Bài của phóng viên Hua Qing

[MINH HUỆ 21-11-2011] Ngày 20 tháng 11 năm 2011 là kỷ niệm 10 năm những người phương Tây chứng thực Pháp Luân Đại Pháp tại quảng trường Thiên An Môn. Ba mươi sáu học viên từ 12 quốc gia bao gồm Anh, Đức, Pháp, Mỹ, Canada, và Úc đã đi đến quảng trường Thiên An Môn, một khu vực tưởng niệm ở thủ đô của Trung Quốc, để phản đối cuộc bức hại. Hành động đó là dựa trên tâm nguyện đấu tranh cho tự do tín ngưỡng cho người dân Trung Quốc. Với hành động của mình, họ đã tuyên bố: “Chúng tôi đến vì các bạn.”

2011-11-20-minghui-autralia-kate--ss.jpg
Kate hát tại lễ kỷ niệm “Ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới 2011” ở quảng trường Union, New York

Trong số những học viên đó có Kate Vereshaka, lúc đó là một sinh viên đại học 21 tuổi

Kate là một học viên mới 11 năm trước. Cô đã bị trầm cảm trước khi cô bắt đầu tập Pháp Luân Công và cần rất nhiều thuốc để trị các triệu chứng của mình. Nhưng tất cả các loại thuốc làm cho tình trạng của cô tồi tệ hơn. Cảm xúc của cô không ổn định, dẫn đến nhiều căng thẳng trong mối quan hệ với cha mẹ và gia đình cô. Thông qua tập Pháp Luân Đại Pháp cô đã có thể ngồi thiền, tập công, và tu tâm mình, và kéo cô ra khỏi nỗi đau của trầm cảm và sự phụ thuộc vào thuốc. Cô đã trở nên khỏe mạnh và kết hôn. Sau đó Kate đã đối xử tốt với cha mẹ và cả gia đình cô, và trở nên vui vẻ và hòa hợp.

Kate nhớ rằng không quá lâu sau khi cô bắt đầu tu luyện, cô đã đạt đến trạng thái  sức khỏe lý tưởng. Sau đó cô nghe nói về việc các học viên Trung Quốc bị bức hại và bị giết chết ở Trung Quốc. Không do dự, cô quyết định đi đến Trung Quốc để nói với mọi người về sự thay đổi của mình để chứng thực những điều kỳ diệu của Pháp Luân Đại Pháp và giúp chấm dứt cuộc bức hại đối với các học viên Đại Pháp vô tội.

Cô nói: “Tôi 21 tuổi. Tôi là một học viên mới tập Pháp Luân Công chưa lâu tại thời điểm đó. Bởi vì Pháp Luân Đại Pháp đã giúp tôi kéo mình ra khỏi nỗi đau của bệnh trầm cảm và lạm dụng ma túy, tôi cảm thấy rất buồn khi biết về những học viên bị bức hại và bị giết ở Trung Quốc. Họ đang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp giống như tôi. Tôi cảm thấy vô cùng vinh dự khi tôi biết rằng tôi có thể đi đến quảng trường Thiên An Môn. Không chút do dự, tôi đã quyết định tham gia vào nhóm. Tôi biết đó là điều đáng giá nhất để làm trong cuộc đời tôi. Thông qua sự kiện này, tôi đã có thể mang lại hy vọng cho người dân Trung Quốc và làm cho thế giới nhận thức về cuộc đàn áp tàn bạo đối với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.”

Vào khoảng 2 giờ chiều ngày 20 tháng 11 mười năm trước, 36 học viên Tây phương từ 12 quốc gia với những trải nghiệm và mong muốn tương đồng đã đến quảng trường Thiên An Môn và giương một tấm biểu ngữ đề: “Chân- Thiện- Nhẫn”. Họ đã ngồi thiền trang nghiêm để thể hiện sự từ bi và sức mạnh của Đại Pháp. Họ đã bày tỏ từ trái tim mình : “Chúng tôi đến vì các bạn” và cho thấy vẻ đẹp của “Chân- Thiện- Nhẫn” với trái tim và tâm hồn mình.

