Bài viết trong Pháp hội Chia sẻ Kinh nghiệm Tu luyện qua Internet lần thứ Tám của các đệ tử ở Trung Quốc

Bài viết của một đệ tử ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 16-11-2011] Tôi là người trẻ nhất trong nhóm học Pháp của các học viên cao tuổi. Có một học viên khác gần 70 tuổi và số còn lại đã trên 70. Trong đó, có một học viên học hết phổ thông, hai người chỉ mới học đến lớp hai hoặc lớp ba, và ba người còn lại chưa từng được đi học. Điều đó từng gây khó khăn cho việc học Pháp của chúng tôi.

Một người trông thấy vậy đã nói: “Không ai đọc chậm như nhóm của bà.” Một vài người hỏi tôi: “Bà có thể thăng tiến khi học với những phụ nữ cao tuổi này không?” Thỉnh thoảng, tôi cũng nghĩ tới việc rời bỏ họ. Nhưng khi tôi nhìn thấy sự mong mỏi và tin tưởng của họ, tôi cảm thấy mình có trách nhiệm ở bên họ.

-Từ tác giả

Kính chào Sư phụ từ bi!

Chào các bạn đồng tu trên toàn thế giới!

Tôi học Đại Pháp năm 1995 và tôi là một giáo viên 62 tuổi đã về hưu. Kể từ lần đầu đọc Tuần báo Minh Huệ, tôi hiếm khi bỏ sót một bài báo nào. Nhưng tất cả những gì tôi đã làm là nhận về mà không cho đi. Khi tôi thấy lời kêu gọi viết bài cho Pháp hội trên mạng lần thứ Tám, tôi đã muốn viết một bài. Nhưng tôi thường hay trì hoãn. Cho tới một ngày, một đồng tu gọi tôi tới. Cô ấy bảo tôi rằng chúng tôi sắp có một Pháp hội ở địa phương vào ngày tới, và tôi cần phải phát biểu. Tôi muốn từ chối, nhưng cô ấy nói đó là sự phân công. Tôi nghĩ: “Liệu có phải Sư phụ đang điểm hóa cho tôi bằng cách để học viên đó bảo tôi phải làm gì không? Làm sao tôi có thể từ chối được? Tôi không chỉ sẽ chia sẻ kinh nghiệm ở địa phương mình, tôi còn sẽ báo cáo với Sư phụ trong Pháp hội trên mạng. Bài chia sẻ của tôi có được chấp nhận hay không không quan trọng, quan trọng là tôi đã tham gia.

1. Thành lập một nhóm học Pháp

Vào mùa xuân năm 2003, tôi tham dự một Pháp hội ở địa phương. Một học viên lớn tuổi đề cập rằng vì bà ấy không được đi học nhiều, nên rất khó học Pháp. Ngay lúc đó, tôi nói rằng mình có thể giúp bà ấy. Sau Pháp hội, tôi cùng bà ấy tới nhà bà. Nhưng trên đường, tôi gặp một người quen và đã dừng lại để giảng chân tướng cho ông ấy về Đại Pháp. Bà ấy đã không đợi tôi. Lúc đó, tôi cảm thấy bà ấy có chấp trước vào sợ hãi. Có lẽ, thời điểm lúc đó chưa đủ chín.

Phải tới tận tháng Mười năm 2005 mới có một học viên gọi tôi tới nhà và bảo tôi rằng bà đang học Pháp tại nhà một học viên cao tuổi khác. Không ai trong số họ được đi học nhiều. Họ không tham gia vào nhóm học Pháp nào trước 20 tháng Bảy năm 1999. Họ không thể đọc Chuyển Pháp Luân và rất lo lắng. Vì vậy, tôi đã tham gia cùng họ, và ba chúng tôi hình thành một nhóm học Pháp. Sau đó, một vài học viên cao tuổi khác cũng tới tham gia cùng chúng tôi. Hiện tại nhóm chúng tôi có tất cả bảy người.

