Bài viết của Lin Zhanxiang

[MINH HUỆ 18-07-2007] Trong những năm gần đây, Trung Quốc dần dần biến thành một nhà máy khổng lồ sản xuất đồ dùng cho toàn thế giới. Hàng hoá “Made in China” tràn ngập thị trường thế giới. Làm thế nào Trung Quốc có thể sản xuất những hàng hoá với giá “rẻ mạt” ? Rất nhiều người không biết câu trả lời về vấn đề này, và chỉ nghĩ rằng tiền công thì rẻ mạt tại Trung Quốc. Thật ra, còn nhiều vấn đề khác nữa – bao gồm nhiều mặt hàng sản xuất bởi những tù nhân bị giam trong những trại giam, trại cưỡng bức lao động, trong số này có rất nhiều đệ tử Pháp Luân Công bị giam trái phép tại đó. Những hình ảnh dưới đây là những ví dụ của nhiều mặt hàng được sản xuất bởi các đệ tử Pháp Luân Công những người bị giam trái phép tại các trại giam hay trại cưỡng bức lao động.


CLASS mhs
Những con bướm sản xuất bởi các đệ tử Pháp Luân Công bị giam tại trại cưỡng bức lao động Heizuizi tại thành phố Trường xuân, tỉnh Cát Lâm (Cát Lâm).


Giây chuyền và vòng đeo tay


Hàng thủ công nghệ


Đồ trang sức của trẻ em

Những hàng hoá ở trên là những thủ công và đồ trang sức của trẻ em sản xuất bởi các đệ tử Pháp Luân Công bị giam tại trại cưỡng bức lao động Mã Tam Gia (Mã Tam Gia) tại thành phố Sơn đông tỉnh Liêu Ninh.

Ngoài việc bức hại các đệ tử bằng các thủ đoạn tra tấn dã man, giết hại, hãm hiếp, đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) còn bắt buộc họ lao động nô lệ, và mổ cắp các bộ phận nội tạng của họ để bán. Các đệ tử Pháp Luân Công bị bắt và giam giữ trái phép tại các nhà tù, trại cưỡng bức lao động và các tại các trung tâm tẩy não vì họ không chịu bỏ lòng thành tín của họ đối với Pháp Luân Công và các nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn của vũ trụ. Trong khi họ luôn luôn bị hành hạ, họ còn bị bắt buộc lao động nặng nhọc hơn 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày trong những điều kiện hết sức khắc nghiệt để sản xuất các hàng hoá này. Những hàng hoá này được xuất cảng qua Hoa kỳ, Nhật bản, Ùc, Châu Âu và đem lại những nguồn lợi khổng lồ cho ĐCSTQ. Sự lạm dụng cưỡng bức lao động đối với các đệ tử Pháp Luân Công là một phần rất quan trọng trong chính sách bức hại Pháp Luân Công bởi ĐCSTQ.

Trong thực tế, những hàng hoá mang nhãn hiệu “Made in China” đúng ra phải được ghi rằng “Made in China bằng Cưỡng bức Lao động”. Hầu hết hàng hoá xuất khẩu là sản xuất bởi cưỡng bức lao động là đã vi phạm luật lệ của Tổ chức Mậu dịch Thế giới và đã đem lại những nguồn lợi khổng lồ cho ĐCSTQ, mà chúng dùng tài nguyên này để tiếp tục chính sách bức hại Pháp Luân Công và trả tiền thù lào, tiền thưởng cho các công an có công trạng trong chính sách bức hại Pháp Luân Công này.
Khi mọi người nói về “phép lạ” kinh tế và số tiền dự trữ khổng lồ tại Trung Quốc, họ có thật sự hiểu rằng đã có bao nhiêu người lao động nô lệ đã đổ máu sau bức tường thép tối tăm này?

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/7/18/159108.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/7/30/88152.html

Đăng ngày 31-7-2007; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share