Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 06-11-2011] Vào ngày 05 tháng 03 năm 2011, anh Chu Hướng Dương, một học viên Pháp Luân Công, từng là kỹ sư ở Học viện Thiết kế và thăm dò số 3 thành phố Thiên Tân, đã bị bắt đến Nhà tù Cảng Bắc ở thành phố Thiên Tân lần thứ hai. Công an ở nhà tù đã tra tấn anh tàn bạo, như bắt anh thực hiện tư thế hình mỏ neo ở dưới đất, và sốc điện bằng dùi cui điện. Ở quê anh Chu, huyện Xương Lệ, thành phố Quỳnh Đảo, có 2,300 người dân đã ký vào đơn kiến nghị để giúp anh. Điều này đã được báo cáo ra nước ngoài và thu hút được rất nhiều sự chú ý. Chính quyền Trung Quốc, lo ngại cộng đồng có thể biết được sự thật về cuộc bức hại, nên đã xúi giục công an đến sách nhiễu những người đã ký vào đơn.
Anh Chu Hướng Dương, một học viên Pháp Luân Công, từng là kỹ sư ở Học viện Thiết kế và thăm dò số 3 thành phố Thiên Tân, thuộc Cục đường sắt Thiên Tân.
Những người dân ký vào đơn kiến nghị đã đến kháng cáo tại tòa. Họ rất hăng hái và thậm chí còn công khai bày tỏ thái độ oán giận đối với Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Điều đó khiến cho ĐCSTQ rất lo sợ. Khi người nhà anh Chu đưa bức thư tới phòng tư pháp thành phố Thiên Tân, huyện Xương Lệ, và thành phố Tần Hoàng Đảo, đều không có hồi âm. Cũng không có phản ứng gì từ Viện kiểm sát Thiên Tân sau lần điều tra chiếu lệ đó. Phạm vi mà đơn kiến nghị được ký đã bao phủ từ thôn ở địa phương đến gần mười xã ở cùng huyện. Số lượng người ký vào đơn đã lên đến 2,300 người. Ảnh hưởng của nó cũng tăng dần. Những người không biết anh Chu cũng ký vào đơn. Nhiều người đã nghĩ về việc lên tiếng nói cho Pháp Luân Công trước đó, do vậy đây là lúc họ rất vui mừng vì đã giúp được một học viên. Các phương tiện truyền thông nước ngoài cũng báo cáo về hiện tượng này. Khi một số người dân được phỏng vấn, họ đã rất thẳng thắn và bày tỏ thái độ oán giận với ĐCSTQ. Vài người nói “Đảng này thật tàn ác, thật tàn ác!” Đơn kiến nghị đã trở nên nổi tiếng và trở thành chủ đề nóng bỏng trong địa phương. Nhiều người rất vui, dưới triều đại của ĐCSTQ, họ không thể bày tỏ thái độ ngay thẳng. Vài người còn làm thơ để cổ vũ người dân địa phương.
Gần 1500 người dân ở địa phương đã ký vào đơn yêu cầu trả tự do cho anh Chu và đưa những người tra tấn anh ra công lý.
Gây ra sợ hãi là một cách làm thông dụng của ĐCSTQ, và cũng là phản ánh nội tâm sợ hãi thực sự của nó. Gần đây có thông tin rằng những người ký vào đơn kiến nghị đã liên tục bị sách nhiễu. Vào ngày 19 tháng 10, hai công an của Đồn công an xã Mã Đà Điếm ở huyện Xương Lệ, thành phố Quỳnh Đảo, và có vài người ở Đội Hậu Mã Điếm tham gia điều tra đơn kiến nghị. Hai công an đã đến gặp người phụ trách ở thôn. Vị này đã đưa họ đến xưởng sản xuất quần áo được điều hành bởi em anh Chu. Người quản lý nhà máy đã ra gọi đội trưởng đội sản xuất, và công an bắt đầu hung hăng với những người dân đã ký vào đơn kiến nghị với một bản sao lá đơn ở trên tay, nói rằng “Ông đã ký vào đơn kiến nghị cho anh Chu. Các ông đang đối đầu với Đảng hay muốn gì đây?” Một người dân trả lời “Chúng tôi ký vào đơn để giúp anh Chu. Nếu các ông đến giúp chúng tôi, tại sao không ký vào?! Người phụ trách ở thôn chúng tôi cũng đã đóng dấu của ông ấy vào đấy” Công an đã bỏ đi.