Tôi là người trẻ nhất. Một học viên khác gần 70 tuổi, và những người khác hơn 70 tuổi. Một học viên đã học hết phổ thông, hai người mới học đến lớp hai hoặc lớp ba, trong khi những người còn lại chưa từng đến trường. Điều đó đã gây khó khăn cho việc học Pháp của chúng tôi.

Mặc dù đều đắc Pháp trước ngày 20 tháng Bảy năm 1999, họ chưa từng tham gia một nhóm học Pháp nào. Một vài người đã hoàn toàn dừng học Pháp sau khi cuộc bức hại bắt đầu. Họ đọc rất chậm. Họ thường bỏ sót các từ, đọc thêm các từ, đọc sai, không biết ngắt nghỉ câu, và hiểu nhầm nghĩa. Tôi thường phải sửa lại cho họ khi chúng tôi đọc. Chúng tôi mất hơn ba tiếng để đọc mỗi bài giảng. Đôi lúc, tôi thật sự thất vọng. Các nhóm học Pháp khác có thể học hai bài giảng mỗi ngày, nhưng chúng tôi chỉ học được một bài. Các học viên tới nhóm của chúng tôi rồi rời đi sau khi họ thấy tình hình. Một người trông vậy nói: “Không ai đọc chậm như nhóm của bà.” Một vài người hỏi tôi: “Bà có thể thăng tiến khi học với những phụ nữ cao tuổi này không?” Thỉnh thoảng, tôi cũng nghĩ tới việc bỏ họ. Nhưng khi nhìn thấy sự chân thành và tin tưởng của họ, tôi cảm thấy mình cần có trách nhiệm ở bên họ.

Sư phụ giảng: “Là Sư phụ, tôi không thể để một đệ tử nào rớt lại phía sau…” (“Giảng Pháp tại buổi gặp mặt các học viên vùng Châu Á-Thái Bình Dương”, tạm dịch). Tôi tự hỏi bản thân: “Mình có muốn trợ Sư chính Pháp không? Sao mình không sẵn lòng cho đi? Mình quá ích kỷ. Mình nên giúp những học viên cao tuổi này bởi vì mình biết khó khăn của họ. Đó không phải là một phần của trợ Sư Chính Pháp sao? Mình cần đồng hóa với Pháp và hoàn thành sứ mệnh cứu độ chúng sinh.

Chúng tôi học cùng nhau từ năm 2005. Hiện tại, mọi người đều có thể đọc Chuyển Pháp Luân và học thuộc Luận Ngữ và một số bài thơ trong Hồng Ngâm. Chúng tôi cũng đọc lại một cách hệ thống các bài kinh văn của Sư phụ. Tốc độ đọc Pháp của cả nhóm cũng được cải thiện rất nhiều.

Do các học viên lớn tuổi gặp khó khăn trong việc đọc Tuần báo Minh Huệ, tôi đã đọc cho họ mỗi tuần một lần. Nghe về những điều kỳ diệu mà học viên trên khắp thế giới đã trải nghiệm trong việc vứt bỏ chấp trước, chịu đựng khổ nạn và trợ Sư Chính Pháp, chúng tôi đều kinh ngạc và cảm nhận rằng khoảng cách giữa chúng tôi và họ không lớn chút nào.

Những học viên cao tuổi chúng tôi có thể làm tốt việc giảng chân tướng trực diện cho mọi người. Một học viên về thăm nhà ở vùng quê. Lần đầu tiên đi, bà ấy đã mang về một danh sách 80 người thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc và các tổ chức liên đới của nó; lần thứ hai bà mang về một danh sách hơn 40 người. Chúng tôi nắm bắt mọi cơ hội trong cuộc sống hàng ngày để nói cho mọi người chân tướng về Pháp Luân Công.

