Bài viết của tiểu đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Liêu Ninh, Đại Lục

[MINH HUỆ 29-10-2022] Cháu là tiểu đệ tử Đại Pháp, năm nay cháu 10 tuổi, học lớp ba. Cháu nhớ mình đã đắc Pháp khi được bốn, năm tuổi. Lúc đó cháu và mẹ cùng học thuộc “Hồng Ngâm”, nhưng khi lên lớp một thì không học thuộc nữa.

Khi lên lớp hai, đến tối đi ngủ, cháu luôn sợ, cũng không biết là sợ điều gì, nhưng sợ đến mức không ngủ được. Buổi tối thường mở mắt, thậm chí không dám đi nhà vệ sinh, chỉ ngủ một chút, thành tích học tập cứ rớt xuống. Sau khi mẹ biết thì buổi tối lấy chiếc máy nghe nhạc nhỏ và mở giảng Pháp ở Quảng Châu của Sư tôn. Cháu nghe và cảm thấy âm thanh to rõ thần thánh, dường như đã nghe ở đâu đó, nhưng không nhớ ra, cháu cứ nghe cứ nghe và rất nhanh chìm vào giấc ngủ. Giấc ngủ này rất bình yên, và cháu ngủ đến sáng. Buổi sáng thức dậy, cháu hỏi mẹ trong đó giảng điều gì, vì sao cháu nghe thì không sợ nữa. Mẹ bèn nói cho cháu nghe chuyện tu luyện Đại Pháp, kể từ hôm đó cháu bắt đầu tu luyện cùng mẹ, và thường lắng nghe ghi âm giảng Pháp của Sư phụ.

Sau khi cháu lên lớp hai thì biết rất nhiều chữ, có thể cùng học sách “Chuyển Pháp Luân” với mẹ. Rồi lại học luyện năm bài công pháp. Khi bắt đầu phải nhìn mẹ mới có thể luyện được, đôi khi còn làm sai, đôi khi động tác không đạt, mẹ vẫn nhẫn nại dạy cháu. Thỉnh thoảng mẹ khen cháu luyện tốt. Khi bão luân lần đầu tiên, cháu chỉ có thể bão luân trong hai phút, cánh tay của cháu rất mỏi, cũng rất mệt. Khi cháu biết bão luân phải luyện trong thời gian dài hơn, cháu cảm thấy mình hẳn không thể kiên trì, nhưng điều kỳ diệu là sau này mỗi lần cháu luyện công, cháu đều có thể kéo dài thời gian, không lâu liền có thể bão luân trong 30 phút. Cháu biết là Sư tôn gia trì cho cháu, khích lệ cháu luyện công. Khi cháu bão luân rõ ràng cảm thấy có thể định trụ, cánh tay muốn động cũng động không được, như thể có ai nắm chắc tay cháu vậy, cũng che mắt cháu lại, muốn mở cũng mở không ra.

Về sau bắt đầu học thuộc Pháp, đầu tiên bắt đầu học thuộc từ “Luận ngữ”. Mẹ bảo cháu rằng “Luận ngữ” bao hàm nội dung của “Chuyển Pháp Luân”, rất trọng yếu, nhất định phải học thuộc. Khoảng một tuần cháu đã học thuộc xong.

1. Khai thiên mục

Khi cháu và mẹ đọc đến Bài giảng thứ hai của quyển “Chuyển Pháp Luân”, cháu nói với mẹ rằng, cháu cảm thấy phần thịt giữa hai lông mày xoay và đẩy vào trong, đẩy rất mạnh, cháu còn cảm thấy hơi chói mắt.

Một hôm, khi cháu sắp ngủ thì bỗng nhiên nhìn thấy một con mắt lớn đang chớp chớp nhìn cháu, khiến cháu hoảng sợ. Trong giấc ngủ, cháu chạy dọc theo một con đường đến cuối cùng, nhưng dẫu thế nào cũng không thể chạy đến cuối cùng. Hai bên đường có non có nước có cả thành phố, giống như Sư tôn giảng trong sách vậy. Sau này, cháu xem thấy chữ trong “Hồng Ngâm” phát ra hào quang bảy sắc, rất đẹp. Vài ngày sau, cháu lại nhìn thấy Pháp Luân trên đám mây vàng, và rất nhiều Pháp Luân nhỏ từ đám mây rơi xuống, rơi xuống thân của mẹ và cháu.

Lần nọ, cháu và mẹ nghe ca khúc thiên thượng, có một ca khúc có tiêu đề “Tay của Sư tôn”, tiếp theo cháu nhìn thấy Sư tôn, cháu còn nắm lấy tay của Sư tôn. Tay của Sư tôn to lớn, mềm mại, ấm áp. Mấy ngày sau đó, hễ cháu muốn nắm tay của Sư tôn liền có thể nắm được, Sư tôn còn mỉm cười nhìn cháu, cháu thật hạnh phúc!

