Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 23-11-2022] Tu khẩu là một vấn đề trọng yếu đối với người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Chúng ta không nên nói sau lưng người khác hay lan truyền tin đồn. Ngay cả trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc, đây là một đức tính mà mọi người trân trọng.
1. Xét từ góc độ người thường
Lâm Bô (林逋), một học giả thời nhà Tống, đã viết trong Tỉnh Tâm Lục 省心录 (Sách dạy coi xét tâm): “Tai không nghe điều sai của người khác, mắt không nhìn khuyết điểm của người khác, miệng không nói lỗi lầm của người khác.”
Ngô Căng (吴兢), một nhà sử học thời nhà Đường, đã ghi lại trong Trinh Quán Chính Yếu như sau “Quân tử khuyến khích điều tốt ở người khác, tiểu nhân khuyến khích điều ác ở người khác.”
Khổng Tử cũng giảng trong “Luận ngữ”: “Quân tử thản đãng, tiểu nhân thường lo lắng”.
Không tu khẩu chính là hành vi của kẻ tiểu nhân, là điều mà chính nhân quân tử không làm.
2. Xét từ góc độ người tu luyện
Dưới đây là kiến giải của cá nhân tôi về nguyên nhân chủ yếu của việc không tu khẩu
Do tâm bất chính : Không coi mình là người tu luyện, không phải là chỉ lệnh xuất phát từ chân ngã, mà là do nhân tâm, nghiệp lực tư tưởng, can nhiễu bên ngoài dẫn động, cơ điểm là đứng tại người thường, là vị tư vị ngã.
Hướng ngoại nhìn: Không hướng nội tìm, chỉ muốn cải biến người khác, không muốn cải biến bản thân, chấp trước vào chấp trước của người khác là đi sang ma đạo. Không từ những gì nhìn thấy mà nhìn lại bản thân để xem liệu mình có vấn đề tương tự hay không; nếu không vì sao lại nhìn thấy điều đó; thì về cơ bản là không coi đó là hảo sự, là cơ hội đề cao.
Coi những điều mắt nhìn thấy là thực: Lấy giả làm chân, không làm được bất động tâm, mà bị nó dẫn động. Rất nhiều người hiện nay đều là Thần từ trên thiên thượng hạ thế, mạo hiểm can trường hạ xuống để tìm Pháp, rất nhiều người tầng thứ nguyên lai đều rất cao, là người thân của Sư phụ, là chúng sinh mà Sư phụ muốn cứu độ. Khi nhìn bản chất của sinh mệnh, chớ bị mê hoặc bởi giả tướng bề mặt, chớ bị nhân tâm dẫn động.
Tư duy phụ diện, tâm ác: Có thể có những tâm sau:
(1) tâm tật đố: không phục người khác, coi thường người khác, tâm lý bất bình;
(2) tâm oán hận: phàn nàn, tức giận, phát tiết, bất mãn với người khác;
(3) tâm hiển thị, tâm hoan hỷ: hạ thấp người khác, nâng cao bản thân, lập dị khác người, lan truyền tin đồn, không chú ý an toàn, v.v.
(4) tâm tranh đấu: tôi đúng anh sai, tôi mạnh anh yếu, chứng thực bản thân.
cũng như các chủng tâm danh lợi và vị tư vị ngã.
Không tu khẩu là đang bị những tư tâm này dẫn động mà hữu ý hay vô ý làm tổn thương người khác, là đang tạo nghiệp, làm việc tổn đức hại bản thân.
Gây gián cách: Xuất phát điểm và mục đích không phải vì để cứu người, mà là vì tự ngã và cái tình người thường. Niệm phát xuất ra không phải là thiện niệm vì phối hợp chỉnh thể và cứu nhiều người, mà là ác niệm cố chấp, tự tư tự ngã.
3. Xét từ cơ điểm tu luyện thời Chính Pháp
Xét từ cơ điểm Chính Pháp của Sư phụ: Không tu khẩu là đứng tại phía đối lập của Đại Pháp, đều là khởi tác dụng can nhiễu, phá hoại đến Chính Pháp của Sư phụ, đều là làm việc mà ma thích làm.
Xét từ cơ điểm duy hộ và chứng thực Đại Pháp . Sư phụ giảng:
“Đệ tử Đại Pháp làm một chỉnh thể trong chứng thực Pháp mà hợp tác nhất trí thì Pháp lực rất to lớn.” (Giảng pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)
Không tu khẩu chính là không coi đồng tu và bản thân là một chỉnh thể, là một lạp tử của Đại Pháp, không đạt đến nhất trí hài hòa, gây tác dụng gián cách phối hợp chỉnh thể, khởi tác dụng phụ diện, làm suy yếu lực lượng của chỉnh thể.
Không tu khẩu là không coi đồng tu và hết thảy thế nhân, gồm cả người thân của chính mình, là đối tưọng cần được cứu độ trong Chính Pháp, nói gì làm gì đều phải nghĩ đến chứng thực Pháp, có lợi cho việc cứu người hay không, căn bản có gây chướng ngại, can nhiễu, trở ngại cho chúng sinh đắc cứu hay không.
Sư phụ đã dạy chúng ta:
“Vẫn chưa thanh tỉnh ư?! Hãy buông hết các bất mãn của các vị, đó đều là chấp trước của các vị. Hãy cẩn thận cái miệng của các vị. Trong các học viên, thì những lời không ở trong Pháp thì chư vị không xứng nói ra.” (“ Gậy cảnh tỉnh mạnh mẽ”)
Trong thời gian tu luyện Chính Pháp còn lại không nhiều này, mong chúng ta đều có thể hướng nội tìm, nỗ lực làm tốt, để Sư phụ yên tâm hơn một chút, bớt lo lắng hơn một chút.
Trên đây là nhận thức hãn hữu của tôi ở giai đoạn hiện tại, tầng thứ hữu hạn, nếu có gì không phù hợp với Pháp, xin từ bi chỉ chính.
Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”).
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/11/23/452249.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/16/206191.html
Đăng ngày 11-02-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.