Trong những năm gần đây, chúng tôi thường tới nhà tù địa phương để phát chính niệm ở cự ly gần một lần mỗi tuần. Đặc biệt trong hai năm qua, chúng tôi đã vứt bỏ bản ngã và hợp tác với gia đình các học viên bị giam giữ và đã đi tới nói chuyện với các phòng ban chịu trách nhiệm về việc này cho tới khi các học viên được thả ra.

2. Đề cao tâm tính trong các xung đột

Do mọi người đều có chấp trước, nên thỉnh thoảng xung đột đã xảy ra giữa những người trong nhóm chúng tôi. Bằng cách vứt bỏ tự ngã và hướng nội khi mâu thuẫn xảy ra, chúng tôi đã đoàn kết lại. Dưới đây là một vài ví dụ.

-Sao bà ấy lại không thèm nhìn mình

Đó là vào năm 2008. Một học viên tới nhóm chúng tôi học Pháp trong một vài ngày. Cô ấy nói rằng nhóm chúng tôi có một trường rất tốt. Hai học viên trong nhóm chúng tôi vừa giảng chân tướng ở quê về và mọi người đều muốn nghe trải nghiệm của họ. Khi một người nói, tôi chăm chú lắng nghe. Tôi còn nghĩ tới việc ghi âm lại và chỉnh sửa nó để đăng trên Minh Huệ. Nhưng khi nghe, tâm trạng tôi đã thay đổi. Người nói chỉ nhìn học viên mới tới và phớt lờ mọi người còn lại. Tôi cảm thấy hơi bực bội và nghĩ: “Sao bà ấy có thể như vậy? Bà ấy gần như phớt lờ toàn bộ chúng ta.” Khi tôi nhìn các học viên khác, tôi thấy mọi người vẫn đang chăm chú lắng nghe. Tôi băn khoăn: “Tại sao mọi người không cảm thấy gì trong khi mình lại có. Có lẽ mình có chấp trước.” Sau khi về nhà, tôi đã nhìn vào gương mà nói: “Ngươi là ai? Ngươi tự cho mình là trung tâm. Sự việc hôm nay là bài học để ngươi vứt bỏ chấp trước này.” Ngày hôm sau, tôi đã thảo luận vấn đề này với cả nhóm để phơi bày chấp trước của tôi.

– Gửi thư

Một ngày năm 2009, một học viên trong vùng chúng tôi bắt đầu dùng thư để giảng chân tướng. Khi tôi phát phong bì cho nhóm, họ đều nói rằng họ không biết viết. Đầu tiên, tôi chỉ cách cho họ viết mã bưu điện. Khi một người trong số họ làm xong và nói rằng việc đó không khó, tất cả những người khác đã đưa phong bì cho bà ấy. Bà ấy lặng lẽ nhận lấy. Tôi giục họ hãy tự viết, nhưng không ai lắng nghe. Tôi rất bực mình và nghĩ: “Tôi muốn để tất cả các bà thiết lập uy đức của mình, nhưng các bà lại không muốn. Học viên kia quá tự mãn. Thực ra, tôi có thể dễ dàng làm những việc này cho mọi người.” Tâm trí tôi đã không thanh tỉnh. Khi chúng tôi bàn về việc gửi thư, tôi bảo họ rằng mọi người không nên cùng đi. Một học viên nói: “Hãy đi cùng nhau đi. Tôi không sợ.” Khi tôi nghe thấy điều đó, tôi bỗng nhiên bắt đầu nức nở: “Vậy tôi sợ chăng? Bà không biết tôi đã gửi bao nhiêu lá thư một tháng đâu.” Tôi rất căng thẳng, vừa khóc vừa phàn nàn: “Các bà già chẳng biết gì cả. Tôi muốn các bà thiết lập uy đức mà các bà lại không muốn. Học được một chút là bà đã hiển thị.” Trước đó, tôi chưa bao giờ gọi họ là “các bà già”. Sau đó, họ cũng nhận ra có vấn đề và bắt đầu bình tâm lại. Tôi đã bình tĩnh và cảm thấy họ thường rất tốt. Việc họ bỗng nhiên chống đối lại tôi chỉ nhằm giúp tôi loại bỏ chấp trước vào sự kiêu ngạo và tự phụ.

