Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 02-11-2022] Tu khứ “tự ngã” rất khó. Đôi khi, có những lý do rất chính đáng để bảo vệ “tự ngã”, cứ cho rằng nhận thức của mình là đúng, mình làm thế là đúng. Kỳ thực, đối với người tu luyện Đại Pháp, không phải là bản thân nguyên nhân sự việc trên bề mặt đúng hay không đúng, cái sai ở đây là cứ bám cứng vào chấp trước vào nhận thức của tự ngã.

Tôi từng nghĩ các đồng tu làm kỹ thuật hay cẩn thận “thái quá” về các biện pháp an toàn máy tính, coi rằng biểu hiện an toàn về hình thức đều là biện pháp của người thường, thực ra tâm tính có lậu mới chính là nhân tố không an toàn. Sau đó, tôi mới nhận ra rằng chính sự thiếu hiểu biết của tôi về máy tính và các kiến ​​thức bảo mật khác đã khiến tôi đưa ra kết luận như vậy.

Cách đây vài năm, khi nhà của một đồng tu bị lục soát đột ngột, cảnh sát đã thu giữ một mảnh giấy mà trên đó anh ấy viết địa chỉ email nội bộ và mật khẩu của chúng tôi. May mắn thay, tôi đã thay đổi mật khẩu trước cuộc đột nhập nên không bị tổn thất gì.

Hai năm sau, khi tôi lên Minh Huệ (không biết vấn đề an toàn xuất hiện ở phân đoạn nào) thì bị an ninh quốc gia “theo dõi”, dẫn đến can nhiễu khá lớn. Sau khi nhận ra, niệm đầu tiên tôi nghĩ tới là: khả năng là do các đồng tu đã gọi thẳng tên tôi trong email và lúc gọi điện.

Mỗi khi thấy đồng tu gọi danh xưng và chức vụ công tác người thường của tôi, tôi lại sinh chút oán giận: “Chính niệm mạnh cũng phải lý tính chứ!” Chỉ cảm thấy “tự ngã” của đồng tu thật mạnh, thích gì làm nấy, mà không nghĩ đến phải tìm ở bản thân.

Sau mấy lần như vậy, tôi mới nhận ra: thấy “tự ngã” của người khác, nhất định là mình cũng có vấn đề về phương diện này. Kỳ thực, trong những đồng tu gọi tôi bằng tên và chức danh, có người làm các việc rất thẳng thắn, thản đãng, trong hoàn cảnh tà ác mà chính niệm vẫn rất đầy đủ, ở đâu cũng đường đường chính chính giảng chân tướng, chứng thực Pháp. Nghĩ đến những điều này, rồi ngẫm lại bản thân: tôi là kẻ tư duy phức tạp, làm gì cũng bí bí mật mật, có lúc đã biết rõ việc gì cần biểu đạt ra sao rồi, có thể trực tiếp nói hoặc làm, mà cái tư duy kia dường như vẫn rối rắm, vòng vo mấy vòng.

Tôi biểu hiện thì bình hòa, mà nội tâm lúc nào cũng muốn né tránh mâu thuẫn, phiền phức. Tôi thường khéo đưa đẩy, không muốn đắc tội với người khác, vòng vo để bảo vệ “tự ngã”. Tôi nhận ra ra cái “tự ngã” kia của tôi ẩn tàng vô cùng thâm sâu, người khác không dễ phát hiện ra, bản thân tôi lại càng khó phát giác. Tôi mới nhận thức ra nó mới đây thôi.

Trong gia đình, “tự ngã” của tôi biểu hiện càng rõ rệt hơn. Trong cuộc sống, tôi dùng tiêu chuẩn của người tu luyện để yêu cầu vợ không tu luyện, cứ cho rằng cô ấy tự tư, hẹp hòi, nhiều quan niệm, thiếu trí huệ, vì thế mà mâu thuẫn chồng chất, có lúc còn gay gắt. Đôi lúc, tôi cũng biết đó là biểu hiện của “tự ngã” của tôi, chính là không nhẫn được.

Mãi đến một lần, cảnh sát tìm đến cửa để nói chuyện về “vấn đề Pháp Luân Công”, vợ tôi chủ động nói: “Anh ấy luyện Pháp Luân Công là quyền tự do tín ngưỡng thôi…”, tôi mới nhận ra mình nhìn nhận vợ chủ quan quá. Cô ấy bình thường tranh cãi với tôi không khoan nhượng, bởi vậy, tôi cảm thấy cô ấy can nhiễu tôi làm ba việc, rất tệ, tôi thậm chí còn không biết cô ấy có được Đại Pháp cứu hay không nữa; nhưng khi cảnh sát đến sách nhiễu tôi, cô ấy lại có chính niệm như thế, vào thời khắc then chốt đã đứng về phía Đại Pháp. Tôi chợt nhận ra cách nhìn nhận về cô ấy trước đây là sai rồi, bởi vậy nên rất ân hận. Ân hận vì tu luyện 20 năm rồi, mà vẫn bám cứng vào chấp trước “tự ngã” để tranh luận cao thấp, thắng thua với cô ấy, vậy chẳng phải bằng như người thường rồi sao!

Trong tâm tôi tự trách, thấy rất khó chịu, tôi bắt đầu hướng nội tìm bản thân: trước đây, tôi cứ mãi coi cô ấy là can nhiễu tôi tu luyện, cứ lấy đủ loại lý do, nhận thức siêu việt người thường mà yêu cầu vợ phải thế này thế kia, lúc đuối lý còn lòng vòng tìm cớ các kiểu để biện giải, rồi còn tự cho mình là đúng. Sau một hồi truy xét kỹ lưỡng, càng nghĩ, tôi càng thấy có lỗi với sự từ bi cứu độ của Sư phụ, liền nói với Sư phụ: “Thưa Sư phụ, đệ tử sai rồi, đệ tử sai rồi ạ.” Lúc ấy, tôi có cảm giác thứ gì đó bất hảo bỗng bị tiêu mất, rất dễ chịu. Từ đó trở đi, cái thứ “tự ngã” kia biểu hiện ra dường như không còn mạnh như trước nữa, tôi có thể khắc chế được rồi; có lúc nó còn chưa biểu hiện ra, tôi đã áp đảo được rồi, vì tôi đã có thể ý thức được nó không phải là “chân ngã”.

Nội hàm của “tu luyện” rất tinh thâm và phản ánh trong mọi phương diện. Nếu như các phương diện đều có thể theo kịp, nhất là học Pháp, học thuộc Pháp có thể theo kịp, thì có thể vật chất “tự ngã” không khó tu đến thế. Trên đây là một chút nhận thức và trải nghiệm của tôi về “tự ngã”, nhận thức không nhất định là đúng.

Con xin cảm tạ Sư phụ! Cảm tạ các đồng tu! Hợp thập!

Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”).

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/11/2/451399.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/12/8/205081.html

Đăng ngày 08-02-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share