Tuy nhiên chỉ vài phút sau khi họ ngồi xuống, cảnh sát Trung Quốc đã lũ lượt kéo  tới bắt giữ họ. Kate bị một vài cảnh sát đối xử thô bạo và bị lôi vào một chiếc xe hơi. Trong khi ở sở cảnh sát, cô đã nói với cảnh sát những điều tuyệt vời của Đại Pháp, rằng Pháp Luân Công đã được thực hành ở hơn 40 quốc gia trên thế giới, và rằng cuốn Chuyển Pháp Luân đã được dịch ra 17 thứ tiếng và các ngôn ngữ khác. Cảnh sát nghĩ rằng cô đang nói dối, và nói với cô rằng Đảng cộng sản Trung Quốc đã nói với họ rằng Pháp Luân Công đã bị cấm trên khắp thế giới. Khi họ hỏi luật nào cấm trưng bày một biểu ngữ: “Chân- Thiện- Nhẫn”, thật kinh ngạc, cảnh sát nói rằng bản thân những từ “Chân- Thiện- Nhẫn” đã là vi phạm pháp luật. Các học viên Tây phương đã cảm thấy điều này là không thể tin được, nhưng họ đã kinh ngạc hơn vì mức độ mà người dân Trung Quốc đã bị lừa gạt.

Kate nói: “Những kẻ độc tài đã bức hại người dân Trung Quốc quá lâu trong khi ngăn chặn tất cả những tin tức lọt ra bên ngoài. Việc có nhiều người Tây phương đến Quảng trường Thiên An Môn để giúp người dân Trung Quốc đấu tranh cho tự do là chưa từng có. Tất cả chúng tôi mong muốn cho họ biết rằng chúng tôi đến Quảng trường Thiên An Môn vì họ.”

Cô nói: “Nhiều năm sau khi tôi quay lại từ Trung Quốc, tôi đã nghe một câu chuyện về một học viên mà đã bị cầm tù. Trong thời gian khi anh ấy bị tra tấn, anh đã nhận được một món quà được bọc bằng một tờ báo mà có bài viết về việc chứng thực Pháp của chúng tôi ở Quảng trường Thiên An Môn. Nhờ đọc nó, anh đã biết về những gì các học viên nước ngoài đang làm để giúp đỡ họ, điều đó đã cho anh nhiều hy vọng. Tin tức đó đã cho anh lòng can đảm và sức mạnh để đối mặt với cuộc bức hại. Tôi đã nghe nhiều câu chuyện như vậy.

Sau khi cô quay lại Úc, Kate đã dùng nhiều cách để đấu tranh chống lại cuộc bức hại và nói cho người dân sự thật về Pháp Luân Công. Khi các học viên bắt tay vào “Đi bộ thỉnh nguyện toàn cầu” để giảng chân tướng, cô đã nhìn vào những mốc đánh dấu trên bản đồ thế giới của hành trình thỉnh nguyện toàn cầu của các học viên. Cô cảm thấy họ giống như các lạp tử Đại Pháp trải rộng trên khắp thế giới. Cô cảm thấy rằng mình cần hoàn thành trách nhiệm của mình vì thế cô cũng tham gia đi bộ.
Kate cũng đã dùng chất giọng tuyệt vời của mình để truyền vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp. Dựa trên những kinh nghiệm chứng thực Pháp Luân Đại Pháp tại Quảng trường Thiên An Môn ở Trung Quốc của mình, cô đã viết một bài hát và đã hát nó để phơi bày cuộc bức hại. Đó là một trong những bài hát trong album của cô. Nó thúc giục mọi người đứng lên và cùng nhau đấu tranh chống lại cuộc bức hại. Cô nói: “Tôi thường nói với mọi người về những gì đã xảy ra tại quảng trường Thiên An Môn trong các buổi biểu diễn của mình. Nhiều người ở các quốc gia khác nhau đã xúc động bởi những bài hát của tôi. Họ cảm ơn tôi đã cho họ biết sự thật về cuộc bức hại tàn bạo đối với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/11/21/“我为中国人而来-”-图–249690.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/11/29/129754.html

Đăng ngày 8-12-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share