– Một học viên cao tuổi giúp đỡ tôi

Một học viên cao tuổi trong nhóm hơi khôn lanh và trong mọi vấn đề đều như vậy. Một lần sau khi học Pháp, chúng tôi nói về vấn đề của bà ấy và cố gắng giúp bà ấy. Nhưng bà ấy trở nên không vui và muốn bỏ đi sau khi chúng tôi đề cập tới một vài sự việc. Sau đó bà ấy đề cập đến cách cư xử của tôi khi chúng tôi gửi thư. Tôi đỏ mặt và cảm thấy nóng tai. Tôi cố gắng tránh cãi nhau với bà ấy. Sau khi về nhà, tôi tự hỏi tại sao bà ấy không nghe tôi. Tôi đang cố gắng giúp bà ấy, nhưng ngược lại bà ấy lại làm tôi bẽ mặt. Có vấn đề gì sai ở đây? Tôi thấy bản thân mình còn nhiều chấp trước. Trải nghiệm này hóa ra là một đồng tu đã giúp tôi, thay vì tôi giúp bà ấy.

-Được ưu ái

Mặc dù tôi đã trải qua nhiều khổ nạn và học được cách hướng nội, nhưng nguyên nhân gốc rễ vấn ngoan cố nằm tại đó. Khi tôi gián tiếp nghe những lời chỉ trích từ các đồng tu khác về nhóm chúng tôi như: “Tới giai đoạn này, mọi người khác đều học Đại Pháp, nhưng họ vẫn còn đang học Tuần báo Minh Huệ.” “Họ luôn cãi nhau trong khi chia sẻ kinh nghiệm.” Và nhiều điều khác. Tôi cảm thấy buồn và thầm nói với Sư phụ: “Sư phụ, con đã làm gì sai? Hướng dẫn những học viên cao tuổi này đâu có dễ dàng? Làm sao họ có thể đối xử với con như vậy? Trong nhóm, bên cạnh sáu học viên cao tuổi, còn có ba người nữa không tham gia học Pháp với chúng con. Một người 87 tuổi và hai người khác đều 77 tuổi. Con đưa Tuần báo Minh Huệ và các bài chia sẻ kinh nghiệm cho họ hàng tuần. Có ai giúp con? Họ vẫn còn chỉ trích. Sư phụ tán thành trang web Minh Huệ. Làm sao con có thể đọc một mình và không giúp các học viên khác? Con làm không phải để cầu danh mà để giúp các học viên cao tuổi theo kịp chính Pháp.” Khi tôi nghĩ vậy, bỗng nhiên trong đầu tôi có suy nghĩ rằng mặc dù tôi không cầu danh nhưng tôi lại tìm kiếm sự ủng hộ của mọi người. Khi họ tán dương nhóm của chúng tôi, tôi tỏ ra khiêm tốn nhưng trong tâm lại hoan hỷ. Tôi lo lắng khi họ chỉ trích tôi. Tôi có chấp trước mạnh mẽ vào việc không tiếp thu lời chỉ trích, và điều đó cho thấy những chấp trước vào cầu danh, tâm đố kỵ, tâm tranh đấu và oán hận được giấu kín. Tôi nghĩ “Chúng không phải là mình. Hãy để chúng giải thể đi. Tôi muốn làm một học viên chân chính.” Tôi ngộ ra rằng Sư phụ đã thấy tôi có những chấp trước này nên liên tục dùng các việc để gỡ bỏ chấp trước giúp tôi. Chẳng phải Sư phụ đang ưu ái tôi sao?

