Bài viết của Tiểu Ngọc
[MINH HUỆ 28-09-2022] Xuyên suốt chiều dài lịch sử, con người luôn gặp khó khăn trong việc ngăn ngừa và kiểm soát sự lan truyền của dịch bệnh. Tuy nhiên, điều kỳ diệu đã luôn xảy ra trong mỗi trận đại dịch khi dịch bệnh “tránh xa” một số người nhất định hoặc người nhiễm bệnh may mắn hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Dưới đây là một số ví dụ như vậy.
Thoát khỏi dịch bệnh trong dịp Tết Trùng Cửu
Tết Trùng Cửu được tổ chức vào ngày 9 tháng 9 âm lịch là một lễ hội truyền thống của người Trung Quốc bắt đầu từ trước thời nhà Hán (trước năm 25 Công Nguyên).
Có một câu chuyện về việc phòng tránh bệnh dịch được Ngô Quân ghi chép lại vào thời Nam Bắc triều (năm 420 đến năm 589 Công Nguyên) trong cuốn Tục Tề Hài Ký.
Thời Đông Hán có một người tên là Hoàn Cảnh, theo nhà giả kim và tu Đạo Phí Trường Phòng, học Đạo đã nhiều năm. Một năm vào cuối mùa thu, Phí Trường Phòng cảnh báo Hoàn Cảnh rằng sắp có bệnh dịch ở Nhữ Nam vào ngày 9 tháng 9 và dạy anh ấy cách phòng tránh dịch: chuẩn bị trước mấy túi ngô đồng, sáng sớm hôm đó bảo người nhà buộc một túi vào cánh tay, sau đó đưa họ lên núi cao và uống rượu hoa cúc.
Hoàn Cảnh nhớ lời căn dặn của Phí Trường Phòng, sớm ngày 9 tháng 9, anh buộc những túi ngô đồng đã chuẩn bị trước vào cánh tay của người nhà, đưa họ lên núi, và tất cả đều uống rượu hoa cúc. Họ không trở về nhà cho đến khi mặt trời lặn.
Khi về đến nhà, họ bàng hoàng khi thấy tất cả gia cầm và gia súc đều chết hết vì bệnh dịch đúng như Phí Trường Phòng đã dự đoán. Kể từ đó, uống rượu hoa cúc ở nơi cao và phụ nữ buộc túi ngô đồng vào cánh tay vào ngày 9 tháng 9 để xua đuổi tà ma và tai ương đã trở thành phong tục của địa phương.
Hồi phục thần kỳ sau khi nhiễm Covid-19 nghiêm trọng
Dưới đây là tường thuật có thật về việc dì của một học viên Pháp Luân Đại Pháp đã hồi phục sức khoẻ thần kỳ từ bờ vực sinh tử bằng cách tìm kiếm sự giúp đỡ từ Pháp Luân Đại Pháp.
Người học viên này là cư dân ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, nơi đại dịch Covid-19 bùng phát vào tháng 1 năm 2020. Lúc ấy, Tết Nguyên Đán đang cận kề, các cửa hàng và đường phố tấp nập người qua lại. Cả dì và dượng của anh ấy đều bị nhiễm bệnh, và tình trạng của người dì đặc biệt phức tạp và đáng lo.
Dì của anh bị sốt cao, khó thở và không thể ăn được. Bà nằm liệt giường trong tám ngày trước khi được một bệnh viện nhỏ ở ngoại thành đưa vào nhập viện. Lúc đó, bà đã rất yếu.
Phim chụp X-quang cho thấy phổi của bà chứa đầy dịch lỏng. Tệ hơn nữa, vì sợ hãi và lo lắng mà bà đã bị trầm cảm và không thể ngủ được. Bệnh viện cảnh báo chồng bà rằng bà mắc bệnh nguy kịch và bảo ông chuẩn bị tinh thần cho sự ra đi của bà.
