Bài viết của phóng viên Minh Huệ Đường Ân
[MINH HUỆ 18–11–2011] Sau khi bị giam giữ 17 tháng, hai học viên Pháp Luân Công Việt Nam là anh Vũ Đức Trung và người anh vợ Lê Văn Thành đã bị kết án lần lượt ba năm tù và hai năm tù vào ngày 10 tháng 11 năm 2011. Họ bị đưa ra xét xử chỉ vì phát tín hiệu sóng ngắn về các chương trình của Đài phát thanh Hy Vọng vào Trung Quốc Đại Lục. Sự phân biệt đối xử và việc kết án hai học viên Pháp Luân Công của Chính phủ Việt Nam cùng sự khuất phục đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) của họ đã dấy lên mối quan ngại và sự lên án trong cộng đồng quốc tế.
Các tổ chức nhân quyền quốc tế và các tổ chức nhân quyền khác trên khắp thế giới đã lên án Chính phủ Việt Nam vì giam giữ các học viên Pháp Luân Công và vi phạm quyền tự do ngôn luận vào năm ngoái. Khi biết đến lời tuyên án này, các học viên Pháp Luân Công ở Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Áo, Đài Loan, Hàn Quốc, Australia và các quốc gia khác đã kháng nghị trước Đại sứ quán và Lãnh sự quán Việt Nam.
Anh Vũ Đức Trung, 31 tuổi, Tổng giám đốc một công ty công nghệ cao ở Hà Nội, và anh Lê Văn Thành, 36 tuổi, đã bị bắt và giam giữ bởi Phòng cảnh sát điều tra Bộ Công An từ tháng 06 năm 2010.
Bà Doris Chen, người phát ngôn của Đài phát thanh Hy Vọng ở Sydney, nói rằng hai anh Trung và Thành đã phơi bày tội ác của ĐCSTQ cho xã hội Trung Quốc, bao gồm cuộc bức hại Pháp Luân Công và việc mổ cướp tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Bà cũng nói rằng những gì họ làm không hề có hại cho người dân hay Chính phủ Việt Nam và là hợp pháp, dựa trên Điều 19 của Tuyên ngôn Nhân quyền Toàn cầu.
Việc phát các tín hiệu radio qua sóng ngắn không vi phạm luật hình sự ở Việt Nam. Tin tức được phát vào Trung Quốc Đại Lục đã phá vỡ sự phong tỏa thông tin của ĐCSTQ, điều này đã chọc tức ĐCSTQ và khiến họ gây áp lực đối với Chính phủ Việt Nam. Qua việc giam giữ và kết án hai học viên, Chính phủ Việt Nam đã hoàn toàn khuất phục trước ĐCSTQ.
Ngày 05 tháng 10 năm 2011, tổ chức Ngôi nhà Tự do (Freedom House) đã lên án Trung Quốc dùng sức ép ngoại giao để tiến hành các biện pháp trừng trị thẳng tay hơn đối với các nhóm tôn giáo thiểu số và để hạn chế quyền tự do biểu đạt ở ngoài biên giới. Cùng ngày, tổ chức Phóng viên Không Biên giới cũng đăng một bài báo lên án các hành động nhắm tới các học viên Pháp Luân Công của Chính phủ Việt Nam.
Các học viên Pháp Luân Công và các nhóm nhân quyền tập trung trước Đại sứ quán Việt Nam ở Washington D.C ngày 04 tháng 10 năm 2011 để phản đối việc giam giữ các học viên Pháp Luân Công.
Hội Tiếng nói người Việt tại Mỹ (VVA) cũng đưa ra một tuyên bố vào ngày 04 tháng 11, thúc giục Chính phủ Việt Nam tôn trọng tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng, theo Tuyên ngôn Nhân quyền Toàn cầu của Liên Hợp Quốc, và thả các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ.
Một cuộc đối thoại nhân quyền 2 ngày giữa Mỹ và Việt Nam đã bắt đầu vào ngày 09 tháng 11 năm 2011. Tổ chức Ân xá Quốc tế, Phóng viên Không Biên giới, và Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp ở Washington D.C đưa ra các tuyên bố lên án cách hành xử của Chính phủ Việt Nam với các học viên Pháp Luân Công, và kêu gọi Chính phủ Mỹ giúp hai học viên Pháp Luân Công được tự do.
Ông Mark Toner, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đã gọi cuộc đối thoại này “đúng là một cơ hội để họ thảo luận một loạt các vấn đề nhân quyền giữa Việt Nam và Hoa Kỳ”. Một quan chức khác của Bộ Ngoại giao nói Hoa Kỳ chắc chắn sẽ giữ vững lập trường về vấn đề Pháp Luân Công cũng như các vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc và Việt Nam. Cả Trung Quốc và Việt Nam hiện đều nằm trong danh sách “Các nước cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo (CPC)” của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Các học viên Pháp Luân Công kháng nghị việc giam giữ các học viên của Chính phủ Việt Nam trong đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt ngày 09 tháng 11 năm 2011.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) có trụ sở tại New York gọi sự giam giữ anh Trung và anh Thành là “một sự vi phạm tự do biểu đạt”. “Việt Nam không nên vi phạm nhân quyền và trừng phạt các công dân của chính mình chỉ vì các hoạt động của họ không làm hài lòng Trung Quốc”, ông Phil Robertson, Phó chủ nhiệm Phụ trách Khu vực châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu.
“Đây là một ngày đáng buồn cho Việt Nam”, người phát ngôn của Pháp Luân Công, ông Trương Nhi Bình nói. “Việc kết án hai anh Trung và Thành trong một phiên tòa giả tạo là đáng xấu hổ và tạo ra một tiền lệ nguy hiểm cho chính quyền Việt Nam tuân theo áp lực của ĐCSTQ”, ông Trương nói. “Chúng tôi hy vọng cộng đồng quốc tế có thể nhân đôi nỗ lực của mình để giành lại tự do ngay lập tức cho những người này và sử dụng bất cứ ảnh hưởng có thể nào để đảm bảo rằng nhà cầm quyền Việt Nam dừng ngay việc ngược đãi các học viên Pháp Luân Công ở trong nước”.
Pháp Luân Công được phổ biến tại Việt Nam vào năm 2006. Những năm gần đây, Việt Nam đã cúi đầu trước ảnh hưởng của ĐCSTQ. Trong khi Pháp Luân Công là hợp pháp ở Việt Nam, nhà nước đã gây áp lực có hệ thống lên các học viên Pháp Luân Công trong nước. Một văn bản được ban hành bởi Chính phủ Việt Nam tháng 04 năm 2011 cho biết việc bức hại Pháp Luân Công của họ là do áp lực từ phía ĐCSTQ. Công an Việt Nam đã ẩu đả và giải tán khoảng 50 học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện ôn hòa trước Đại sứ quán Trung Quốc ngày 08 tháng 11.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/11/18/各界谴责越南冤判法轮功学员(图)-249539.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/11/20/129590.html
Đăng ngày: 24– 11– 2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.