3. Phối hợp chỉnh thể để loại trừ can nhiễu bằng chính niệm

Môi trường ở nhà của học viên A hơi phức tạp. Thỉnh thoảng bà ấy không loại bỏ được can nhiễu bằng chính niệm. Bà ấy thường nháy mắt và nghiêng người trong khi phát chính niệm. Tôi liên tục nhắc nhở bà ấy rằng chủ ý thức của bà cần phải mạnh. Sau đó, chúng tôi tới nhà bà ấy học Pháp và cố gắng giúp bà ấy thanh lý môi trường. Ngày hôm đó, bà cứ cúi đầu, không muốn nhìn tôi, và tỏ ra khá thiếu kiên nhẫn. Tôi nói: “Hãy phát chính niệm nào.” Các thứ ở không gian khác đã bị tác động. Chúng cảm thấy chúng không còn ở đó được nữa. Vì thế, khi tôi phát chính niệm, bàn tay của học viên đó vẫy vẫy và nói: “Tôi không đi đâu. Tôi không đi đâu.” Tôi hỏi: “Việc gì đang xảy ra vậy?” Bà ấy nói: “Họ bảo tôi đi.” Tôi nói: “Ai cơ?” Bà ấy trả lời: “Một nhóm người bọn họ.” Tôi nghĩ tôi cần kiên quyết loại trừ chúng, vì thế tôi nói: “Bà không thể đi với họ được. Bà là một đệ tử Đại Pháp. Bà là do Sư phụ quản.” Các học viên khác cũng bảo bà ấy rằng bà ấy không thể đi với họ. Bà ấy khóc: “Sư phụ không quản tôi. Mà là bà quản tôi.” Tôi nói: “Tôi không thể quản bà được. Chúng tôi chỉ có thể giúp bà. Chỉ có Sư phụ mới có thể cứu bà.” Sau đó, tôi nhắc tới kinh văn của Sư phụ về thiện giải và cuối cùng nói rằng: “Nếu trong lịch sử, học viên A nợ các vị, hãy tới chỗ bà ấy và đợi ở đó. Nhưng đừng can nhiễu tới bà ấy trợ Sư Chính Pháp. Nếu không, các vị đang phạm phải tội ác và chúng tôi sẽ phải tiêu trừ các vị. Thậm chí nếu chúng tôi không làm vậy, luật của vũ trụ cũng sẽ không để cho các vị yên. Sư phụ của chúng tôi cũng không cho phép điều đó.

Sau đó học viên A nói: “Bà ấy là người tốt. Hãy để bà ấy tu luyện. Chúng ta đi thôi.” Bà ngã xuống giường bất tỉnh. Chúng tôi cùng phát chính niệm. Sau một lúc, học viên A mở mắt và hỏi chúng tôi: “Các bà đến khi nào vậy?” Chúng tôi không nói gì, chỉ nhìn nhau mỉm cười. Tôi biết ở không gian khác, đã xảy ra một cuộc chiến lớn giữa chính và tà. Với sự giúp đỡ của Sư phụ và việc chúng tôi cùng nhau hợp tác, chúng tôi đã cứu được học viên A.

Các học viên trong nhóm chúng tôi đã ở bên nhau được sáu năm. Thỉnh thoảng, một học viên cao tuổi nói lời cảm ơn tôi. Tôi biết đó là Sư phụ đã để tôi thực hiện việc này. Chúng tôi đã hứa và thề nguyện xuống thế gian để trợ Sư Chính Pháp. Giờ đây, chúng tôi sống trong sự từ bi của Sư phụ và tu luyện bản thân. Chúng tôi đã vứt bỏ chấp trước và thăng tiến tâm tính, và đang trưởng thành trong khi giúp Sư phụ Chính Pháp. Tôi muốn nói với mọi người rằng, với sự bảo hộ của Đại Pháp và của Sư phụ, nhóm chúng tôi sẽ không rớt lại phía sau. Hãy nắm tay nhau và theo Sư phụ trở về nhà.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/11/16/明慧法会–让我们手牵手-一起跟师父回家-249163.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/11/24/129677.html
Đăng ngày 08-12-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share