Học viên này đã từng giảng chân tướng Pháp Luân Đại Pháp cho dì và dượng của anh trước đây. Dượng của anh rất tiếp thu và có quan điểm tích cực về Pháp Luân Đại Pháp. Ông cũng đã đọc sách Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của môn tu luyện. Nhưng dì của anh đã có cái nhìn tiêu cực về Pháp Luân Đại Pháp và từ chối nghe chân tướng.
Mặc dù dượng của anh cũng bị nhiễm bệnh, nhưng các triệu chứng của ông vẫn ở mức độ nhẹ. “Tình trạng sức khoẻ của dì tôi chắc hẳn có liên quan đến thái độ của dì đối với Đại Pháp”, người học viên nghĩ. “Tôi phải gọi điện cho dì và hy vọng dì có thể thay đổi thái độ”.
Anh ấy cố gắng nói chuyện với dì và bảo dì hãy thư giãn, lắng nghe những gì anh ấy muốn nói. Anh kiên nhẫn giảng chân tướng Pháp Luân Đại Pháp lần nữa và nói với dì rằng anh đã thụ ích ra sao. Anh cũng đưa ra những ví dụ về uy lực chữa bệnh thần kỳ của Pháp Luân Đại Pháp, nhiều người đã hồi phục từ những căn bệnh vô phương cứu chữa nhờ thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”.
Anh cũng khuyến khích dì thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). “Dì ơi, sức khỏe và sinh mạng là điều quý giá. Dì hãy cố gắng làm theo những gì con vừa nói nhé”, người học viên nói với dì của anh bằng cả sự chân thành và với một mong muốn mạnh mẽ giúp dì hồi phục sức khoẻ.
Không như trước đây, lần này dì của anh chấp nhận những gì anh nói và bà nói sẽ chân thành niệm chín chữ chân ngôn.
Anh gọi điện cho dì thường xuyên để hỏi thăm sức khoẻ và động viên dì. Sức khoẻ của dì đã cải thiện từng ngày. Bà đã hạ sốt và có thể ăn được. Sau đó, bà không còn cần máy thở oxy nữa và có thể đi lại quanh giường bệnh vài lần trong ngày. Một tháng sau, bà được xuất viện và hoàn toàn hồi phục!
Sau khi về đến nhà, bà gọi điện cho cháu trai, nói: “Trước đây khi con nói với dì về Pháp Luân Đại Pháp, dì không muốn nghe và còn oán hận. Nhưng giờ thì dì thực sự tin tưởng Pháp Luân Đại Pháp là tốt sau những gì dì đã trải qua!”
Người học viên nói: “Không phải lỗi của dì. Là do trước đây con đã không giảng rõ chân tướng cho dì. Dì đã chọn tin Đại Pháp vào thời khắc then chốt. Điều đó có nghĩa là dì có duyên với Đại Pháp. Chính là đức tin của dì vào Đại Pháp đã giúp dì vào lúc cuối cùng.” Cả dì và dượng anh ấy đều nói họ sẽ liên tục niệm chín chữ chân ngôn mỗi ngày.
Trong thế giới biến động ngày nay, con người đang đối mặt với đủ loại tai ương và thảm hoạ, chẳng hạn như bệnh dịch, bão, lũ lụt, động đất, sóng thần và chiến tranh. Thiên tượng biến hoá là dấu hiệu cho thấy loài người có thể gặp phải những thảm họa tiếp theo. Thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo” và thoái khỏi các tổ chức của ĐCSTQ (Đảng, Đoàn và Đội) nhất định có thể giúp mọi người vượt qua tai hoạ.
Kỳ tích luôn xuất hiện kể từ thời cổ đại. Vô số câu chuyện đã minh chứng rằng có đức tin vào Thần và tuân theo nguyên lý phổ quát Chân-Thiện-Nhẫn chắc chắn sẽ có thể giúp đỡ mọi người trong những tình huống nguy nan nhất.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/9/28/450098.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/11/2/204558.html
Đăng ngày 23-02-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.