Lúc 4 giờ chiều ngày 03 tháng 11, hai công an ở Phòng công an xã Xương Lệ và hai công an ở Đồn công an xã Mã Đà Điếm đã đến nói chuyện với anh trai và chị dâu của anh Chu. Họ hỏi về đơn kiến nghị và ghi lại những gì họ nói. Anh trai của anh Chu thừa nhận rằng anh là người làm đơn. Công an âm mưu bắt anh phải ký vào bản ghi chú những gì họ viết, nhưng cha anh đã ngăn anh lại. Lúc 6 giờ tối, viên chức ĐCSTQ bỏ đi sau khi nói rằng họ sẽ quay lại.
Ngày 04 tháng 11, nhiều viên chức chính phủ và người ở Đồn công an Mã Đà Điếm đã đến nhà anh Chu để sách nhiễu người nhà, họ nói “Ai là người viết đơn kiến nghị? Ai gửi đơn đi? Ai đi photo chúng?” Những gì mà họ ghi chép lại vào hôm trước đã được để lại ở đồn công an. Họ yêu cầu anh trai cả của anh Chu đến và ký vào ghi chú, nói rằng nếu anh ấy không có thời gian, thì họ sẽ lại đến nhà anh ấy. Người ở phòng công an nói rằng đó là lệnh từ cấp cao nhất và nó được lọc xuống từng cấp phía dưới. Họ cũng chỉ ra rằng có một số học viên đã ký vào đơn kiến nghị, và nói rằng họ sẽ tìm họ. Sau đó cha anh Chu đã đưa anh cả của anh rời khỏi nhà họ. Người dân kiến nghị đến chính quyền bằng hình thức đơn kiến nghị, hoàn toàn là để mang lại lợi ích cho nhiều người. Điều này đáng lẽ nên được chính quyền và xã hội khuyến khích. Điều đó cũng chỉ ra người dân có niềm tin chính quyền sẽ làm điều đúng đắn. Tuy nhiên, ĐCSTQ đã phụ lòng người dân, thay vào đó, lại hiểu những hành động đó như là thái độ đối đầu với Đảng, khiến điều đó trở nên buồn cười.
Sự kiện kháng cáo được 2,300 người dân ở quận Tần Hoàng Đảo ủng hộ thay mặt cho các học viên Pháp Luân Công là lần đầu tiên người dân ở Trung Quốc công khai ủng hộ Pháp Luân Công ở trên một diện rộng như vậy trong 12 năm qua. Điều đó khiến cho bộ phận lãnh đạo chủ chốt của ĐCSTQ rất lo lắng. Do đó, viên chức ở thành phố Thiên Tân và Phòng 610 tỉnh Hà Bắc đã chú ý đến việc này. Họ đang cố gắng đối chọi với ý kiến của người dân và reo rắc sự kinh hoàng để ngăn sự kiện này lan rộng. Ngày 29 tháng 10, nhiều người ở Đội an ninh nội địa Đường Sơn đã bắt vợ anh Chu, cô Lý San San, đưa cô đến Trại tẩy não Đường Sơn. Sau đó cô bị chuyển đến một chỗ khác, hiện giờ không ai biết cô đang ở đâu.
Người dân trong nước và truyền thông nước ngoài đang rất quan tâm về việc này.
Trưởng Đồn công an xã Mã Đà Điếm: +86-335-2069242
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/11/6/两千村民联名营救工程师-恶警骚扰签名者-248808.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/11/17/129526.html
Đăng ngày 04-12-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.