Cháu và mẹ, còn có chị nữa, cả ba người thành một nhóm nhỏ học Pháp, mỗi ngày đều học. Khi học Pháp cũng thường có thể nhìn thấy cảnh tượng kỳ diệu. Một lần khi mẹ đang đọc Pháp, một Pháp Luân rất lớn đã hút những thứ màu đen ra khỏi vai, cổ họng và đầu gối của mẹ. Những thứ màu đen đó có hình giọt nước, còn chuyển động, chuyển động trên thân thể. Qua mấy hôm, cháu nói với mẹ chuyện này, mẹ nói mấy hôm đó có vài chỗ trên người thực sự hơi đau, sau đó hết rồi.

Có lần vừa học Pháp xong, cháu nhìn thấy tay của mẹ chạm vào mặt bàn là ánh vàng kim lấp lánh, cháu rất ngạc nhiên. Cháu nhớ Pháp của Sư tôn giảng:

“Vì là người có công chân chính, chư vị không [cần] dùng ý đặc biệt để phát [công], chư vị chạm qua cái gì thì đều lưu lại năng lượng, đều lấp lánh ánh quang.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Khi luyện công, cháu thường mở mắt nhìn mẹ, vì điều này mà mẹ luôn nhắc cháu. Cháu thực sự không nhẫn được, vì khi mẹ và cháu luyện công, cháu thường nhìn thấy Pháp thân của Sư tôn đứng phía sau mẹ, đả xuất ra từng chuỗi Pháp Luân đầy màu sắc để điều chỉnh thân thể cho mẹ, đôi khi còn chỉnh sửa động tác cho mẹ.

Cháu nhớ vào sinh nhật của Sư tôn năm ngoái, có một tiểu đồng tu đã vẽ một hoa sen hồng kính tặng Sư tôn. Cháu nhìn thấy Sư tôn dùng tay ấn những cánh hoa sen, sau đó ngồi lên đó. Mỗi ngày Sư tôn đều ở bên cạnh chúng cháu, bảo hộ chúng cháu.

2. Giảng chân tướng

Trong kỳ nghỉ hè, đôi khi cháu ở nhà của một dì đồng tu, nhà dì có bạn tốt của cháu, cũng là tiểu đồng tu. Mỗi ngày chúng cháu học Pháp, luyện công, phát chính niệm, còn đi ra ngoài giảng chân tướng.

Buổi tối, ba người chúng cháu đi ra ngoài dán tấm chân tướng, ban đầu cháu chỉ có trách nhiệm phát chính niệm, sau khi cháu biết cách dán thì cùng dán. Khi gặp người ở hành lang cũng không hoảng sợ, chỉ vài câu liền có thể hóa giải tình huống không tốt.

Thỉnh thoảng, mẹ dẫn cháu và chị đi ra ngoài chơi, hễ khi chơi với bạn nhỏ không quen biết, cháu bèn bảo các bạn ấy cùng cháu niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”, căn bản các bạn đều niệm cùng cháu. Mẹ nói như vậy các bạn nhỏ sẽ được cứu.

Trong lớp cháu có một bạn còn tự dùng bút viết dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo” rồi bỏ vào trong cặp.

3. Phát chính niệm

Mỗi sáng thứ Hai chào cờ ở trường thì cháu phát chính niệm. Lần thứ nhất cháu phát, lá cờ bay theo gió. Lần thứ hai, cháu bắt đầu phát khi cờ còn chưa kéo lên, kết quả là lễ chào cờ bị hủy. Một lần khác, cột cờ bất ngờ bị đổ và nhà trường đành tìm người thay thế cột cờ. Chỉ cần kéo cờ lên là cháu phát chính niệm, việc kéo cờ đã diễn ra không bình thường vài lần.

Một lá cờ máu được dán phía trên tấm bảng đen trong lớp học của chúng cháu, cháu liền phát chính niệm, lá cờ máu lập tức nghiêng xuống, giáo viên lấy cây sào đẩy thẳng, nó lại nghiêng xuống, lặp lại mấy lần, cho đến khi rơi xuống đất, giáo viên còn hỏi chuyện này thế nào vậy, trong tâm cháu mừng thầm.

Mẹ bảo cháu viết một bài tâm đắc thể hội, và cháu đã viết ra bài này. Nếu có chỗ nào viết không tốt, mẹ cũng giúp cháu sửa một chút.

Đôi khi cháu cũng có rất nhiều lần vượt quan tâm tính không tốt, nhưng mẹ sẽ nhắc nhở cháu đã là người tu luyện, phải chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp mà làm người tu luyện. Thỉnh thoảng cháu làm không tốt, biểu hiện của Sư tôn khi nhìn cháu cũng rất nghiêm túc, nhắc nhở cháu phải làm tốt.

Chính Pháp sắp kết thúc rồi, cháu sẽ chiểu theo yêu cầu của Sư tôn để làm tốt ba việc.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2022/10/29/我是正法時期的大法小弟子-445866.html

Đăng ngày 26-02-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share