại. Ông ấy thoáng thấy “cửu bình Cộng sản Đảng”, liền để cuốn sách xuống đùi, một tay nắm chặt tay tôi, tay kia bấm số điện thoại, miệng nói: “Bây giờ tôi báo cáo chị!”

Đối diện với trạng thái đột ngột này, tôi không hoang mang, đầu tiên trong tâm thỉnh cầu Sư phụ gia trì cho tôi, ngăn ông ấy phạm tội với Đại Pháp.

Sau đó tôi hỏi: “Lão tiên sinh, năm nay ông bao nhiêu tuổi?”

Ông ấy trả lời: “Gần 80 tuổi.”

Tôi nói: Đúng rồi, ông lớn tuổi hơn tôi, và ông đã trải qua nhiều điều hơn tôi. Bây giờ ông muốn điện thoại báo cáo tôi, ông chưa xem sách mà đã muốn báo cáo, liệu có vô lý không? Ông cầm sách về xem thử, nếu trong sách nói không phù hợp sự thật, lần sau gặp lại, báo cáo tôi cũng không muộn, đúng không?

Nghe đến đây, ông lão dừng tay bấm điện thoại, và nói: “Được! Không báo cáo chị, chị đi đi!”

Tôi hỏi: “Còn cuốn sách đó?”

Ông ấy nói: “Tôi lấy về xem thử.”

2. Người công an về hưu: Lấy sách mang đi

Một buổi sáng đầu hè năm 2016, tôi đang đi bộ trên con đường ven hồ trong công viên từ rất sớm thì gặp một người đàn ông gánh nước khoáng trên núi. Khi đến gần, tôi thân thiện hỏi thăm: “Chào buổi sáng tiên sinh!”

Ông ấy cũng thân thiện gật đầu chào, tôi thuận tay lấy một cuốn “cửu bình” đưa cho ông: “Tặng anh một cuốn xem thử.” Ông ấy nhận sách, sắc mặt lập tức thay đổi, và nói: “Chị biết tôi làm gì không?”

Tôi nói: “Anh làm gì thì xem cuốn sách này đều có chỗ tốt.”

Ông ấy nói, con trai tôi cũng là công an, hơn nữa còn quản cái này của các chị (ông ấy giơ giơ cuốn sách lên, ý là chuyên bắt những gì liên quan đến Pháp Luân Công).

Tôi nói: Vậy tốt, anh thực sự phải lấy cuốn sách này về cho con trai mình xem. Tuyệt đối là có chỗ tốt cho con trai anh và cả gia đình anh.

Ông ấy đột nhiên nói: “Được rồi! Chị đi đi.”

Tôi thấy ông ấy căn bản không có ý muốn trả lại cuốn sách cho tôi, ông ấy đã lấy cuốn sách đi.

Lời kết

Trong chín năm cứu người, từng người tôi đối mặt đều là những người xa lạ. Sư phụ luôn bảo hộ tôi, ban cho tôi trí huệ. Tôi chỉ có tâm trợ Sư cứu người, khi tôi chính niệm chính hành, Sư tôn gia trì cho tôi, ban cho tôi trí huệ giảng chân tướng, và tôi đã kiến chứng sự toàn năng của Đại Pháp.

Bản quyền các tác phẩm đăng trên Minh Huệ Net thuộc sở hữu của Minh Huệ Net. Nếu đăng lại phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở phía trước tác phẩm (“Theo Minh Huệ Net đưa tin, …”), sau đó ghi chú đường dẫn đến bản gốc của Minh Huệ Net. Nếu đăng lại cho mục đích thương mại, vui lòng trao đổi với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/3/8/助師救人中見證著大法的無所不能-448494.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/5/5/208378.html

Đăng ngày 10-06-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share