Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc

[MINH HUỆ 06-11-2011] Ngày 19 tháng 1 năm 2011, đội trưởng Lâm Phong cùng với nhiều người ở Đội an ninh nội địa Phúc Châu đã bắt ông Tả Phúc Sinh khi ông đang trên đường đến chỗ làm. Sau đó họ đã đến lục soát nhà ông Tả và phê chuẩn việc bắt ông. Phòng 610 ở thành phố Phụ Châu đã chỉ đạo Viện kiểm sát và Tòa án huyện Thương Sơn để leo thang việc bức hại ông Tả. Tòa án huyện Thương Sơn tạo nhiều chướng ngại để can nhiễu luật sư trong quá trình đọc hồ sơ và gặp thân chủ của ông. Trong lúc đó, Phòng 610 đã chỉ đạo Cục tư pháp ở thành phố nơi luật sư cư ngụ để gâp áp lực không cho luật sư tham dự phiên xử.

Ông Tả bị giữ tại Trại giam số 1 thành phố Phúc Châu trong hơn chín tháng. Trong thời gian đó, gia đình ông liên tục yêu cầu trả tự do cho ông nhưng không thành công. Gần đây gia đình ông đã nộp đơn kiện Viện kiểm sát quận Thương Sơn vì đã gia hạn và giam giữ phi pháp ông Tả, yêu cầu trả tự do cho ông ngay lập tức.

Mẹ ông Tả năm nay 80 tuổi, bà đã mời một luật sư ở thành phố khác đến đại diện cho ông. Ngày 12 tháng 10, gia đình ông Tả đã nhận được một bưu thiếp từ ông Tả, thông báo rằng ông đã nhận được bản cáo trạng từ Viện kiểm sát quận Thương Sơn vào ngày 8 tháng 10 và ông mong muốn được gặp luật sư của mình. Tuy nhiên, Tòa án quận Thương Sơn đã tạo ra nhiều chướng ngại để ngăn không cho luật sư đọc hồ sơ vụ việc và gặp thân chủ của mình. Sau khi luật sư rời phòng xử, thẩm phán Thái Văn Kiến đã đến trại giam và nói dối ông Tả, nói rằng “ Luật sư đã không đến gặp ông. Sẽ không có ai bào chữa cho ông tại tòa ”. Gia đình ông Tả đã gọi cho luật sư một lần nữa và biết rằng Phòng 610 đã ra lệnh cho Cục tư pháp ở thành phố nơi vị luật sư cư ngụ để gây áp lực không cho luật sư tham dự phiên xử.
Gia đình ông Tả đã mời hai luật sư khác ở Bắc Kinh đến giúp. Hai vị luật sư mới đến Phụ Châu vào ngày 31 tháng 10. Chiều hôm đó, họ đã đến trại giam để gặp ông Tả. Hai luật sư đã ghi lại cuộc nói chuyện và ông Tả đã ký vào giấy ủy quyền và bản ghi chép cuộc họp.

Sáng hôm sau, hai luật sư đến Tòa án quận Thương Sơn để gặp thẩm phán Thái Văn Kiến. Thẩm phán Thái đã rất ngạc nhiên khi thấy chữ ký của ông Tả và hỏi họ lấy chữ ký của ông như thế nào. Luật sư nói rằng họ đã có đủ giấy tờ, nên họ được phép gặp ông Tả. Sau đó thẩm phán Thái nói rằng ông ta cần một bản sao chứng minh thư của mẹ ông Tả, cần hai bản sao bằng luật sư của hai luật sư, và ông ta cần thảo luận với cấp trên. Ông ta nói rằng ông ta sẽ gọi cho luật sư nhưng nói rằng điện thoại của ông ta không thể gọi điện đường dài. Hai luật sư không hề bị ảnh hưởng bởi những lời hăm dọa của thẩm phán, họ nói “Chúng tôi sẽ gọi cho ông sau”.

Đây không phải là lần đầu tiên thẩm phán Thái Văn Kiên gây áp lực cho luật sư và xâm phạm vào quyền thân chủ hợp pháp của họ. Năm 2010, Thái đã dùng những thủ đoạn tương tự để ngăn hai luật sư ở Bắc Kinh đến biện hộ cho cô Diệp Xảo Minh, một học viên. Ông ta ép buộc con trai cô Diệp chấm dứt bản hợp đồng với các luật sư của cô, và Tòa án quận Thương Sơn sau đó đã kết án cô ba năm tù với bốn năm án treo.


Bản tiếng Hán:  https://www.minghui.org/mh/articles/2011/11/6/福州市“六一零”操纵司法局向律师施压-248782.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/11/17/129525.html
Đăng ngày 12-12-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share